Vai trị của an tồn lao động trong sản xuất:

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 61 - 64)

An tồn lao động là biện pháp ngăn ngừa tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, những sự cố hình thành từ ngoại lực cơ học, điện giật, nhiệt độ, . . . , làm chết người hay gây tổn thương, hoặc phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đĩ của cơ thể. Ngồi ra, để đảm bảo sức khỏe tốt cho người lao động, yếu tố nhiễm độc hay bệnh nghề nghiệp cũng cần được xem xét để phịng tránh. Vấn đề an tồn lao động hay cịn được gọi theo cách khác là bảo hộ lao động được xem xét dưới những gĩc độ sau:

- Tính khoa học kỹ thuật: Vì mọi hoạt động của nĩ đều xuất phát từ những cơ sở khoa học và các biện pháp khoa học kỹ thuật.

- Tính pháp lý: Thể hiện trong luật lao động, quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của người lao động.

- Tính chất quần chúng: Người lao động là một số đơng trong xã hội, ngồi những biện pháp khoa học kỹ thuật, biện pháp hành chính, việc giác ngộ ý thức cho người lao động hiểu rõ và thực hiện tốt cơng tác bảo hộ lao động là cần thiết.

Mơi trường xung quanh ảnh hưởng đến điều kiện lao động và do đĩ ảnh hưởng đến con người, dụng cụ, máy mĩc, trang thiết bị. Ảnh hưởng này cịn cĩ khả năng lan truyền trong một phạm vi nhất định. Sự chịu đựng quá mức đối với sức khỏe con người sẽ dẫn đến khả năng sinh ra bệnh nghề nghiệp. Để phịng ngừa bệnh nghề nghiệp cũng như tạo điều kiện tối ưu cho sức khoẻ và tình trạng lành mạnh cho lao động chính là mục đích của vệ sinh lao động (bảo vệ sức khoẻ). Nghiên cứu các quy luật biến đổi cơ học, điện học, nhiệt học và sinh học trong lao động sản xuất là nhằm tìm ra giải pháp tối ưu để ngăn ngừa tai nạn xãy ra và đĩ chính là yếu tố khoa học kỹ thuật của lĩnh vực an tồn lao động.

Yếu tốpháp lý trong an tồn lao động được thể hiện qua quyền và nghĩa vụ của người lao động trong giờ làm việc, đĩ là:

- Yêu cầu người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện làm việc an tồn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động, cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện , thực hiện biện pháp an tồn lao động.

- Từ chối làm cơng việc hay từ bỏnơi làm việc khi thấy rõ cĩ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng sức khoẻ của mình, và phải báo cáo ngay với người cĩ phụ trách trực tiếp, từ chối làm việc nơi nĩi trên nếu những nguy cơ đĩ chưa được khắc phục.

- Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm các qui định của Nhà nước hoặc khơng thực hiện đúng các giao kết về an tồn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỗ ước lao động.

- Người lao động phải chấp hành các qui định, nội quy về an tồn lao động cĩ liên quan đến cơng việc, nhiệm vụ được giao.

- Phải sử dụng, bảo quản các phương tiện cá nhân được trang cấp, các thiết bị an tồn nơi làm việc. Nếu làm mất mát hư hỏng phải bồi thường.

- Định kỳ hàng năm phải tham gia tập huấn về an tồn lao động và phịng chống cháy nổ theo kế hoạch của đơn vị.

- Phải báo cáo kịp thời với người cĩ trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm. Tham gia cứu người và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi cĩ lệnh của người sử dụng lao động.

Hình 2-38: Nội quy an tồn lao động

An tồn lao động nhìn chung cĩ 4 nội dung chính được nghiên cứu, đĩ là: đảm bảo mơi trường sống tối ưu cho người lao động (vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, bụi, ánh sáng . . .); an tồn điện; an tồn cơ khí và phịng chống cháy nổ.

