4. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LẠC VÀ XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ
CHẾ NĂNG SUẤT LẠC TRỒNG TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH QUẢNG BÌNH
3.1.1. Đánh giá thực trạng về đất đai, khí hậu và tình hình sản xuất nông nghiệp trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
3.1.1.1. Các loại đất cát biển tỉnh Quảng Bình và một số tính chất của chúng
Quảng Bình có tổng diện tích đất tự nhiên 805.500 ha, gồm 10 nhóm đất khác nhau, trong đó nhóm đất cát biển đứng thứ 2 về diện tích (chiếm 6,82% diện tích), với diện tích 54.887,84 ha, phân bố trên 29 xã, phường của 5/7 huyện, thành phố của tỉnh. Qua kết quả thu thập, tổng hợp các tài liệu thì đất cát biển tỉnh Quảng Bình được phân thành 3 loại chính như sau:
- Đất cồn cát trắng vàng (Luvic Arenosols)
Diện tích 45.303,84 ha chiếm gần 5,63% diện tích đất tự nhiên. Phân bố ở 24 xã dọc theo bờ biển thành những cồn cát cao từ 2 - 3 m, có khi cao đến 50 m. Xen giữa các cồn cát là các trảng cát, có địa hình thấp và phẳng hơn, diện tích 0,5 đến 10 ha tạo dáng hình rẽ quạt. Thành phần cơ giới rất thô, nghèo dinh dưỡng được hình thành nhờ quá trình bồi tụ của trầm tích biển. Đất thường có phản ứng chua pHKCl ≈ 4,5; hàm lượng chất hữu cơ rất thấp < 1%. Hàm lượng đạm tổng số < 0,06%. Lân và kali dễ tiêu đều nghèo < 5mg/100g đất. Tổng cation kiềm trao đổi và dung tích hấp thu đều rất thấp [74].
Thảm thực vật gồm có các loại cây hoang dại và cây trồng lâm - nông nghiệp. Các loại cây dại như: cỏ may, cỏ ống, dứa nước, mận gai, xương rồng, cỏ rười, cỏ lau sậy, các loại rau muống biển, cỏ chông, cây rau tứ quý ...; Các loại cây trồng lâm nghiệp chiếm diện tích chủ yếu như: cây phi lao bản địa, cây phi lao hom Trung Quốc, cây keo chịu hạn; các loại cây nông nghiệp như: cây dừa, chanh, bưởi, mãng cầu, rau màu các loại,… với diện tích khoảng 300 ha, phân bố ở các khu dân cư. Đây là loại
tỉnh và địa phương như: quy hoạch khu dân cư mới, quy hoạch làng nghề, quy hoạch
phát triển trang trại theo mô hình VACR (mô hình Nông - Lâm - Ngư kết hợp), quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản mặn.
TỈNH HÀ TĨNH B
H. TUYÊN HOÁ H. QUẢNG 11.566,27 ha
TRẠCH H. MINH HOÁ 10.818,88 ha BIỂN ĐÔNG 1.220,35 ha H. BỐ TRẠCH 9.042,14 ha ĐỒNG HỚI LÀO 22.240.20 ha H. QUẢNG NINH H. LỆ THUỶ CHÚ THÍCH -Đường biên giới đất liền - Đường biên giới các huyện
- Đường biên giới ven biển TỈNH QUẢNG TRỊ
- Đường tàu hoả - Đường quốc lộ 1A - Vùng đất cát biển
- Vùng đất cát biển trồng lạc
Hình 3.1. Sơ đồ tỉnh Quảng Bình, với vị trí của vùng đất cát biển và vùng đất cát biển trồng lạc
- Đất cát biển trung tính ít chua (Eutric Arenosols)
Diện tích 9.319 ha chiếm 1,16% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở địa hình thấp hơn và sâu vào trong đất liền ở các xã Quảng Hưng, Quảng Xuân, Quảng Thọ, Quảng Phúc huyện Quảng Trạch; xã Đồng Trạch huyện Bố Trạch; Võ Ninh, Gia Ninh huyện Quảng Ninh và các xã Hồng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy, Hưng Thủy, Sen Thủy huyện Lệ Thủy. Đất hình thành do quá trình lắng đọng trầm tích biển, có địa hình tương đối bằng phẳng. Thành phần cơ giới của đất nhẹ, thường là cát pha, phản ứng đất ít chua pHKCl = 5 - 6. Hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt thấp 1,13% và đạm tổng số tầng mặt nghèo (0,1%), các tầng dưới rất nghèo. Lân và kali tổng số và dễ tiêu đều nghèo. Tổng cation kiềm trao đổi và dung tích hấp thu đều thấp < 5meq/100 g đất [74].
