Lập kế hoạch chuỗi cung ứng thủy hải sản đông lạnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM HOA SEN (Trang 60 - 65)

Việc xây dựng kế hoạch chung của chuỗi cung ứng sản phẩm thủy hải sản đông lạnh phải đáp ứng được nhu cầu hoạt động trong toàn chuỗi cung ứng. Việc lập kế hoạch toàn chuỗi cung ứng phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đồng thời đảm bảo tính phát triển ổn định, bền vững của toàn chuỗi cung ứng. Kế hoạch của chuỗi cung ứng thủy hải sản đông lạnh được xem là thành công khi tổng thời gian thực hiện chuỗi cung ứng là thấp nhất, nhưng lợi nhuận toàn chuỗi cung ứng là cao nhất. Để đảm bảo khả năng phát triển bền vững, việc lập kế hoạch phải hướng đến việc cân bằng các yếu tố cung cầu trên thị trường, giữa nhu cầu khách hàng và nhà cung cấp.

Việc lập kế hoạch phải được thực hiện đầu tiên trong tất cả các quá trình của chuỗi cung ứng. Để lập kế hoạch hiệu quả thì kế hoạch cần dựa trên những thông tin phản hồi từ thị trường, nhà cung cấp, nhà sản xuất để từ đó phân tích đánh giá thông tin và xác định những kế hoạch cụ thể, với 5 quá trình là: 1/Hoạch định nhu cầu chung của chuỗi cung ứng, 2/Hoạch định nguồn cung cấp nguyên liệu của chuỗi cung ứng, 3/Sản xuất, 4/Giao hàng, 5/Quản lý hàng trả về.

Mỗi bộ phận tham gia trong chuỗi đều phải xây dựng các kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu chung của chuỗi là giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận. Để xây dựng kế hoạch khả thi thì các đối tượng trong chuỗi cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu phần lớn các đối tượng trong chuỗi chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể, trong đó:

- Đối với bộ phận khai thác: Việc lập kế hoạch chưa được chú trọng và chưa mang tính liên kết toàn chuỗi cung ứng. Việc khai thác phần lớn mang tính tự do, truyền thống. Kế hoạch của khai thác mới chỉ dừng lại ở việc dự tính thời gian và chi phí cho mỗi chuyến khai thác. Các chỉ tiêu, kế hoạch về số lượng, chủng loại, nhu cầu của sản phẩm khai thác đều không được quan tâm và đề cập đến. Kế hoạch khai thác mang tính độc lập với toàn chuỗi cung ứng.

- Đối với chủ vựa: Số ít chủ vựa có xây dựng kế hoạch về chỉ tiêu tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nhưng xét về tổng thể thì các chủ vựa vẫn chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể. Kế hoạch của chủ vựa phần lớn không chú trọng đến yếu tố cung cầu trên thị trường, không hoạch định sẵn về chủng loại và số lượng sản phẩm do không liên kết chặt chẽ với các đối tượng khác trong chuỗi cung ứng. Tương tự như khai thác, kế hoạch của chủ vựa vẫn mang tính độc lập.

Bảng 2.4. Kế hoạch sản xuất thủy hải sản đông lạnh của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hoa Sen giai đoạn 2017 – 2019

Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch2019/2018 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Sản lượng Thu mua Tấn 2.275 2.415 2.646 140 6,15 231 9,57 Chế biến Tấn 1.131 1.242 1.349 111 9,81 107 8,62 TT trong nước Tấn 281 302 330 21 7,47 28 9,27 Xuất khẩu Tấn 850 940 1.019 90 10,59 79 8,40

Lợi nhuận Triệuđồng 31.025 31.025 38.322 42.100 7.297 23,52

3.778

- Kế hoạch của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Hoa Sen: có bước tiến cao hơn so với khai thác và chủ vựa vì Công ty có xây dựng kế hoạch về chỉ tiêu sản lượng, doanh thu và lợi nhuận. Nhưng kế hoạch của Công ty vẫn còn nhiều hạn chế do chưa có sự cân đối giữa các đối tượng trong chuỗi. Việc lập kế hoạch của Công ty vẫn dựa vào chỉ tiêu chung và tình hình kinh doanh của năm trước. Kế hoạch chưa quan tâm đến việc cân đối cung cầu của thị trường. Tính liên kết với các bộ phận, đối tượng trong chuỗi cung ứng chưa cao nên việc xây dựng kế hoạch còn nhiều bất cập.

