Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOÀNG QUỐC VIỆT, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 62 - 66)

- Phạm vi nghiên cứu:

2 679 616 90,7 681 644 94,5 Chi mua sắm, sửa

2.3.1. Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu quản lý

Bảng 2.11: Tình hình thực hiện dự toán được giao tại trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị: Triệu đồng Năm Dự toán được giao Chấp hành dự toán Chấp hành/ dự toán (%)

Quyết toán được duyệt Quyết toán/chấp hành (%) 2017 9.021 8.877 98,4 8.877 100 2018 7.884 7.862 99,7 7.862 100 2019 10.333 10.305 99,7 10.305 100

Nguồn: Trường THPT Hoàng Quốc Việt

Nhìn vào bảng 2.11 cho ta thấy việc chấp hành dự toán qua các năm đều đạt tương đối cụ thể năm 2017 đạt 98,4 %, năm 2018 đạt 99,7%, năm 2019 đạt 99,7 % lý do vì qua các năm tiền chế độ cho học sinh thừa và số dự toán đó theo sự chỉ đạo của ngành không được sử dụng vào nội dung khác trong năm dẫn tới việc chấp hành dự toán thực hiện ít hơn với dự toán được giao. Việc quyết toán chi thường xuyên NSNN tại trường qua các năm đạt 100% vì trường đóng trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nên các nội dung chi chủ yếu là chi cho con người, chế

Trưởng Ban thanh tra nhân dân:

“Việc thanh tra, kiểm tra luôn được quan tâm và chú trọng nhất là đối với việc chi thường xuyên NSNN. Việc kiểm soát này đã hạn chế, ngăn ngừa và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, những vi phạm trong việc sử dụng NSNN, hạn chế tiêu cực và thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, công tác kiểm soát nội bộ chưa bảo đảm sâu sát (thành viên thanh tra chưa được đào tạo).

độ chính sách của giáo viên và học sinh. Nhà trường chi đúng đủ theo quy định của Nhà nước.

2.3.2. Điểm mạnh

Về lập dự toán chi thường xuyênNSNN:

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, tình hình tăng, giảm quân số và các yếu tố khác, Hiệu trưởng đã chỉ đạo các bộ phận có liên quan kết hợpvới bộ phận Kế toán nhà trường lập dự toán chi NSNN gửi Phòng Kế hoạch - Tài chính Sở Giáo dục và Đào Tạo. Trình tự lập và nộp dự toán chi NSNN đúng quy định của Bộ Tành Chính và Sở Giáo dục và Đào tạo.

Dự toán chi NSNN đã căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, các yếu tố định mức, tiêu chuẩn, giá cả hiện hành, các văn bản hướng dẫn của cấp trên, về khả năng đảm bảo và thực tiễn… để xác định từng chỉ tiêu cụ thể; đối với các nội dung chi phức tạp đã có các báo cáo thuyết minh kèm theo giải trình cơ sở, căn cứ tính toán.

Về chấp hành dự toán chi thường xuyênNSNN:

Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt đã có nhiều cố gắng trong điều hành dự toán, bám sát dự toán chi NSNN được cấp, việc chi kịp thời cho các bộ phận nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ đơn vị được giao. Các bộ phận tổ chức thực hiện tốt kinh phí được cấp, nội dung chi đúng dự toán đã được phê duyệt. Các nội dung chi khá cụ thể, rõ ràng, về cơ bản sát với nội dung công việc thực tế tại đơn vị, mức chi quy định phù hợp với tình hình biến động giá cả thị trường, tạo điều kiện thuận lợi, chủ động trong tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ.Trong những năm qua nhà trường đã thực hiện các giải pháp đảm bảo đủ kinh phí cho những nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ sát với các nhiệm vụ thực tế, mức chi hợp lý.

Các nhiệm vụ chuyên môn được giao trong kế hoạch đều được cấp đủ kinh phí, đúng thời gian, công khai phân bổ từ đầu năm. Đồng thời chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên và học sinh được thực hiện đầy đủ, đúng quy định. Các khoản chi về hàng hoá, dịch vụ được thực hiện tiết kiệm, hiệu quả, vừa đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao, vừa tiết kiệm kinh phí.

Bảo đảm chi ngân sách đúng, đủ và kịp thời, đã xác định rõ trọng tâm, trọng điểm và thứ tự ưu tiên bố trí kinh phí. Quản lý chi tiêu ngân sách chặt chẽ, sử dụng

64

đúng mục đích, nội dung, bảo đảm tiết kiệm có hiệu quả.

Về quyết toán chi thường xuyênNSNN:

Trường đã thực hiện quyết toán tháng, quý có nề nếp, chất lượng ngày càng cao, bảo đảm thời gian quy định. Quy chế chi tiêu nội bộ quy định cụ thể, rõ ràng định mức chi, khá phù hợp với tình hình thực tế và khả năng tài chính của đơn vị. Do được giao quyền tự chủ cho đơn vị nên việc chi các khoản chi thường xuyên Hiệu trưởng được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Trong quá trình áp dụng quy chế chi tiêu nội bộ, đơn vị chủ động tiếp thu ý kiến đóng góp của cán bộ viên chức để sửa đổi, hoàn thiện Quy chế. Điều này giúp cho bộ phận kế toán phản ánh chính xác hơn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hạn chế tiêu cực trong thu-chi và công tác thanh toán.

Bên cạnh đó, trường đã phát huy hiệu quả quyền tự chủ sắp xếp và sử dụng nhân lực, tiết kiệm chi thường xuyên, năng động trong khai thác các nguồn thu.. .bổ sung nguồn kinh phí hoạt động.

