Kiến thức tổng quan về phanh:

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 82 - 84)

Hệ thống phanh cĩ chức năng giảm tốc độ hay dừng xe hoặc ngăn cho xe khơng bị trơi. Cĩ 2 loại là phanh chính (phanh chân) và phanh đỗ (phanh tay). Phanh chân dùng để điều khiển tốc độ xe và dừng xe. Thơng thường trên cầu trước sử dụng phanh đĩa, cịn trên cầu sau cĩ thể sử dụng phanh đĩa hoặc phanh tang trống.

Bàn đạp phanh là bộ phận được điều khiển bằng lực đạp chân của lái xe. Lực này được chuyển hố thành áp suất thuỷ lực tác dụng lên hệ thống phanh. Khi lái xe đạp lên bàn đạp, lập tức áp suất được truyền đến các đĩa phanh (trống phanh) nhằm hãm sự quay của các bánh xe. Để giảm mệt mỏi cho lái xe, thơng thường hệ thống

phanh được thiết kế thêm bầu trợ lực chân khơng hoặc khí nén. Trợ lực phanh là thiết bị tăng lực tác dụng lên xi lanh phanh chính theo độ lớn lực phanh do lái xe tạo ra. Lực tăng thêm của bầu trợ lực do sức hút chân khơng của động cơ (xe con) hoặc khí nén trong bình chứa (xe tải).

Xi lanh phanh chính là bộ phận biến đổi lực đạp của lái xe thành áp suất thuỷ lực. Áp suất thuỷ lực này sau đĩ được cấp đến các càng phanh đĩa của các bánh trước và đến các xi lanh bánh xe của phanh trống. Phía trên xi lanh phanh chính cĩ bình chứa dùng để chứa dầu phanh.

1: bàn đạp phanh; 2: bầu trợ lực phanh; 3: xi lanh phanh chính;

4: van điều hồ lực phanh; 5: đĩa phanh; 6: trống phanh;

Hình 3-28: Hệ thống phanh chân

A: chân phanh; B: bầu trợ lực; C: xi lanh chính; E/G: đường chân khơng; 1: bình chứa dầu; 2: lị xo hồi vị; 3: dầu đến phanh trước; 4: dầu đến phanh sau

Hình 3-29: Bầu phanh chính

Phanh tay thường được sử dụng khi đỗ xe, lúc này lực phanh được sinh ra bởi cần kéo tay kết hợp dây cáp tác động lên trống phanh ở các bánh xe sau.

Để tận dụng tối đa lực bám của các bánh xe khi phanh (chống trượt trơn), hệ thống phanh ABS được thiết kế với sự điều khiển tự động thơng qua hộp điện tử. Hệ thống này theo dõi tốc độ quay của 4 bánh xe. Khi một bánh xe sắp bị bĩ cứng, hệ

thống ngay lập tức nhả bớt lực phanh của bánh xe đĩ để nĩ khơng bị hãm cứng và trượt trơn. Khi nhả bớt lực phanh, bánh xe bắt đầu quay trở lại thì dầu phanh được bơm vào tự động và lại hãm phanh bánh xe. Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một giây để phát huy tối đa tính năng của hệ thống phanh và đảm bảo tính ổn định của xe khi phanh (khơng bị trượt trơn để tận dụng tối đa lực bám mặt đường).

1: cần phanh tay; 2: dây cáp phanh tay; 3: má phanh sau

Hình 3-30: Phanh tay

1: bộđiều khiển điện tử (ECU); 2: bộ chấp hành; 3: các cảm biến;

Hình 3-31: Sơ đồ cấu tạo hệ thống phanh ABS

Một phần của tài liệu Giáo trình nhập môn công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 82 - 84)