Kiểm soát chi thườngxuyên ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOÀNG QUỐC VIỆT, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 38 - 40)

- Phạm vi nghiên cứu:

PHỔ THÔNG CÔNG LẬP

1.2.3.4. Kiểm soát chi thườngxuyên ngân sách nhà nước

Trong quá trình thực hiện chu trình quản lý ngân sách tại đơn vị, việc kiểm tra kiểm soát cần được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục trong suốt chu trình ngân sách. Kiểm soát chi của các đơn vị sự nghiệp nói chung và các trường giáo dục công lập nói riêng được KBNN thực hiện theo quy định hiện hành. Nội dung kiểm soát chi đối với các trường THPT công lập nói chung của KBNN bao gồm kiểm soát tiền lương, tiền công; kiểm soát thu nhập tăng thêm; kiểm soát các khoản chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ; kiểm soát chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư; các khoản chi phục vụ công tác thu phí, lệ phí và các khoản chi khác. Việc kiểm soát được thực hiện theo quy định của nhà nước về kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; đồng thời dựa trên các chế độ chi tiêu hiện hành do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Cùng với sự kiểm soát của KBNN, trong quá trình thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, các trường có trách nhiệm tự kiểm tra tình hình thực hiện các nhiệm vụ thu, chi ngân sách của mình.

Đồng thời, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài Chính, Thanh tra tỉnh... thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thu, chi của các trường theo quy định.

Chủ thể kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại trường THPT công lập bao gồm có chủ thể kiểm soát chi bên trong và chủ thể kiểm soát chi bên ngoài:

Chủ thể kiểm soát chi bên trong gồm:

+ Hiệu trưởng là người kiểm soát chi trực tiếp chứng từ, hồ sơ thanh toán các nội dung cần thanh toán; kiểm soát xem chi đúng nội dung, theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ, đúng với quy định của Nhà nước.

+ Kế toán trường là người thu thập thông tin đầu tiên về nội dung thanh toán; Thứ nhất có nội dung chi đúng quy định không; Thứ hai việc chi đó đã đúng với định mức, theo đúng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị chưa; Thứ ba chứng từ kèm theo đã đúng và việc cung cấp hồ sơ đủ theo quy định; thứ 4 người đề nghị thanh toán đó có đúng theo chức năng nhiệm vụ được giao.

+ Ban thanh tra nhân dân kiểm soát thường xuyên, giám sát việc chi ngân sách có đúng chế độ, quy định hiện hành của Nhà nước, việc chi trả có đúng thời gian quy định. Chủ yếu kiểm soát về việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao

động và học sinh.

+ Công đoàn, giáo viên, người lao động kiểm soát và luôn theo dõi thường xuyên việc thanh toán cho cá nhân; những quyền lợi của người lao động được hưởng đã đảm bảo đúng và đủ; Việc nhà trường đã thực hiện chi theo quy chế chi tiêu nội bộ đã áp dụng triệt để hay còn thiếu nội dung gì? (Vì trong các trường THPT công lập việc góp ý, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị cực kì quan trọng; quy chế thể hiện rõ việc người lao động được hưởng quyền lợi gì trong năm tài chính, sự thay đổi về chính sách, văn bản áp dụng được cập nhật thường xuyên; tạo cho người lao động thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả)

Chủ thể kiểm soát chi bên ngoài gồm:

+ Kho bạc nhà nước huyện là người thanh toán trực tiếp cho đơn vị; việc kiểm soát nội dung, mục lục ngân sách nhà nước đảm bảo chi đúng nội dung và đúng mục chi hay không; có quyền từ chối việc thanh toán nếu như nội dung, hay chứng từ đó sai. Việc kiểm soát chi tại kho bạc đã mở rộng rất nhiều những chứng từ chi dưới hai mươi triệu thì việc đảm bảo thanh toán đúng hồ sơ do đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm, chính vì thế việc kiểm soát chi tại đơn vị là rất quan trọng.

+ Sở Giáo dục và Đào tạo là đơn vị kiểm soát chi gián tiếp, việc thực hiện có trong nội dung dự toán chi được duyệt, hàng tháng, hàng quý thường có biểu mẫu báo cáo việc thực hiện chi thường xuyên ngân sách. Thể hiện việc chi thường xuyên ngân sách tại đơn vị như thế nào; việc chi có đúng nội dung giao trọng dự toán, việc điều chỉnh nội dung chi, hay phát sinh thêm tại đơn vị được báo cáo kịp thời, chính xác.

+ Sở tài chính là đơn vị kiểm soát gián tiếp thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo. Trường THPT công lập báo cáo việc thực hiện cho Sở Giáo dục và Đào tạo thứ nhất do Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu để kiểm soát; Thứ hai biểu mẫu của Sở Tài chính thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo để gửi về các trường đề ghị thực hiện báo cáo theo đúng biểu mẫu mà Sở tài chính đã quy định để việc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách tại các trường được thực hiện theo đúng quy định.

+ Thanh tra tỉnh, kiểm toán nhà nước được kiểm soát theo kế hoạch của Thanh tra, định kỳ việc thực hiện chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại các trường THPT có lịch thông báo cụ thể.

- Nội dung kiểm soát làCông tác kiểm soát các khoản chi thường xuyên phải đảm bảo các yêu cầu: Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các

40

loại báo cáo đó cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ quy định; số liệu trong các báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, trung thực. Nội dung các báo cáo tài chính phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo đúng mục lục NSNN đã quy định; báo cáo quyết toán năm của đơn vị dự toán phải có xác nhận của Kho bạc nhà nước đồng cấp; Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra và duyệt quyết toán thu, chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm theo dõi các khoản chi thường xuyên của NSNN.

Kiểm soát các khoản chi có đúng đối tượng, đúng định mức, đúng chế độ; chứng từ có hợp pháp hợp lệ, có khoản chi nào vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định không, nhất là đối với các khoản chi thanh toán cá nhân, chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi thuê mướn, chi văn phòng phẩm, . .

- Các hình thức và quy trình kiểm soát:

Đối với kiểm soát thường xuyên: Cứ phát sinh các khoản chi là kế toán kiểm tra, kiểm soát xem có phát sinh thật hay không? Việc phát sinh đó có đúng quy định và có được phép chi không? Số tiền chi đúng định mức hay đúng theo quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường không? Hồ sơ chứng từ kèm theo đã đúng và đủ chưa; Người đề nghị thanh toán đúng với chức năng, nhiệm vụ của mình chưa? Sau khi đã kiểm tra, kiểm soát chứng từ và ký chuyển Hiệu trưởng việc kiểm soát chứng từ của Hiệu trưởng được thực hiện dựa trên chứng từ hiện có đã được kế toán kiểm tra, kiểm soát. Kiểm tra số tiền ở chứng từ, hóa đơn đã đúng với số tiền kế toán đề nghị thanh toán, có bị vượt, hay bị thiếu trong quá trình kế toán xử lý hay không và việc kiểm tra, kiểm soát trước khi duyệt là một nhiệm vụ rất quan trọng chính vì thế việc thực hiện kiểm soát dựa vào quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị rất quan trọng.

Kiểm soát định kỳ: Thực hiện theo kế hoạch hàng năm của Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Tài Chính, Thanh tra tỉnh, Sở nội vụ được thông báo trước.

Kiểm soát đột xuất là việc thanh tra nhân dân tại trường khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư tố cáo thì ban thanh tra nhân dân có quyền lập tức đề nghị bộ phận có liên quan cung cấp số liệu, chứng từ để kiểm tra, kiểm soát.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HOÀNG QUỐC VIỆT, TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 38 - 40)