Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM HOA SEN (Trang 48 - 56)

Ra đời vào năm 1997, Công ty cổ phần Chế Biến Thực Phẩm Hoa Sen có khoảng 1.000 cán bộ công nhân viên. Năm 2015 Hoa Sen thành lập chi nhánh tại Hà Nội để phát triển thị trường phía Bắc. Hoa Sen hiện là đối tác với những tập đoàn thực phẩm lớn tại Nhật Bản như Nichirei Food, Toridoll.

Ngành nghề chính của Công ty là chế biến thực phẩm ăn sẵn, thủy hải sản đông lạnh, sản phẩm cấp đông xuất khẩu cho các Công ty lớn của Nhật và cung ứng cho các chuỗi nhà hàng, siêu thị tiện lợi trong nước.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Nguồn: Phòng Tổng hợp, 2019 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban

Phòng kinh doanh:

- Nghiên cứu thu thập thông tin về thị trường về đối thủ cạnh tranh và thực hiện các công việc tiếp cận thị trường, tiếp cận khách hàng.

- Đưa ra các chiến lược về việc mở rộng phát triển thị trường. Xây dựng và phát triển các mối quan hệ với khách hàng. Định hướng tìm kiếm và phát triển khách hàng mới thuộc nhóm khách hàng mục tiêu của Công ty.

- Kết hợp với các phòng ban trong công ty để có thể đảm bảo được việc thực hiện được đúng quy trình và tiến độ sản xuất sản phẩm hoàn thành đúng thời hạn của đơn đặt hàng.

- Đưa ra các chiến lược về marketing, đồng thời đưa ra các biện pháp nâng cao tính hiệu quả kinh doanh trong các thời điểm cụ thể.

- Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về các hoạt động phát triển bán hàng của doanh nghiệp theo nhiệm vụ đã được giao.

- Tham mưu xây dựng các chính sách bán hàng, các chính sách về giá bán, chương trình khuyến mãi, chiết khấu, tiếp thị nhằm đưa mục tiêu về bán hàng đạt kế hoạch.

- Xem xét, giải quyết khiếu nại, bồi thường và hàng trả lại đối với người tiêu dùng.

- Theo dõi, đánh giá sự thỏa mãn của kênh phân phối và người tiêu dùng.

Phòng tổng hợp :

- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Công ty

- Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tài chính và đề xuất biện pháp phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Theo dõi quản lý tài sản, nguồn vốn các nguồn lực tài chính, soát sét định kỳ phản ánh chính xác chi phí lợi nhuận của công ty

- Theo dõi kiểm tra hàng tồn kho, chất lượng hàng từ kho đến khi tới tay khách hàng.

- Theo dõi, quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng, bố trí lao động đảm bảo nhân lực cho sản xuất, sa thải nhân viên và đào tạo nhân viên mới. Chịu trách nhiệm soạn thảo và lưu trữ các loại giấy tờ, hồ sơ, văn bản, hợp đồng của Công ty và những thông tin có liên quan đến Công ty. Tiếp nhận và theo dõi các công văn, chỉ thị, quyết định.

- Tổ chức, triển khai, thực hiện nội quy lao động của Công ty, theo dõi quản lý lao động, đề xuất khen thưởng. Thực hiện các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động như lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi.

- Theo dõi, quản lý cơ sở vật chất, tài sản thuộc văn phòng Công ty. Đề xuất trang bị mới hoặc bổ sung, sửa chữa các trang thiết bị bảo đảm điều kiện nơi làm việc

Theo dõi, quản lý hồ sơ cán bộ – công nhân và các hồ sơ, tài liệu thuộc lĩnh vực liên quan.

- Soạn thảo, trình Tổng giám đốc ký các văn bản thuộc lĩnh vực công tác của phòng. Tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ, tài liệu của Công ty và tài liệu có nguồn gốc bên ngoài theo quy định. Trực tiếp thực hiện công tác lễ tân, tiếp khách đến làm việc, giao dịch ở Công ty.

Phòng sản xuất :

Bộ phận phát triển sản phẩm

- Tham gia xây dựng chiến lược, kế hoạch nghiên cứu phát triển sản phẩm cùng với phòng kinh doanh.