Thảm thực vật chủ yếu là các loại cây trồng lâm, nông nghiệp rất phong phú và đa dạng về loài. Loại đất này đã được cải tạo trồng lúa ở những nơi thấp ngập nước ngọt, trồng hoa màu, rau, cây cảnh, cây ăn quả các loại ở những nơi đất ẩm vàn trung, trồng cây lâm nghiệp ở những nơi cồn vàn cao. Hiện nay, diện tích chưa sử dụng còn khoảng 1.000 ha [74].
- Đất cát biển chua có tầng hữu cơ (Dystric Arenosols)
Diện tích 265 ha chiếm 0,03% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các xã Quảng Long, Quảng Phương, Quảng Xuân huyện Quảng Trạch. Đặc điểm chính của loại đất này là có tầng than bùn với hàm lượng hữu cơ rất cao > 7%. Vì vậy, đất có phản ứng rất chua pHKCl ≈ 4. Các chất lân, kali tổng số và dễ tiêu đều nghèo. Tổng cation trao đổi và dung tích hấp thu CEC đều thấp. Loại đất này thường sử dụng để khai thác than bùn làm phân hữu cơ vi sinh [74].
3.1.1.2. Đặc điểm các vùng sinh thái nông nghiệp trên đất cát biển và những tiềm năng, thách thức trong phát triển sản xuất lạc ở tỉnh Quảng Bình
Theo nghiên cứu phân vùng sinh thái nông nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững vùng Duyên hải miền Trung của Nguyễn Võ Linh năm 2004 đã sử dụng các hệ thống phân vị sinh thái nông nghiệp 5 cấp là: Miền Sinh thái nông nghiệp, vùng sinh thái nông nghiệp, tiểu vùng sinh thái nông nghiệp, đơn vị sinh thái
và ô sinh thái nông nghiệp [87]. Đối chiếu với phân loại này thì vùng đất cát biển Quảng Bình được xem như một tiểu vùng sinh thái nông nghiệp. Trên cơ sở đó chúng tôi phân tiểu vùng sinh thái nông nghiệp Quảng Bình thành 2 cấp nhỏ: Đơn vị sinh thái nông nghiệp và ô sinh thái nông nghiệp.
Đơn vị sinh thái nông nghiệp dựa vào các tiêu chí: Địa hình và đất đai, loại thực vật, đặc điểm về nghề nghiệp của dân cư. Ô sinh thái nông nghiệp dựa vào các tiêu chí tương tự như ở đơn vị sinh thái nông nghiệp nhưng có bổ sung thêm tiêu chí loại hình sử dụng.
Trên cơ sở nghiên cứu các số liệu thu thập về vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình chúng tôi phân 2 đơn vị sinh thái nông nghiệp như sau: Đơn vị sinh thái nông nghiệp đất cát ven biển và đơn vị sinh thái nông nghiệp đất cát biển nội đồng. Mỗi đơn vị sinh thái trên có những đặc trưng cơ bản về đất đai, loại cây trồng và kiểu canh tác. Do vậy, trong từng đơn vị sinh thái đó cũng có những tiềm năng và thách thức trong phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển cây lạc nói riêng. Được chúng tôi mô tả bao quát ở hình 2 và 3 về Sơ đồ lát cắt sinh thái từ Tây sang Đông của tiểu vùng sinh thái nông nghiệp đất cát biển Quảng Bình.
- Đơn vị sinh thái nông nghiệp đất cát nội đồng
Đơn vị sinh thái đất cát nội đồng là vùng đất chiếm hầu hết diện tích của loại đất cát biển trung tính ít chua và đất cát biển chua có tầng hữu cơ, với tổng diện tích khoảng 9.500 ha đất tương đối bằng phẳng, ổn định, phân bố dọc hai bên đường quốc lộ 1A, thuộc 18 xã. Đơn vị sinh thái này có thể phân chia thành 3 dạng hình sinh thái nông nghiệp như sau:
+ Ô sinh thái đất trảng cát: là những bãi cát bằng với rừng cây bụi hoặc rừng trồng theo kiểu ô thửa bàn cờ. Mô hình nông nghiệp phát triển phổ biến là trạng trại Nông - Lâm kết hợp. Tiềm năng của loại đất này là còn nhiều diện tích chưa sử dụng. Khó khăn của vùng sinh thái này là đất rất nghèo dinh dưỡng và từ tháng 4 đến tháng 8 vào mùa khô hàng năm thường thiếu nước gây hạn hán. Tính đa dạng cây trồng thấp, cơ cấu cây trồng chưa ổn định. Trong điều kiện sinh thái này có thể
Tây Đông
Biển đông
Cửa Sông
ĐƠN VỊ STNN ĐẤT CÁT NỘI ĐỒNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN
Ô STNN Cát ngập nước Cát điển hình Trảng cát Cồn cát Đất cát nước lợ
Độ cao tương đối Vàn thấp Vàn trung Vàn cao Cồn cao Vàn thấp
Cơ cấu cây trồng, Cây lúa, sen, các loại Cây ăn quả, cây rau Cây lâm nghiệp, Cây lâm nghiệp, các loại Cây rừng ngập mặn, lúa, các
thủy sản ngọt và mô màu các loại và mô cây ăn quả và loại thủy sản nước lợ, mô hình
vật nuôi và mô hình Lúa - Ao - mô hình trang thủy sản mặn và mô hình
hình chủ đạo là Rừng – Ao nước mặn.
hình canh tác Chuồng, Sen - Ao - V-A-C. trại Lâm-Nông Lâm – Ao nước mặn.
