Kiểu hai cầu chủ động hoặc 4WD (4 Wheel Driver):

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 45 - 46)

Kiểu hai cầu chủ động được thiết kế cho xe cần hoạt động ở tất cả các loại địa hình và điều kiện chuyển động khĩ khăn nên yêu cầu đặt ra là phải tận dụng được sức bám mặt đường của tất cả các bánh xe. Do đĩ xe được trang bị với 4 bánh chủ động và dẫn động thơng qua hộp số phụ. Các xe 4WD hiện nay được chia thành hai loại chính là 4WD thường xuyên và 4WD gián đoạn. Khác với xe 2WD, điểm đặc trưng của xe 4WD là cĩ các bộ vi sai phía trước và phía sau. Mục đích là để triệt tiêu sự chệnh lệch của các bánh xe khi đi vào đường vịng.

Hình 2-23: Hệ thống truyền động hai cầu chủ động (4WD) Hộp số chính Bánh trước chủ động Bánh sau chủđộng Hộp số phụ Các đăng trước Các đăng sau

Đối với loại 4WD thường xuyên, người ta bố trí thêm một bộ vi sai trung tâm ở giữa bộ vi sai trước và bộ vi sai sau để triệt tiêu sự chênh lệch tốc độ quay của các bánh xe trước và sau. Cĩ 3 bộ vi sai khác nhau làm cho xe chạy được êm do đảm bảo việc truyền cơng suất đều nhau đến cả bốn bánh xe, kể cả khi quay vịng. Đây là ưu điểm chủ yếu của loại 4WD thường xuyên, nĩ cĩ thể sử dụng trên đường xá bình thường, đường gồ ghề hay đường cĩ độ ma sát thấp. Tuy nhiên, để tránh cho bộ sai trung tâm phải liên tục làm việc, các lốp trước và sau phải cĩ đường kính giống nhau, kể cả các bánh bên trái và bên phải.

Đối với loại hai cầu chủ động nhưng làm việc bán thời gian (4WD gián đoạn) thì cầu trước cĩ thể khơng cần truyền mơ men khi xe chạy trên đường tốt. Do vậy, trong hộp số phụ cĩ cần gạt để ngắt và gài khớp nối truyền mơ men đến cầu trước.

Nhược điểm của hệ thống truyền động 4WD là cấu tạo phức tạp hơn và cĩ tổn thất năng lượng trong chuyển động của cầu trước. Hình 2-23 mơ tả cấu tạo của hệ thống truyền động hai cầu chủ động (4WD).

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 45 - 46)