- Nghiên cứu & cải tiến sản phẩm hiện tại

- Nghiên cứu chọn và thay thế nguyên liệu đầu vào phù hợp và hiệu quả nhất - Nghiên cứu, cải tiến & phát triển bao bì sản phẩm. Tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty về công nghệ sản phẩm

- Tham gia thiết lập tiêu chuẩn sản phẩm hoàn thiện, quy trình sản xuất và nguyên liệu với bộ phận sản xuất

- Hỗ trợ kỹ thuật sản xuất sản phẩm

- Tham gia đánh giá chất lượng sản phẩm nội bộ và ngoài thị trường - Làm thủ tục công bố chất lượng sản phẩm mới

- Kiểm tra và giám sát chất lượng sản phẩm

Bộ phận sản xuất

- Lên kế hoạch sản xuất và triển khai tổ chức sản xuất sau khi tiếp nhận kế hoạch tổng thể từ cấp trên. Chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng hàng hóa

- Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị, vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm, kho bãi, hàng hóa thuộc xưởng quản lý.

Phòng kỹ thuật:

- Chịu trách nhiệm về lắp đặt, cài đặt, sửa chữa, nâng cấp thiết bị tin học, thiết bị mạng; trực tiếp phân bổ kết nối mạng; quản lý, đảm bảo cơ sở hạ tầng về kỹ thuật.

- Phối hợp Phòng Tổ chức - Hành chính triển khai thực hiện các phần mềm quản lý

- Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, lắp đặt máy sản xuất đảm bảo an toàn, chất lượng, khối lượng và hiệu quả kinh tế trong toàn Công ty;

- Quản lý sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty.

2.1.3. Đặc điểm hoạt động

2.1.3.1. Các thiết bị máy móc chính trong doanh nghiệp

Hiện nay Công ty được trang bị khá đầy đủ các máy móc thiết bị để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm của Công ty. Các thiết bị máy móc đều có xuất xứ rõ ràng, số lượng máy móc đủ để đảm bảo được khối lượng công việc. Các máy móc phần lớn đều được sản xuất tại Nhật Bản, Đức và còn khá mới. Số liệu cụ thể được thể hiện qua Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Các thiết bị máy móc chính trong Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hoa Sen

Tên máy móc Số lượng Xuất xứ Năm đưa vào sử dụng

Máy duỗi tôm 2 Trung Quốc 2009

Máy làm lạnh nhanh 4 Đức 2013

Máy nhồi xúc xích 2 Đức 2016

Máy xông khói 4 Trung Quốc 2015

Máy dán mép, máy ép chân

không 3 Nhật 2010

Hệ thống lưu trữ hàng đông,

hàng mát 5 Nhật 2014

Tổng 20

Nguồn: Công ty cổ phần CB thực phẩm Hoa Sen, 2019 2.1.3.2. Đặc điểm nguồn nhân lực

Con người là tài sản quan trọng của mỗi DN. Theo quan điểm quản lý hiện đại, nhiều DN đánh giá cao vai trò, vị trí của con người và nhìn nhận đây chính là yếu tố cốt lõi làm nên thành công của DN. Nguồn nhân lực có trình độ cao, được bố trí một cách phù hợp chính là điều kiện góp phần nâng cao năng suất lao động và là giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN. Thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang trên đà phát triển; các DN đã và đang áp dụng các máy móc, trang thiết bị hiện đại vào quá trình sản xuất. Tuy nhiên yếu tố con người, lao động là không thể thiếu và luôn là yếu tố quyết định.

Công ty hiện tại đang áp dụng theo phương pháp chế biến thủ công mà chưa có dây chuyền sản xuất tự động, do đó lao động là một bộ phận không thể thiếu trong Công ty. Để sản xuất ra thành phẩm thì đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận với nhau.

Tính đến cuối năm 2019, số lượng lao động tại Công ty đã lên tới 1.108 lao động. Đây là con số rất lớn đối với một doanh nghiệp chế biến thực phẩm.

Bảng 2.2. Quy mô và cơ cấu lao động của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hoa Sen Đơn vị: Lao động, % Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 916 100 981 100 1108 100 1. Phân theo tính chất Trực tiếp 761 83,08 812 82,77 924 83,39 Gián tiếp 155 16,92 169 17,23 184 16,61 2. Giới tính Nam 387 42,25 415 42,30 450 40,61 Nữ 529 57,75 566 57,70 658 59,39 3. Hình thức lao động Lao động chính thức 754 82,31 811 82,67 922 83,21 Lao động tạm thời 162 17,69 170 17,33 186 16,79 4. Phân theo trình độ Đại học và sau đại học 81 8,84 92 9,38 98 8,84 Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp 103 11,24 116 11,82 131 11,82 Lao động phổ thông 732 79,91 773 78,80 879 79,33 Nguồn: Phòng Tổng hợp, 2019 Do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hoa Sen luôn được mở rộng, cùng với đó nhu cầu về lao động cũng có xu hướng gia tăng nhanh chóng qua các năm. Cụ thể, năm 2017, số lượng lao động của Công ty đạt 916 lao động. Đến năm 2018, số lượng lao động tiếp tục tăng lên và đạt 981 lao động và tiếp tục tăng lên 1.108 lao động vào năm 2019.