Chuồng. kết hợp
Đất thấp trũng, chua Đất nghèo dinh Đất rất nghèo Đất rất nghèo dinh
phèn, dễ bị nhiễm mặn Phát triển thiếu bền vững. Diện
Các khó khăn khi triều cường, tiêu dưỡng, thiếu nước dinh dưỡng, dưỡng, thiếu nước tích nhỏ và ngày càng bị thu
vào mùa khô, úng thiếu nước vào nghiêm trọng vào mùa
nước khó khăn. Độc ngập vào mùa mưa. mùa khô. khô. hẹp.
canh cây lúa.
Tiềm năng phát Phát triển nông nghiệp Phát triển nông Phát triển trang Phát triển lâm nghiệp và Phát triển nuôi thủy sản nước
và nuôi trồng thủy sản nghiệp và mô hình trại Lâm-Nông
triển nông nghiệp ngọt. V-A-C. kết hợp. nuôi thủy sản mặn lợ.
Tiềm năng phát Trung bình Tốt Khá Không Không
triển cây lạc
Tây Đông
Biển đông
ĐƠN VỊ STNN ĐẤT CÁT NỘI ĐỒNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN
Ô STNN Cát ngập nước Cát điển hình Trảng cát Cồn cát Bãi cát
Độ cao tương đối Vàn thấp Vàn trung Vàn cao Cồn cao Vàn trung
Cơ cấu cây trồng, Cây lúa, sen, các loại Cây ăn quả, cây Cây lâm nghiệp, Cây lâm nghiệp, các loại Cây lâm nghiệp, cây rau màu
thủy sản ngọt và mô rau màu các loại cây ăn quả và mô thủy sản mặn và mô hình các loại, cây ăn quả, cây cảnh
vật nuôi và mô hình Lúa - Ao - và mô hình chủ hình trang trại Lâm – Nông kết hợp ở vùng
hình canh tác Chuồng, Sen - Ao - đạo là Lâm-Nông kết xa biển, Lâm – Ao nước và mô hình chủ đạo là Nông -
Lâm kết hợp.
Chuồng. V-A-C. hợp mặn ở vùng sát biển.
Đất thấp trũng, chua Đất nghèo dinh Đất rất nghèo Đất nghèo dinh dưỡng, thiếu
phèn, dễ bị nhiễm dưỡng, thiếu nước Đất rất nghèo dinh dưỡng,
Các khó khăn mặn khi triều cường, vào mùa khô, úng dinh dưỡng, thiếu thiếu nước nghiêm trọng nước vào mùa khô, san gió
tiêu nước khó khăn. ngập vào mùa nước vào mùa vào mùa khô. nên hiện tượng “cát bay, cát
khô. nhảy” mạnh.
Độc canh cây lúa. mưa.
Tiềm năng phát Phát triển nông Phát triển nông Phát triển trang Phát triển lâm nghiệp và Phát triển nông nghiệp và mô
nghiệp và nuôi trồng nghiệp và mô trại Lâm-Nông kết
triển nông nghiệp thủy sản ngọt. hình V-A-C. hợp. nuôi thủy sản mặn hình Lâm-Nông kết hợp.
Tiềm năng phát Trung bình Tốt Khá Không Khá
triển cây lạc
phát triển sản xuất cây lạc bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp gồm: bón phân tăng cường dinh dưỡng và hữu cơ cho đất, cơ cấu giống lạc chịu hạn, phát triển hệ thống thủy lợi tưới tiêu hợp lý, che phủ đất chống xói mòn, rữa trôi.