Vi khí hậu là trạng thái lý học của khơng khí trong một khoảng khơng gian thu hẹp gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và vận tốc chuyển động khơng khí. Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vào tính chất của quá trình cơng nghệ và khí hậu địa phương. Về mặt vệ sinh, vi khí hậu cĩ thể ảnh hưởng tới sức khoẻ, bệnh tật của cơng nhân. Làm việc trong điều kiện vi khí hậu lạnh, ẩm cĩ thể mắc thấp khớp, viêm đường hơ hấp trên, viêm phổi và làm cho bệnh lao nặng thêm. Vi khí hậu lạnh và khơ làm cho rối loạn vận mạch thêm trầm trọng, làm giảm niêm dịch đường hơ hấp, gây khơ niêm mạc, nứt nẻ da. Vi khí hậu nĩng ẩm làm giảm khả năng bay hơi mồ hơi, gây ra rối loạn thăng bằng nhiệt, làm cho mệt mỏi xuất hiện sớm, nĩ cịn tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, gây các bệnh ngồi da.

Tiếng ồn và rung động ở nơi sản xuất cũng là yếu tố tác động bất lợi đến sức khỏe của người lao động. Tiếng ồn trước hết tác động đến hệ thần kinh trung ương, sau đĩ lên hệ thống tim mạch và nhiều cơ quan khác, cuối cùng đến cơ quan thính giác. Tác hại của tiếng ồn chủ yếu phụ thuộc vào mức ồn. Tuy nhiên tần số lặp lại của tiếng ồn, đặc điểm của nĩ cũng ảnh hưởng lớn. Tiếng ồn phổ biến liên tục gây tác dụng khĩ chịu ít hơn tiếng ồn gián đoạn. Tiếng ồn cĩ các thành phần tần số cao khĩ chịu hơn tiếng ồn cĩ thành phần tần số thấp. Khĩ chịu nhất là tiếng ồn thay đổi cả về tần số và cường độ. Anh hưởng của tiếng ồn đối với cơ thể phụ thuộc vào hướng của năng lượng âm tới, vào thời gian tác dụng của nĩ trong ngày làm việc, vào quá trình lâu dài của cơng nhân làm việc trong phân xưởng, vào độ nhạy cảm riêng của từng người cũngnhư vào lứa tuổi, nam hay nữ và trạng thái cơ thể của cơng nhân.

Bụi phát sinh trong tự nhiên do giĩ bão, động đất, núi lửa, nhưng quan trọng là trong sinh hoạt và trong sản xuất của con người trong nền cơng nghiệp, nơng nghiệp

hiện đại, bụi phát sinh từ các quá trình gia cơng chế biến các nguyên liệu rắn như các khống sản hoặc kim loại bị nghiền, đập, sàng, cưa, khoan. Bụi cịn phát sinh khi vận chuyển nguyên vật liệu hoặc các sản phẩm dạng bột, gia cơng các sản phẩm dạng bột, gia cơng các sản phẩm bơng, vải, lơng thú, gỗ… Bụi là tập hợp nhiều hạt cĩ kích thước lớn nhỏ khác nhau tồn tại lâu trong khơng khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí rung nhiều pha nằm lơ lửng trong khơng khí (hơi khĩi, mù), khi những hạt bụi, khi chúng đọng lại trên bề mặt vật thể nào đĩ. Bụi gây tác hại với con người và trước hết là bệnh vềđường hơ hấp, bệnh ngồi da, bệnh trên đường tiêu hố, bệnh về mắt . . .

