2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Công Ty HMT Việt Nam.
20
BAN CỐ VẤN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GĐ VẬN HÀNH PHÓ TỔNG GĐ KINH DOANH PHÓ TỔNG GĐ NỘI CHÍNH Ban quản trị nhân sự Ban thiết kế - R&D Ban kỹ thuật đảm bảo chất lượng Ban PR - Marketing
Ban quản lý hải ngoại
Ban phát triển thị trường Ban tài chính và nguồn vốn Ban pháp chế
BAN CỐ VẤN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GĐ VẬN HÀNH PHÓ TỔNG GĐ KINH DOANH PHÓ TỔNG GĐ NỘI CHÍNH Ban quản trị nhân sự Ban thiết kế - R&D Ban kỹ thuật đảm bảo chất lượng Ban PR - Marketing
Ban quản lý hải ngoại
Ban phát triển thị trường Ban tài chính và nguồn vốn Ban pháp chế
( Nguồn : Phòng kinh doanh tổng hợp)
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công Ty HMT Việt Nam
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty. Có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quền của đại hội cổ đông.
Tổng giám đốc: là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, thực hiện các mối quan hệ giao dịch kí kết hợp đồng. Tổng giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ với nhà nước. bên cạnh đó cũng là người xây dựng các chiến lược phát triển, các phương án tổ chức quản lý điều hành công ty.
Ban kiểm soát: có chức năng giám sát Hội đồng quản trị và tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại Hội cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Ban cố vấn: là người tham mưu, tư vấn giúp cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám Đốc về việc quản lý và kinh doanh, phát triển của công ty
Phó giám đốc vận hành: là người vận hành bộ máy tổ chức của doanh nghiệp với vai trò thiết kế cấu trúc doanh nghiệp, thiết lập các chính sách, văn hóa và tầm nhìn cho doanh nghiệp. Giám đốc vận hành quản lý sự hiệu quả các đội nhóm thực thi các chính sách hay chiến lược của doanh nghiệp
Phó giám đốc kinh doanh: triển khai các công việc bán hàng, chịu trách nhiệm chính về doanh thu, doanh số bán hàng. Thiết lập mạng lưới kinh doanh, tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Xây dựng kế hoạch kinh doanh định kỳ.
Phó giám đốc nội chính: là người phụ trách khối văn phòng theo dõi hoạt động tổ chức nội chính của các phòng ban. Tham mưu và trực tiếp tổ chức xây dựng các quy chế, quy định, cơ chế chính sách quản lý nội bộ của công ty thuộc phạm vi lĩnh vực phụ trách phân công.
Ban quản trị nhân sự: là bao gồm tuyển dụng, đào tạo ứng viên mới, đánh giá hiệu quả. Đồng thời phòng nhân sự còn phụ trách việc chăm lo cho đời sống của toàn bộ nhân viên trong công ty.
Ban thiết kế R&D: R&D là từ viết tắt của cụm từ Research & Development, được dịch ra là nghiên cứu và phát triễn. Chuyên nghiên cứu và thử nghiệm các sản phẩm. dịch vụ mới. phát triển sản phẩm đảm bảo tuân thủ các chính sách.
Ban kỹ thuật đảm bảo chất lượng: Tham mưu cho các phòng ban lớn hơn và Tổng Giám Đốc và trực tiếp thực hiện các hoạt động liên quan đến các lĩnh vực về đảm bảo chất lượng, công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng của các khâu sản xuất.
Ban PR – Marketing: thu nhập thông tin thị trường để xác định nhu cầu thị trường, thị trường mục tiêu, thị trường mới. Xác định phạm vi thị trường cho những sản phẩm hiện tại và dự báo nhu cầu của sản phẩm hàng hóa mới, hướng tiêu thụ sản phẩm, bán hàng, nghiên cứu xu hướng phát triển của khối lượng và cơ cấu nhu cầu, xác định những đặc thù của các khu vực của đoạn thị trường.
Ban phát triển thị trường: là ban Quản lý hoạt động nghiên cứu, lập kế hoạch phát triển thị trường, tìm nguồn khách hàng mới, duy trì chăm sóc khách hàng. Tham mưu và định hướng phát triển, xây dựng kế hoạch tiếp cận thị trường.
Ban quản lý hải ngoại: do Công ty là Công Ty Cổ Phần Quốc Tế nên phải có ban quản lý hải ngoại để đáp ứng được các yêu cầu công việc liên quan đến đa quốc gia, là người đại diện thương mại của công ty để giám sát và làm những thủ tục xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Ban pháp chế: Tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung điều lệ, ban hành nội quy, quy chế của công ty. Tham gia thẩm định tính pháp lý của các văn bản do Ban giám đốc ban hành. Soạn thảo, xem xét và thẩm định tính hợp pháp, pháp lý của các văn bản, hợp đồng,… ký kết của công ty, tham gia thương lượng đàm phán với đối tác.
Ban tài chính và nguồn vốn: có trách nhiệm đánh giá thiết lập ngân sách hoạt động cho doanh nghiệp. Đồng thời vạch ra một bản kế hoạch cụ thể liên quan đến các khoản tiền cần phải chi, cung cấp hướng dẫn cụ thể về cách chi các khoản tiền này và lịch trình hoàn trả các khoản vay. Tổ chức, theo dõi chặt chẽ chính xác vốn và nguồn vốn của công ty, theo dõi công nợ và thường xuyên đôn đốc thanh toán công nợ.