+ Ô sinh thái đất cát biển điển hình: là những vùng cát bằng phẳng, thảm thực vật và cây trồng rất đa dạng về thành phần và chủng loại. Đây là loại hình sinh thái có hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình. Các chân đất vàn trung có ẩm độ khá tốt, thường được sử dụng trồng các loại rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày các loại quanh năm. Các khu vườn trong khu dân cư thường trồng rau màu và cây ăn quả lâu năm các loại, với mô hình chủ đạo là Vườn
- Ao - Chuồng (VAC). Khó khăn của vùng sinh thái này là đất nghèo dinh dưỡng, vào đầu vụ đông xuân và trong suốt vụ thu đông đất thường dễ bị ngập úng, nên gây khó khăn cho công tác làm đất và gieo trồng. Vào cuối vụ đông xuân và vụ hè thu thường bị khô hạn do đất giữ nước kém. Hiện tại đây là vùng sinh thái có cơ cấu diện tích lạc chủ yếu trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế chưa cao do năng suất còn thấp. Vì vậy, trong thời gian tới để tăng khả năng cạnh tranh của cây lạc đối với các cây trồng khác và phát triển mở rộng diện tích trồng lạc trên loại hình sinh thái này cần tập trung các biện pháp kỹ thuật tổng hợp sau: biện pháp bón phân tăng cường dinh dưỡng và hữu cơ cho đất, cơ cấu giống lạc có tiềm năng năng suất cao, bố trí thời vụ hợp lý, che phủ đất chống xói mòn, rữa trôi, phát triển hệ thống thủy lợi tưới tiêu hợp lý là cơ sở để thâm canh tăng vụ.
+ Ô sinh thái đất cát ngập nước: Các vùng đất thấp trũng ngập nước được bố trí sản xuất lúa là chủ yếu (lúa vụ xuân và lúa tái sinh hè thu), các cây nông nghiệp khác như: rau muống vụ hè; su hào, bắp cải, rau ăn lá vụ thu đông; ớt, cà, lạc, mướp vụ xuân hè và nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Đây là nơi sản xuất, cung cấp lương thực chủ yếu cho vùng đất cát biển tỉnh Quảng Bình. Trước năm 1990 do không có giống lúa thích hợp nên thường chỉ sản xuất được 1 vụ lúa xuân muộn và năng suất đạt thấp. Từ năm 2000 đến nay do có nhiều giống tiến bộ kỹ thuật mới và hệ thống thủy lợi, đê kè được đầu tư nâng cấp, tưới tiêu chủ động hơn nên một số nơi đã bố trí sản xuất được hai vụ lúa. Khó khăn của vùng sinh thái này là đất glây, chua phèn, dễ bị nhiễm
mặn khi triều cường, ngập lụt khi mưa lớn vào cuối vụ hè thu và đầu vụ đông xuân thường bị ngập úng, nên gây khó khăn cho công tác làm đất và gieo cấy. Với điều kiện sinh thái này hiện tại có cơ cấu, bố trí sản xuất cây lạc vào vụ xuân hè và hè thu nhưng diện tích ít và khó phát triển.
- Đơn vị sinh thái nông nghiệp đất cát ven biển
Đơn vị sinh thái nông nghiệp đất cát ven biển là vùng đất cát ven biển liên tục qua 28 xã từ Đèo Ngang (xã Quảng Đông) ở phía Bắc đến Hạ Cờ (xã Ngư Thủy Nam) ở phía Nam trải dài 116 km và phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp vùng đất cát biển nội đồng, trải rộng từ Đông sang Tây có nơi rộng trên 10 km, với tổng diện tích khoảng 45.300 ha, chủ yếu là loại đất cồn cát trắng vàng, là vùng đất cát rộng lớn nhất của tỉnh Quảng Bình. Dân cư sinh sống ở đây bằng các nghề chính là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và khai thác, đánh bắt và chế biến hải sản. Đơn vị sinh thái nông nghiệp này có thể chia thành 3 ô sinh thái nông nghiệp sau:
+ Ô sinh thái cồn cát: Đây là loại hình sinh thái chiếm diện tích chủ yếu của đơn vị sinh thái này. Nó là những vùng đất cồn cát trắng vàng cao 2 - 3 m đến 50 m, chủ yếu phân bố nằm tiếp giáp với vùng đất cát biển nội đồng. Về cơ bản là các vùng cát chưa ổn định do chưa hình thành được thảm thực vật, đặc biệt là ở một số vùng cồn cát cao, khô chưa có thực vật mọc, hiện tượng “cát bay, cát nhảy” xảy ra nên cát đang di động, thiếu ổn định. Thực vật ở đây gồm các loại cây dại chịu hạn như: cỏ may, cỏ ống, dứa nước, mận gai, xương rồng và các loại cây trồng lâm nghiệp chiếm diện tích chủ yếu như: cây phi lao bản địa, cây phi lao hom Trung Quốc, cây keo chịu hạn. Tiềm năng ở đây là phát triển các trang trại nuôi hải sản theo hướng công nghiệp hiện đại ở các vùng sát biển và phát triển rừng trồng để khai thác gỗ kết hợp với phòng hộ ở các vùng xa biển. Khó khăn nhất của vùng này là cây rừng trồng phát triển rất chậm do đất vừa nghèo dinh dưỡng vừa thiếu nước