Hình 2-39: Trang bị bảo hộlao động

Về an tồn điện: Dịng điện đi qua cơ thể con người gay nên phản ứng sinh lý phức tạp như làm huỷ hoại bộ phận thần kinh điều khiển các giác quan bên trong của con người, làm tê liệt cơ thịt, sưng màng phổi, huỷ hoại cơ quan hơ hấp và tuần hồn máu. Tác động của dịng điện cịn tăng lên đối với những người uống rượu. Nghiên cứu tác hại của dịng điện đối với cơ thể cho đén nay vẫn chưa cĩ một thuyết nào cĩ thể giải thích một cách hồn chỉnh về tác động của dịng điện đối vơi cơ thể con người. Dịng điện cĩ thểtác động vào cơ thểngười qua một mạch điện kín hay bằng tác động bên ngồi như phĩng điện hồ quang. Tác hại của dịng điện gây nên và hậu quả của nĩ phụ thuộc vào độ lớn và loại dịng điện qua cơ thể con người, thời gian tác dụng và tình trạng sức khoẻ của con người. Đến nay vẫn cĩ nhiều ý kiến khác nhau về trị số dịng điện cĩ thể gây nguy hiểm chết người. Chúng ta cần chú ý tới thời gian tác dụng của dịng điện. Thời gian tác dụng càng lâu thì càng nguy hiểm cho nạn nhân.

Mối nguy hiểm trong cơ khí là nơi và nguồn phát sinh nguy hiểm do hình dạng, kích thước, chuyển động của các phương tiện làm việc, phương tiện trợ giúp, phương tiện vận chuyển cũng như các chi tiết bị tổn thương trong quá trình lao động, như kẹp chặt, cắt xuyên thủng, va đập … gây ra tổn thương ở các mức độ khác nhau. Thiết bị chịu áp lực là các thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học, hố học, sinh học, cũng như để bảo quản và vận chuyển các mơi chất ở trạng thái cĩ áp suất như khí nén, khí hố lỏng và các chất lỏng khác. Thiết bị chịu áp lực gồm nhiều loại khác nhau và cĩ tên gọi riêng (ví dụ: nồi hơi, máy nén khí, máy lạnh, chai, bình sinh khí axêtylen,

1. Mũ; 2. Chụp tai; 3. Găng tay cao su; 4. Găng tay vải; 5. Giày; 6. Mặt nạ che mặt; 7. Áo quần; 8. Mặt nạ lọc khí; 9. Kính;

thùng chứa, bình hấp…). Khi gặp sự cố về rị khí hoặc nổ áp suất cao sẽ gây sát thương đến người lao động. Thiết bị nâng là thiết bị cĩ mức nguy hiểm cao, do đĩ việc quản lí phải chặt chẽ ngay từ khi chế tạo cho đến quá trình sử dụng và sữa chữa. Các thiết bị nâng như: các loại máy trục cĩ trọng tải từ một tấn trở lên, xe tời chạy ray ở trên cao, cĩ buồng điều khiển cĩ buồng điều khiển và cĩ tải trọng từ một tấn trở lên, trước khi đưa vào sử dụng hoặc sau khi sửa chữa lớn phải được ban thanh tra an tồn lao động cấp tỉnh cấp đăng ký giấy phép sử dụng.

Cháy là hiện tượng vât lý xãy ra khi hội tụ đủ 3 yếu tố: chất cháy, ơ xy (khơng khí) và nhiệt độ đủ lớn. Cĩ rất nhiều nguyên nhân gây cháy như do chập điện, do thời tiết, cũng cĩ trường hợp tiềm ẩn khơng rõ nguyên nhân. Nĩi chung, vào bất kỳ thời điểm nào và tại đâu cũng đều cĩ nguy cơ xảy ra cháy nổ. Vì vậy, tất cả chúng ta đều phải trang bị các kiến thức cơ bản nhất về PCCC để dùng khi cần thiết. Phịng cháy chữa cháy (PCCC) được hiểu một cách tổng quan là tồn bộ những thiết bị phịng cháy, chữa cháy. Những hoạt động chữa cháy và những hoạt động đảm bảo, hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy nổ xảy ra. Đĩ là trách nhiệm của tồn bộ mọi người, của mọi cơng dân. Bất kể ai khơng đảm bảo được an tồn cháy nổ tại nơi mình đang làm việc, sinh sống đều phải chịu tránh nhiệm. Việc duy trì tình trạng an tồn khơng để xảy ra cháy, xét về thực chất đĩ là sự tác động tích cực của con người nhằm phịng cháy tại cơ sở, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả nếu cĩ cháy xảy ra và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu người, cứu tài sản.

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 61 - 64)