Số liệu trên bảng 2.4 cho thấy, kế hoạch sản xuất đã đưa ra những con số khá cụ thể về sản lượng thu mua, chế biến, và bán ra bên ngoài thị trường. Các chỉ tiêu đặt ra đều có xu hướng gia tăng qua các năm. Cụ thể, sản lượng thu mua cũng tăng từ 2.275 tấn vào năm 2017 lên 2.646 tấn vào năm 2019. Sản lượng chế biến tăng từ 1.131 tấn (năm 2017) tăng lên 1.349 tấn. Đối với mặt hàng thủy hải sản đông lạnh được xuất khẩu là chủ yếu, đặc biệt sang thị trường nhật bản. Theo đó, sản lượng tiêu thụ trong nước theo kế hoạch chỉ chiếm trên 20%. Còn lại khoảng gần 80% sản lượng được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Qua bảng tổng hợp về tình hình lập kế hoạch và thực hiện chuỗi cung ứng thủy hải sản đông lạnh ta trong Bảng 2.4 cho thấy:

Về chỉ tiêu sản lượng: Hầu hết sản lượng thu mua, chế biến và XK thực hiện

được đều không đạt chỉ tiêu đề ra. Nguyên nhân là do khai thác thủy hải sản có sự biến động qua từng năm đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thu mua và sản xuất của Công ty. Cụ thể là năm 2017 sản lượng thu mua vượt chỉ tiêu 4,8%, sản lượng chế biến và tiêu thụ không đạt chỉ tiêu. Sang năm 2018, 2019 hầu hết các chỉ tiêu đề ra đều không đạt được. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện đã giảm xuống.

Chỉ tiêu lợi nhuận: Tình hình biến động lợi nhuận so với kế hoạch đề ra cũng

giống với các chỉ tiêu về sản lượng. Cụ thể là năm 2017 lợi nhuận thực hiện chỉ đạt 29.035 triệu đồng, thấp hơn con số 31.025 triệu đồng là 6,4%. Đến năm 2018, lợi

nhuận thực hiện cũng thấp hơn 4% so với kế hoạch và đến năm 2019, lợi nhuận thực hiện cũng chỉ đạt 41.563 triệu đồng, thấp hơn 1,3% so với kế hoạch.

2017 – 2019 Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch (%) Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch (%) Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch (%) Sản lượn g Thu mua Tấn 2.275 2.385 4,8 2.415 2335 -3,3 2.646 2.612 -1,3 Chế biến Tấn 1.131 1.098 -2,9 1.242 1187 -4,4 1.349 1.328 -1,6 TT trong nước Tấn 281 245 -12,8 302 291 -3,6 330 335 1,5 Xuất khẩu Tấn 850 853 0,4 940 896 -4,7 1.019 993 -2,6

Lợi nhuận Triệu

đồng 31.025 29.035 -6,4 38.322 36.784 -4,0 42.100 41.563 -1,3

Đánh giá chung về thực trạng hoạt động lập kế hoạch chuỗi cung ứng đối với mặt hàng thủy hải sản đông lạnh của Công ty:

Ưu điểm: Quy trình lập kế hoạch chuỗi cung ứng đơn giản và nguồn thông tin phục vụ cho dự báo đa dạng và khá tin cậy. Nhờ vậy, bộ phận kinh doanh có thể nhanh chóng lập được kế hoạch bán hàng khá chính xác, điều này cũng góp phần giúp cho các kế hoạch tài chính được đảm bảo.

Nhược điểm: Việc lập kế hoạch dựa vào sản lượng bán được của năm trước và do bộ phận kinh doanh lập nên tính chủ quan còn khá cao, chỉ dựa phần lớn vào kế hoạch bán hàng, không xây dựng kế hoạch sản xuất cung ứng phòng khi đơn hàng gấp và đột xuất. Việc lập kế hoạch chưa bám sát với thực tế, việc dự báo nhu cầu trong nước và xuất khẩu vẫn chưa thực sự chính xác. Điều này được thể hiện qua kết quả thực hiện không đạt được so với kế hoạch đặt ra của Công ty trong giai đoạn 2017 – 2019.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM HOA SEN (Trang 60 - 65)