Năngsuất và các yếu tố cấu thành năng suất cây trồng

Một phần của tài liệu 2.HoKhacMinh_NoiDung (Trang 26 - 28)

4. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

1.3.1. Năngsuất và các yếu tố cấu thành năng suất cây trồng

Năng suất cây trồng gồm hai loại: Năng suất sinh vật học (NSsvh) được quyết

định bởi quá trình quang hợp và năng suất kinh tế, ngoài quang hợp ra, còn được quyết định bởi quá trình vận chuyển và tích luỹ chất hữu cơ về cơ quan kinh tế. Trong đó năng suất kinh tế là mục đích trồng trọt chính của con người. Năng suất

kinh tế (NSkt) là lượng chất khô mà cây trồng tích luỹ ở các bộ phận có giá trị kinh tế lớn nhất đối với con người trên một đơn vị diện tích trồng trọt trong một khoảng thời gian (vụ, mùa, năm...). NSkt được tính bằng biểu thức:

NSkt = NSsvh x Kkt (Kkt: Hệ số kinh tế).

Từ biểu thức ta thấy, muốn nâng cao năng suất kinh tế thì phải nâng cao năng suất sinh vật học (NSsvh) và hệ số kinh tế (Kkt).

- Các yếu tố cấu thành năng suất sinh vật học

NSsvh = ((FCO2.L.Kf)n)/10000 (tấn/ha)

Trong đó, FCO2 (gam) là lượng CO2 cây trồng đồng hóa được trên một đơn vị diện tích lá 1m2/ngày đêm; Kf là hệ số hiệu quả của quang hợp; L là diện tích lá/ha (m2); n là thời gian sinh trưởng của cây trồng.

Do vậy, để nâng cao năng suất sinh vật học bao gồm các biện pháp: Nâng cao diện tích lá tối ưu, tăng cường hoạt động quang hợp và điều chỉnh thời gian quang hợp.

- Yếu tố hệ số kinh tế

Hệ số kinh tế (Kkt) = NSkt / NSsvh

Năng suất kinh tế quyết định chủ yếu bởi quá trình vận chuyển và tích luỹ các chất hữu cơ về cơ quan kinh tế. Quá trình tích luỹ chất hữu cơ này liên quan trực tiếp đến hệ số kinh tế của cây trồng. Sự vận chuyển và phân bố, tích lũy các chất đồng hóa trong cây diễn ra theo một sơ đồ chính xác cho đa số thực vật. Tuy nhiên, sơ đồ vận chuyển và phân bố các chất hữu cơ trong cây cũng có thể thay đổi trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Sơ đồ chung là chất đồng hoá được vận chuyển từ nguồn tạo ra chúng đến nơi tiêu thụ (nơi chứa).

+ Nguồn (source) là nơi sản xuất và cung cấp chất đồng hoá mà chủ yếu là cơ quan quang hợp như lá và các bộ phận chứa diệp lục (thân, quả, một số bộ phận của hoa…). Các chỉ tiêu diện tích lá và cường độ quang hợp của cây là các chỉ số đánh giá sự phát triển và quy mô của nguồn (source). Vì vậy, các biện pháp tăng diện tích lá và hoạt động quang hợp là tăng khả năng sản xuất và cung cấp chất đồng hoá của nguồn tích luỹ về cơ quan kinh tế (sink).

+ Nơi chứa (sink) là tất cả các cơ quan, bộ phận của cây cần chất dinh dưỡng và đón nhận chất dinh dưỡng từ nguồn vận chuyển đến. Các cơ quan còn non đang sinh trưởng mạnh, hoa quả và đặc biệt là các cơ quan dự trữ như hạt, củ, quả... là những cơ quan hấp dẫn chất hữu cơ từ nguồn về nhiều nhất. Một bộ phận lớn các chất hữu cơ sẽ tập trung vào cơ quan dự trữ để hình thành nên năng suất kinh tế của cây trồng. Vì vậy, các cơ quan dự trữ là nơi chứa chất đồng hóa quan trọng nhất của cây trồng. Năng suất cây trồng là nơi chứa (sink) cuối cùng của cây trồng.

+ Mối quan hệ giữa nguồn chất đồng hóa và các cơ quan tiêu thụ (nơi chứa):

Quan hệ giữa nguồn và nơi chứa rất mật thiết với nhau. Giữa nguồn và sức chứa phải tồn tại một tỷ lệ thích hợp. Nếu diện tích lá cao mà bông hạt ít hay ít củ thì hoạt động quang hợp tạo nên chất hữu cơ sẽ bị giảm. Chẳng hạn, khi ta cắt bớt bông lúa, hay ngắt bớt củ khoai tây thì hoạt động quang hợp của bộ lá bị giảm xuống ngay. Chính vì vậy mà nhìn vào bộ lá (nguồn) của một quần thể cây trồng ta có thể dự đoán sơ bộ năng suất (nơi chứa) của quần thể cây trồng đó [35], [59], [77].

Một phần của tài liệu 2.HoKhacMinh_NoiDung (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w