- Phạm vi nghiên cứu:
PHỔ THÔNG CÔNG LẬP
1.1. Chi thườngxuyên ngân sách nhà nước cho trường trung học phổ thông công lập
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017) “Trường trung học phổ thông là cơ sở giáo dục phổ thông dạy từ lớp 10 đến lớp 12, bảo đảm đủ các điều kiện như: cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học, nhân viên hành chính, bảo vệ, y tế...; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính, nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước; thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục”. Các loại hình trường THPT tại Việt Nam bao gồm trường công lập và trường tư thục. Trong đó, trường c ông lập là trường do nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên. Như vậy, trường trung học phổ thông công lập là trường dạy từ lớp 10 đến lớp 12 do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.
NSNN là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời, tồn tại và phát triển trên cơ sở sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Luật NSNN số 83/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015 đã xác định: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Theo đó, NSNN có thể hiểu là một kế hoạch tài chính quốc gia bao gồm chủ yếu các khoản thu và chi của Nhà nước được mô tả dưới hình thức cân đối bằng giá trị tiền