Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOÀNG QUỐC VIỆT, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 84 - 90)

- Bộ phận làm công tác tài chính kế toán trongtrường hiện nay chưa đảm bảo yêu cầu về số lượng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị trong

3.3.2.Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương

VIỆT, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.3.2.Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương

Để hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước và hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại mỗi đơn vị thì các quy định, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước đóng vai trò là cơ sở, nền tảng. Nếu các cơ chế chính sách không phù hợp hay còn tồn tại những bất hợp lý có thể là rào cản gây khó khăn cho các đơn vị sự nghiệp nói chung và các trường Trung học phổ thông nói riêng trong quá trình hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên và thực hiện tự chủ về tài chính. Vì vậy, sự can thiệp gián tiếp của Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách là rất quan trọng, tạo động lực cho các đơn vị trong quá trình tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên và thực hiện tự chủ. Để tạo điều kiện cho các trường hoàn thiện cơ chế tự chủ tại đơn vị mình, cần thực hiện các nội dung sau:

Thứ nhất, không nên quy định giới hạn về tổng thu nhập hàng năm trả cho người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện cơ chế tự chủ.

Mặc dù Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, biên chế và tài chính vừa mới được ban hành có quy định giới hạn trần tối đa về tổng mức thu nhập hàng năm trả cho người lao động trong đơn vị không quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc chức vụ trong năm do Nhà nước quy định. Tuy nhiên Nhà nước nên mở rộng quy định này nhằm thúc đẩy các đơn vị đẩy mạnh phát triển các hoạt động sự nghiệp đóng góp tích cực vào thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp. Nếu Nhà nước vẫn quy định giới hạn trần về tổng mức thu nhập trong năm trả cho người lao động thì sẽ làm hạn chế động lực phát triển, làm giảm động lực thúc đẩy các đơn vị thực hiện chủ trương tăng thu, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của các hoạt động sự nghiệp.

Mặt khác, quy định về giới hạn trần tối đa về tổng mức thu nhập hàng năm trả cho người lao động trong đơn vị nhằm hạn chế tình trạng các đơn vị chỉ vì lợi ích trước mắt tăng thu nhập cho người lao động mà chưa tích cực quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ.

Thứ hai, Nhà nước cần tiếp tục xây dựng các văn bản bổ sung, đồng bộ hơn nữa để các đơn vị sự nghiệp công lập có hành lang pháp lý để có thể hoạt động tốt và đạt được mục tiêu đề ra. Xây dựng và hướng dẫn mẫu báo cáo quyết toán chung thống nhất cho tất cả các đơn vị. Trong mẫu báo cáo quyết toán đó phải thể hiện được cả phần thu chi từ nguồn NSNN cấp và phần thu chi từ nguồn thu sự nghiệp;

Thứ ba, hoàn thiện các quy định về phân cấp, phân quyền quản lý và sử dụng biên chế, hợp đồng lao động, trao quyền thực sự cho Thủ trưởng đơn vị sắp xếp vị trí việc làm trong đơn vị nhằm tạo cho đơn vị chủ động thực sự trong thực hiện nhiệm vụ.

Thứ tư, sửa đổi, bổ sung những quy định về tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với thực tiễn và tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp khi đổi mới cơ chế quản lý chi thường xuyên. Hệ thống văn bản quy định các tiêu chuẩn, chế độ, định mức đã bộc lộ những bất cập, lạc hậu gây rất nhiều khó khăn cho các đơn vị sự nghiệp nói chung và các trường trung học phổ thông nói riêng khi thực hiện cơ chế quản lý theo hướng tự chủ tài chính. Vì vậy, sửa đổi, ban hành các định mức, tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay là yêu cầu khách quan nhằm tạo ra cơ chế thuận lợi hơn cho các trường thực hiện quyền tự chủ tài chính của mình. Việc xây dựng các tiêu chuẩn phải được tính toán kỹ càng dựa trên các căn cứ khoa học và cơ sở khách quan, tránh tình trạng các tiêu chuẩn, định mức không có tính thực tiễn, kìm hãm sự phát triển hoạt động sự nghiệp.

86

KẾT LUẬN

Quản lý chi thường xuyên NSNN là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý tại các trường giáo dục công lập. Hiệu quả của công tác quản lý chi thường xuyên NSNN chịu sự tác động của hiệu quả hoạt động chung của trường, đồng thời, nó cũng tác động trở lại tới mọi mặt hoạt động của trường công lập. Do đó, vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN của các trường giáo dục công lập luôn nhận được sự quan tâm của những người làm công tác quản lý giáo dục đào tạo..