Nhà trường lập báo cáo quyết toán năm bảo đảm chất lượng, số liệu đề nghị quyết toán là số đã phản ánh trên sổ kế toán của đơn vị, mẫu biểu thống nhất theo đúng quy định, đã giải trình rõ nguyên nhân thừa, thiếu NS, đánh giá được kết quả chi NS.

Về kiểm soát chi thường xuyênNSNN:

Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra chi đã được quan tâm hơn, đặc biệt chú ý giám sát chi ở khâu chi thường xuyên, kiểm tra chứng từ chi tiêu, thẩm tra số liệu quyết toán nên tình trạng chi sai nội dung, chi quá ngân sách, chứng từ chi tiêu không bảo đảm tính pháp lý đã được khắc phục kịp thời.

Việc triển khai thực hiện kế hoạch và thanh tra, kiểm tra, quyết toán tại đơn vị được thực hiện đúng chính sách, chế độ của Nhà nước về quy trình, thủ tục và thời hạn.

Hàng năm được Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định quyết toán ngành kiểm tra xét duyệt và ra thông báo kết luận công tác kế toán tại trường thực hiện đầy đủ các quy định, sử dụng kinh phí đúng mục đích, chứng từ sổ sách rõ ràng, chế độ chính sách, mức chi được xây dựng và công khai đến toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh cũng như các ngành có liên quan.

Công tác kiểm tra, kiểm soát đối với quản lý chi thường xuyên tại Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt chu trình quản lý chi thường xuyên, từ khâu lập kế hoạch đến chấp hành và quyết toán. Trong đó:Trường tự thực hiện kiểm tra tài chính hằng năm với các nội dung theo quy định; cơ quan tài chính kiểm tra dự toán, thẩm định báo cáo quyết toán. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên tại trường.

2.3.3. Hạn chế

Về lập dự toán chi thường xuyên NSNN

Trong xây dựng dự toán ngân sách, một số nội dung tính toán thiếu căn cứ thực tế, không sát yêu cầu nhiệm vụ (Chế độ chính sách cho học sinh theo NĐ 116/2016/NĐ-CP), việc xây dựng dự toán chi chưa đầy đủ, chất lượng chưa cao vì biên giao đầu năm và thực hiện trong năm thay đổi do việc điều động giáo viên, nhân viên.

Việc áp dụng phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ mặc dù có ưu điểm là rất rõ ràng, dễ hiểu và dễ vận dụng, được xây dựng tương đối ổn định, tạo điều kiện, cơ sở bền vững cho nhà quản lý trong việc điều hành mọi hoạt động nhưng hạn chế của nó là thường thích hợp với những hoạt động mang tính ổn định, không phản ánh chính xác nhiệm vụ thực tế của năm kế hoạch. Do đó, để thực hiện đổi mới quản lý chi thường xuyên theo yêu cầu của cơ chế tự chủ tài chính, đơn vị có thể nghiên cứu áp dụng phương pháp lập dự toán mới, dựa trên các nhiệm vụ, mục tiêu của năm kế hoạch, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Chất lượng dự toán chưa sát với thực tế (thường lấy số dự toán giao năm trước ước thêm với một tỷ lệ nhất định để lập dự toán năm sau mà chưa căn cứ vào việc điều chỉnh giảm hay bổ sung nhiệm vụ chi; vào việc thay đổi chế độ, chính sách, định mức chi tiêu của nhà nước) chưa có căn cứ dẫn đến tình trạng nhà trường phải điều chỉnh dự toán nhiều lần trong năm.

Về chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN

Trong chấp hành ngân sách, chi tiêu sử dụng kinh phí được cấp vẫn còn hiện tượng chi sai mục đích, nội dung kinh phí. Việc điều hành chi ngân sách giữa các tháng, các quý của các đơn vị chưa hợp lý, vẫn còn tình trạng chi dồn ngân sách vào các tháng đầu năm và cuối năm.

66

Về quy chế chi tiêu nội bộ chưa bao quát đầy đủ các nội dung chi, gây khó khăn trong công tác điều hành quản lý chi. Ví dụ: như các khoản chi tiếp khách, chi phí thuê mướn không thường xuyên... vẫn chưa có quy định cụ thể về định mức chi. Tình trạng này dẫn tới việc thực hiện chi cho các mục chi chưa có quy định cụ thể, không có tính ổn định, khoa học mà phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan, như vậy rất khó kiểm soát.

Về quyết toán chi thường xuyên NSNN:

Thanh quyết toán kinh phí nghiệp vụ và thanh quyết toán một số công trình xây dựng cơ bản, công trình có tính chất xây dựng cơ bản còn chậm. Bộ phận kế toán nhà trường chưa được đào tạo sâu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, còn phải vừa thanh toán vừa nghiên cứu. Thủ tục quyết toán một số nội dung thiếu chặt chẽ. Công tác kiểm tra, thanh tra tài chính có mặt còn hạn chế.

Về kiểm soát chi thường xuyên NSNN:

Ban thanh tra nhân dân, kiểm tra nội bộ chủ yếu là các đồng chí từ giáo viên chưa được đào tạo về lĩnh vực tài chính, nên việc kiểm tra vẫn còn thiếu sót. Trong ban thanh tra, kiểm tra nội bộ chỉ biết áp dụng, hay nói cách khác là vận dụng chủ yếu vào quy chế chi tiêu nội bộ, chưa có sự sáng tạo trong việc kiểm tra, sắp sếp chưa được khoa học.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOÀNG QUỐC VIỆT, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w