BỘ MÁY KIỂMSOÁT CHI LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN PHỤ CẤP THEO LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỬ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT CHI LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN PHỤ CẤP THEO LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HƯNG NGUYÊN – NGHỆ AN (Trang 42 - 45)

6. BỐ CỤC CÁC CHƯƠNG

1.2.4. BỘ MÁY KIỂMSOÁT CHI LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN PHỤ CẤP THEO LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỬ

các đơn vị sử dụng NSNN tại KBNN huyện

KBNN huyện thực hiện việc thanh toán, chi trả khoản chi lương và các khoản phụ cấp theo lương căn cứ vào dự toán được giao của cấp có thẩm quyền, quyết định chi của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách; KBNN huyện có quyền từ chối các khoản chi không đủ điều kiện chi; Thủ trưởng cơ quan KBNN huyện chịu trách nhiệm về các quyết định chi NSNN hoặc từ chối thanh toán chi ngân sách.

Bộ máy kiểm soát chi lương và các khoản phụ cấp theo lương đối với các đơn vị sử dụng NSNN tại KBNN huyện bao gồm: Ban giám đốc KBNN huyện, cán bộ kiểm soát chi KBNN huyện, cán bộ kế toán, cán bộ kho quỹ.

Trong đó:

Ban giám đốc KBNN huyện: là những người có quyền quyết định cấp phát hay từ chối cấp phát khoản chi lương và các khoản phụ cấp theo lương đối với các đơn vị sử dụng NSNN.

Cán bộ kiểm soát chi KBNN huyện: là những người trực tiếp thực hiện công việc kiểm soát chi lương và các khoản phụ cấp theo lương đối với các đơn vị sử dụng NSNN, từ việc tiếp nhận hồ sơ, kiểm soát hồ sơ chi lương và các khoản phụ cấp theo lương đối với các đơn vị sử dụng NSNN.

Yêu cầu đối với cán bộ kiểm soát chi NSNN qua KBNN nói chung, kiểm soát chi lương và các khoản phụ cấp theo lương đối với các đơn vị sử dụng NSNN nói riêng là phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố về trình độ chuyên môn, tốt nghiệp đại học chuyên ngành đào tạo tài chính, kế toán, nắm vững các quy định của Luật NSNN, các văn bản quy định về tiêu chuẩn, định mức chi lương NSNN, nắm vững và thực hiện đúng quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN, vận dụng các kiến thức và sự

14

hiểu biết để thực hiện đúng quy trình kiểm soát chi trong thực tiễn. Mặt khác, cán bộ kiểm soát chi phải có phẩm chất đạo đức công vụ, chấp hành nghiêm nội quy, quy chế.

Cán bộ kế toán (bao gồm kế toán trưởng và kế toán viên): là những người thực hiện kiểm soát hạch toán kế toán và thanh toán lương cho đối tượng hưởng lương của các đơn vị SDNS; thực hiện báo cáo kế toán định kỳ và đột xuất theo yêu cầu.

Yêu cầu đối với cán bộ kế toán KBNN huyện phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, nắm vững Luật Kế toán, Chế độ Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN, nắm vững các quy định về chương, loại, nội dung kinh tế của MLNS hiện hành, trung thực, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ quy định, chấp hành nghiêm nội quy, quy chế của ngành, tích cực trong công việc, cầu thị.

Cán bộ kho quỹ: là những người thực hiện chi tiền mặt cho đơn vị sử dụng NSNN trong trường hợp chi lương và các khoản phụ cấp theo lương đối với các đơn vị sử dụng NSNN bằng tiền mặt.

Đối với cán bộ kho quỹ thì yêu cầu về trình độ chuyên môn là tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành tài chính, kế toán trở lên; có phẩm chất đạo đức, trung thực, thật thà và kỹ năng nghiệp vụ trong kiểm đếm, đóng bó, chi trả tiền, phát hiện tiền giả, tiền không đủ lưu thông.

1.2.5. Quy trình kiểm soát chi lương và các khoản phụ cấp theo lương đốivới các đơn vị sử dụng NSNN tại KBNN huyện với các đơn vị sử dụng NSNN tại KBNN huyện

Bước 1: Cán bộ KSC tại KBNN huyện thực hiện tiếp nhận chứng từ đơn vị sử

dụng NSNN gửi đến, kiểm soát các chỉ tiêu trên hồ sơ, chứng từ: mẫu chứng từ đúng quy định; mẫu dấu, mẫu chữ ký trên chứng từ khớp đúng với mẫu dấu, mẫu chữ ký đăng ký tại kho bạc; Mã nội dung kinh tế phù hợp với nội dung thanh toán, mã chương, mã ngành, mã nguồn phù hợp với tên đơn vị và tính chất nguồn dự toán; kiểm tra kiểm soát các nội dung thanh toán phù hợp với tiêu chuẩn, định mức theo đúng quy định.

dự toán trên hệ thống TABMIS cùng với dự toán giấy được giao, xác định số dự toán còn lại được phép chi, trình Giám đốc (Phó giám đốc) ký duyệt.

Bước 3: Giám đốc (Phó giám đốc) kiểm soát các nội dung thanh toán trên

chứng từ hợp pháp, hợp lệ, thực hiện ký chứng từ giấy, chuyển trả lại cho cán bộ kiểm soát chi.

Bước 4: Cán bộ kiểm soát chi giao chứng từ giấy và chuyển tiếp bút toán trên

hệ thống TABMIS sang kế toán viên hạch toán, thanh toán.

Bước 5: Kế toán viên tiếp nhận chứng từ giấy, thực hiện kiểm tra các nội dung

trên chứng từ khớp đúng với nội dung đã nhập trên hệ thống TABMIS, trình phê duyệt sang kế toán trưởng ký chứng từ giấy và trên Tabmis.

Bước 6: Kế toán trưởng ký kiểm soát chứng từ giấy, phê duyệt bút toán trên hệ

thống TABMIS và chuyển lại chứng từ giấy cho kế toán viên để KTV thực hiện áp thanh toán.

Bước 7a: Trường hợp đơn vị thanh toán lương bằng tiền mặt, kế toán viên áp

thanh toán, đóng dấu “ KẾ TOÁN” chuyển chứng từ cho Thủ quỹ để chi trả cho đơn vị.

Bước 7b: Trường hợp đơn vị thanh toán lương bằng chuyển khoản, kế toán

viên hoàn thiện chứng từ trên chương trình TTSP và chuyển cho kế toán trưởng, kế toán trưởng ký duyệt máy, chuyển chứng từ và bút toán trên máy trình Giám đốc (Phó Giám đốc). Giám đốc (Phó giám đốc) phê duyệt chứng từ trên chương trình TTSP, chứng từ được chuyển sang ngân hàng bằng song phương điện tử

Bước 8: Thủ quỹ sau khi chi tiền cho khách hàng, đóng dấu “ ĐÃ CHI TIỀN”

lên chứng từ, 1 liên trả cho khách hàng , 1 liên chuyển trả lại cho kế toán viên theo đúng quy trình.

16

Bước 9: Kế toán viên thực hiện bàn giao lại các liên chứng từ cho cán bộ kiểm

soát chi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KIỂM SOÁT CHI LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN PHỤ CẤP THEO LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC HƯNG NGUYÊN – NGHỆ AN (Trang 42 - 45)