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất,hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý chi thường xuyên NSNN tại các trường phổ thông trung học công lập từ khái niệm, nội dung cho đến các nhân tố ảnh hưởng.

Thứ hai, thông qua phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tại trường THPT Hoàng Quốc Việt từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Từ những phân tích đó, luận văn đã đánh giá và chỉ rõ những kết quả đã đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại trường THPT Hoàng Quốc Việt.

Thứ ba,trên cơ sở phân thực trạng quản lý, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN tại trường THPT Hoàng Quốc Việt cũng như đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để tăng tính khả thi cho các giải pháp đề xuất.

1. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của chính phủ

quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/09/2007 sửa đổi bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006, Hà Nội.

4. Chính phủ, Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước.

5. Chính phủ, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

6. Đặng Quỳnh Trinh (2016), “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh”.

7. Hà Thị Ngọc Hà (2015), “Chế độ kế toán HCSN và chuẩn mực kế toán công quốc tế: khoảng cách và những việc làm”.

8. Khoa kế toán – Đại học Kinh tế Quốc dân (2015), Giáo trình kế toán công trong đơn vị hành chính sự nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.

9. Mai Thị Thanh Sen (2011), Hoàn thiện tổ chức kế toán tài sản cố định tại Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

10. Ngô Thế Chi (2013), Kế toán hành chính sự nghiệp áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Lan (2013), “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại học Công Đoàn”, Luận văn thạc sỹ, Học viện Ngân hàng.

12. Nguyễn Thị Minh Hường (2014), "Tổ chức kế toán trong ở các trường Đại học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo”.

13. Nguyễn Văn Công (2014), Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, Nhà xuất bản tài chính.

14. Phạm Thị Hòa (2011), “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường tiểu học Trần Phú”

15. Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015, Hà Nội.

16. Trần Thị Thanh Loan (2017), “Quản lý tài chính tại trường Đại học Tây Bắc”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt (2017), Báo cáo tổng hợp quyết toán thu chi tài chính các loại quỹ, tỉnh Thái Nguyên.

18. Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt (2018), Báo cáo tổng hợp quyết toán thu chi tài chính các loại quỹ, tỉnh Thái Nguyên.

19. Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt (2019), Báo cáo tổng hợp quyết toán thu chi tài chính các loại quỹ, tỉnh Thái Nguyên.

20. Vũ Thị Dung (2017), “Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Nông lâm Sơn La”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

PHỤ LỤC 1

Mẫu câu hỏi phỏng vấn sâu

Kính chào ông/bà.

Tôi là: Cồ Thị Kim Thoa, học viêncao học của Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài luận văn Cao học “Quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, tỉnh Thái Nguyên”. Để có cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt, kính mong ông/bà cung cấp thông tin bằng các trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Theo ông/bà, trong giai đoạn 2017-2019, việc lập dự toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tạiTrường trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt có những hạn chế gì? ông/bà có đề xuất giải pháp gì để khắc phục các hạn chế kể trên?

Câu 2:Theo ông/bà, trong giai đoạn 2017-2019, việc chấp hành dự toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại Trường trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt có những hạn chế gì? ông/bà có đề xuất giải pháp gì để khắc phục các hạn chế kể trên?

Câu 3:Theo ông/bà, trong giai đoạn 2017-2019, việc quyết toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại Trường trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt có những hạn chế gì? ông/bà có đề xuất giải pháp gì để khắc phục các hạn chế kể trên?

Câu 4:Theo ông/bà, trong giai đoạn 2017-2019, việc kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước tại Trường trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt có những hạn chế gì? ông/bà có đề xuất giải pháp gì để khắc phục các hạn chế kể trên?

PHỤ LỤC II

Danh sách người tham gia phỏng vấn

STT Họ và tên Chức vụ Ngày tham gia

phỏng vấn

phỏng

vấn

Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt

2 Hoàng Mạnh Hùng

Chủ tịch công Đoàn Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt

05/6/2020 PV02

3 Trần Thị Thu Hằng

Kế toán trưởng - Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên

12/6/2020 PV03

4 Nguyễn Thị Thanh Hương

Trưởng ban thanh tra nhân dân Trường Trung học phổ thông Hoàng Quốc Việt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOÀNG QUỐC VIỆT, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 84 - 90)