Để hiểu rõ hơn tình hình chất lượng lao động của Công ty trong 3 năm qua ta tiến hành phân tích cơ cấu lao động của Công ty cụ thể sự biến động lao động của Công ty phân theo trình độ để thấy chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Công ty trong thời gian sắp tới.

Theo tính chất công việc thì người lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng chủ yếu. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2019 có 924 lao động trực tiếp, chiếm tỷ lệ lên tới 83,39%. Điều này phù hợp với đặc thù của công ty xây dựng khi mà nhân công trực tiếp luôn chiếm chủ đạo và ảnh hưởng quyết định đến hoạt động của Công ty.

Phần lớn lao động tại Công ty là lao động nữ. Số liệu thống kê trong bảng 2.1 cho thấy, lao động nữ tại công ty chiếm tỷ trọng khoảng 60%. Trong khi đó, lao động nam chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 40%.

Hình thức lao động chính thức chiếm tỷ lệ chủ yếu. Điều này đã tạo sự ổn định về lao động trong Công ty.

Đại học và sau đại học: chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lao động và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Điều này cũng dễ hiểu vì Công ty chủ yếu làm sản phẩm bằng thủ công nên cần công nhân ở xưởng nhiều hơn. Nhưng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành chế biến thủy sản nói riêng thì lao động có trình độ đại học đã tăng qua các năm từ 81 lao động vào năm 2017 (Chiếm tỷ lệ 8,84%) đã tăng lên 113 lao động vào năm 2019 (chiếm tỷ lệ 10,20%).

Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp: có xu hướng giảm trong giai đoạn 2017 – 2019 từ 103 lao động (chiếm tỷ lệ 11,24%) giảm xuống còn 96 lao động (chiếm tỷ lệ 8,66%). Điều này cho thấy nhóm lao động này không được chú trọng tuyển dụng trong DN trong 3 năm gần đây.

Công nhân có trình độ phổ thông: chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng lên qua các năm từ 732 lao động trong năm 2017, chiếm tỷ lệ 79,91% đã tăng lên 899 lao động, chiếm tỷ lệ 81,14 %. Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của Công ty hoạt động trong lĩnh vực chế biến thực phẩm nên công nhân là chính, họ không cần có trình độ học vấn quá cao mà chỉ cần biết và thực hiện đúng các quy trình trong khâu sản xuất. Đây chính là tiêu chí được Công ty chú trọng trong tuyển dụng. Tóm lại lao động chính là một yếu tố quan trọng nhất trong tất cả các yếu tố đầu vào của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tuyển dụng thêm lao động hay không phụ thuộc vào quy mô và chiến lược phát triển của Công ty. Như đã phân

tích ở trên cho thấy lao động của Công ty đang ngày càng tăng lên chứng tỏ Công ty đang hoạt động có hiệu quả và có thể mở rộng quy mô sản xuất trong tương lai.

2.1.3.3. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ

Hiện nay, ở Việt Nam có lợi thế về công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; được đánh giá là ngành đang có đà phát triển tốt với nhu cầu lớn về thu hút vốn và công nghệ. Đây cũng là một trong những nhóm ngành công nghiệp chính được Chính phủ Việt Nam lựa chọn ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2025, tầm nhìn 2035. Công ty Hoa Sen là một công ty chế biến các loại thực phẩm ăn liền, đông lạnh cũng tăng cường phát triển mạnh mẽ và mở rộng thị trường.

Hiện tại Công ty Hoa Sen đang mở rộng mạng lưới phân phối trên thị trường. Theo đó, thị trường tiêu thụ của công ty Hoa Sen rộng khắp trên cả nước trong đó tập trung chủ yếu trên 2 thị trường là thị trường Hà Nội và thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Đối với thị trường xuất khẩu hiện tại công ty Hoa Sen xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Nhật Bản. Bên cạnh đó, công ty còn xuất khẩu sang thị trường Thái Lan nhưng sản lượng xuất khẩu trên thị trường này chưa thực sự cao.

Đơn vị: % 2017 2018 2019 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 4.3 7.2 8.6 61.2 56.3 52.8 34.5 36.5 38.6

Hình 2.2. Cơ cấu doanh thu theo thị trường tiêu thụ của công ty Hoa Sen giai đoạn 2017 - 2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM HOA SEN (Trang 48 - 56)