Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng lạnh của một số Công ty thực phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM HOA SEN (Trang 44 - 46)

Sen

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng lạnh của một số Công tythực phẩm thực phẩm

1.3.1.1. Bài học kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng lạnh hoa quả của Nhật Bản

Người Nhật Bản đòi hỏi rất nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, do đó nhà sản xuất, nông dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, đảm bảo độ tươi ngon và hạn chế tối đa sự dập nát. Chính vì những yêu cầu khắt khe đó mà ngành nông sản của Nhật Bản đã nghiên cứu và phát triển nhiều công nghệ hiện đại trong chuỗi cung ứng lạnh hoa quả để đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, hai hoạt động chính trong chuỗi cung ứng lạnh được nghiên cứu trong bài chính là kho lạnh và vận tải lạnh. Trong quản lý chuỗi cung ứng lạnh của Nhật Bản đã có những thành công nhất định như:

Thứ nhất là sử dụng công nghệ hiện đại trong chuỗi cung ứng lạnh. Nhật Bản đã nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo quản hoa quả trong suốt quá trình từ khi thu hoạch cho đến hoạt động lưu kho và vận tải, chính vì thế trong các hoạt động cần bảo quản lạnh thì Nhật Bản đều sử dụng công nghệ hiện đại để bảo quản tốt nhất, từ đó làm giảm tỷ lệ hư hỏng, tăng thời gian bảo quản cũng như nâng cao chất lượng của hoa quả.

Thứ hai là đầu tư cơ sở hạ tầng cho chuỗi cung ứng lạnh. Trong cả hai hoạt động chính của chuỗi cung ứng lạnh là vận tải lạnh và kho lạnh thì Nhật Bản đều có sự đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng với đầy đủ các trang thiết bị giám sát nhiệt độ. Bên cạnh đó việc xây dựng các kho lạnh ở các nước nhập khẩu hoa quả của Nhật

Bản giúp cho chuỗi cung ứng lạnh được thực hiện xuyên suốt, đảm bảo chất lượng hoa quả đến người tiêu dùng cuối cùng.

Thứ ba là thực hiện quy trình thu hoạch, bảo quản hợp lý. Chính quá trình này giúp giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch; hoa quả ngay sau khi thu hoạch được bảo quản theo đúng tiêu chuẩn sẽ giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khả năng bảo quản lâu hơn. Thứ tư là thực hiện dây chuyền chuỗi cung ứng lạnh khép kín. Một dây chuyền khép kín làm giảm sự chênh lệch nhiệt độ từ đó đảm bảo được nhiệt độ phù hợp trong suốt hành trình vận tải từ người sản xuất đến khách hàng, cung cấp sản phẩm có chất lượng cao nhất đến người tiêu dùng cuối cùng (Nguyễn Thị Yến, 2019).

1.3.1.2. Bài học kinh nghiệm từ mô hình chuỗi cung ứng cá tra, cá basa của Công ty cổ phần thủy sản Bình An

Trong công tác quản lý chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra, Basa của Công ty cổ phần thủy sản Bình An cho thấy sản phẩm cá tra, cá basa của Công ty được sản xuất theo quy trình khép kín. Hoạt động dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và dòng thông tin xuyên suốt chuỗi. Nhờ quy trình này mà Công ty luôn cung cấp những sản phẩm chất lượng quốc tế và đã được thế giới công nhận khi thương hiệu Bianfísco đến tận tay người tiêu dùng tại Mỹ mà không cần thông qua các nhà nhập khẩu trung gian như các Công ty khác.

Mô hình chuỗi cung ứng tích hợp dọc với nhà cung cấp đã tạo ra mối liên kết chặt chẽ, bền vững xuyên suốt quy trình từ khâu con giống tới sản phẩm hoàn chỉnh đạt chất lượng quốc tế được phân phối tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Điều này đã mang lại lợi ích không thể phủ nhận cho bản thân Công ty và cả cộng đồng xã hội. Để thực hiện được điều này Công ty đã đầu tư rất lớn vào cơ sở vật chất và nguồn nhân lực, thực hiện theo chiến lược phát triển bền vững lâu dài. Cụ thể:

- Xây dựng vùng nuôi theo tiêu chuẩn Global GAP

- Xây dựng nhà máy, đầu tư trang thiết bị, dây chuyền hiện đại đạt chất lượng quốc tế.

- Thiết lập Công ty Bình An US trên đất nước Mỹ cùng với chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh có mặt khắp các tụ điểm công cộng nhằm tìm hiểu thực tế nhu cầu của khách hàng.

- Áp dụng những phần mềm chuyên dụng trong quản lý hoạt động SXKD, tài chính, kỹ thuật. Đặt biệt là ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến (RFID) vào quá trình giám sát sản phẩm cá tra và các loại thiết bị phần cứng như cân điện tử tự động, đầu ghi/đọc thẻ nhớ thích hợp; xây dựng hệ thống mạng diện rộng, cơ sở dữ liệu và thiết kế các mô đun phần mềm trung gian để hệ thống RFID giao tiếp được với phần mềm quản lý và tích hợp cơ sở dữ liệu phục vụ cho hệ thống TXNG của sản phẩm.

- Đưa cán bộ sang Singapore đào tạo về các tiêu chuẩn quốc tế, kỹ năng làm việc, phương pháp sản xuất mới. Đồng thời cử người sang Thái Lan học hỏi về quy trình truy xuất nguồn gốc nhằm hoàn thiện các khâu, từ sản xuất đến xuất khẩu một cách bài bản theo hướng quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM HOA SEN (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w