Ảnh hưởng của phủ đất đến hiệu quả kinh tế của lạc thí nghiệm

Một phần của tài liệu 2.HoKhacMinh_NoiDung (Trang 143 - 145)

4. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

3.4.6. Ảnh hưởng của phủ đất đến hiệu quả kinh tế của lạc thí nghiệm

Hiệu quả kinh tế là mục tiêu cuối cùng của sản xuất, là chỉ tiêu quan trọng có ý nghĩa quyết định việc đầu tư sản xuất. Kết quả tính toán các chỉ tiêu đánh giá được trình bày ở bảng 3.37 cho thấy:

Bảng 3.37. Ảnh hưởng của phủ đất đến hiệu quả kinh tế của lạc thí nghiệm Đơn vị tính: 1000 đồng/ha

Chỉ tiêu Thí nghiệm tại Cam Thuỷ Thí nghiệm tại Quảng Xuân

Tổng Tổng Lãi RR Tổng Tổng Lãi RR

Công thức thu chi ròng thu chi ròng

58860 50906 7954 0,16 59346 50906 8440 0,17 1. Không phủ (đ/c)

2. Phủ ni lông 69525 53606 15919 0,30 71631 53606 18025 0,34 3. Phủ rơm 72360 53906 18454 0,34 71685 53906 17779 0,33 - Về tổng thu: Tổng thu được tính bằng năng suất thực thu nhân với giá bán lạc vỏ khô tại thời điểm thu hoạch quy ra trên đơn vị diện tích là 1 ha. Qua hai thí nghiệm cho thấy, tổng thu của các công thức thí nghiệm biến động từ 58,86 đến 72,36 triệu đồng, chênh lệch tổng thu giữa các công thức là khá rõ và tương đồng qua 2 thí nghiệm. Công thức 3 phủ rơm đạt cao nhất, đến công thức 2 phủ ni lông và đạt thấp nhất là công thức 1 (đối chứng) không phủ đất. - Về tổng chi: Tổng chi được tính bằng tổng tiền mua vật tư nông nghiệp và tiền công lao động đầu tư cho sản xuất, trong đó chi phí công lao động chiếm khoảng 60%. Tổng chi phí của các công thức biến động từ 50,906 đến 53,906 triệu đồng. Trong đó, cao nhất là công thức 3 phủ rơm do chi phí mua rơm cao, tiếp đến là công thức 2 phủ ni lông và thấp nhất là công thức 1 không phủ đất do không chi kinh phí mua vật liệu phủ đất.

-Về lãi ròng: Được tính bằng tổng thu trừ tổng chi. Qua tính toán ở bảng 3.37 cho thấy kết quả lãi ròng ở các công thức ở cả 2 thí nghiệm tại 2 điểm tương đồng nhau. Đạt lãi ròng cao nhất là công thức 3 phủ rơm, kế đến là công thức 2 phủ ni lông và có lãi thấp nhất là công thức 1 không phủ đất. Đáng chú ý

nhất là các công thức áp dụng phủ đất có lãi cao hơn nhiều so với công thức không phủ đất (từ 15,919 đến 18,454 triệu đồng trên 1 ha).

- Về chỉ số RR: Chỉ số RR của các công thức áp dụng phủ đất ở thí nghiệm tương đối cao (lớn hơn 0,3) so với công thức đối chứng không phủ đất. Như vậy chứng tỏ rằng, việc đầu tư áp dụng vật liệu phủ đất trong sản xuất lạc cho hiệu quả kinh tế cao. Kết quả cũng cho thấy 2 loại vật liệu che phủ đất áp dụng trong thí nghiệm đều cho hiệu quả kinh tế cao và ảnh hưởng của hai loại vật liệu ni lông và rơm đến hiệu quả kinh tế khác nhau không rõ.

*Tóm lại:

Từ kết quả thu được qua nghiên cứu thí nghiệm đồng thời tại hai vùng, chúng tôi có kết luận như sau:

- Ảnh hưởng của vật liệu phủ đất đến các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển chiều cao cây, bộ lá, cành lạc, nốt sần và năng suất khá tương đồng. Lạc được phủ đất sinh trưởng, phát triển tốt, rút ngắn thời gian sinh trưởng 5 - 6 ngày và cho năng suất tăng 0,395 - 0,462 tấn/ha so với không được phủ đất. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy ảnh hưởng của hai loại vật liệu ni lông và rơm đến các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và năng suất lạc là khác nhau không rõ.

- Ảnh hưởng của vật liệu phủ đất đến một số tính chất lý, hoá học đất khá tương đồng và đều có cải thiện rõ:

+ Nền nhiệt của đất được điều hoà hơn (ấm hơn khi trời rét và mát hơn khi trời nóng). So sánh giữ hai loại vật liệu thì rơm giữ ấm cho đất tốt hơn khi trời rét so với ni lông nhưng lại không giữ mát tốt hơn cho đất khi trời nóng.

+ Ẩm độ đất được che phủ luôn cao hơn so với đất không được phủ, nhờ hạn chế được sự bốc hơi mặt thoáng, đặc biệt khi phủ bằng ni lông hơi nước bốc lên từ đất được ngưng tụ lại mặt dưới ni lông và được trả lại đất nên ẩm độ đất luôn cao hơn đất được phủ bằng rơm hoặc đất không được phủ.

chua (pHKCl), hàm lượng hữu cơ (OM%), đạm tổng số (N%), lân tổng số (P2O5 %), kali tổng số (K2O%), lân dễ tiêu (P2O5 mg/100g đất), dung tích hấp thụ (CEC lđl/100g đất) đều tăng lên đáng kể, góp phần cải thiện độ phì của đất. Kết quả cũng cho thấy đất được che phủ khi trồng lạc có các chỉ tiêu cao hơn rõ so với đất không được che phủ. Trong đó đáng chú ý là đất được phủ bằng rơm có các chỉ tiêu hàm lượng hữu cơ, lân dễ tiêu, kali tổng số đều cao hơn rõ so với đất được phủ bằng ni lông, đặc biệt là hàm lượng kali tổng số đất được phủ bằng rơm tăng hơn nhiều so với đất trước thí nghiệm là rất có ý nghĩa cho trồng lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình, vì hiện nay kali được xác định đang là yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất lạc nhất.

- Về hiệu quả kinh tế: Kết quả thí nghiệm đã chứng tỏ sản xuất lạc thu được hiệu quả kinh tế cao khi đầu tư thêm áp dụng vật liệu phủ đất, lãi ròng đạt cao (15,919 - 18,454 triệu đồng/ha) và RR đạt cao (lớn hơn 0,3).

Như vậy, qua kết quả trên chúng tôi thấy sản xuất lạc được đầu tư vật liệu phủ đất đã có tác dụng cải thiện được lý hoá tính, tăng độ phì của đất tạo điều kiện cho lạc sinh trưởng phát triển thuận lợi hơn trong suốt thời vụ gieo trồng góp phần tăng năng suất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, việc ứng dụng vật liệu phủ đất trong sản xuất lạc đã cải thiện nhiều chỉ tiêu hoá tính đất sau khi kết thúc vụ sản xuất, có lợi cho các cây trồng vụ sau. So sánh giữa hai loại vật liệu rơm và ni lông thì phủ đất bằng rơm có ưu điểm hơn so với phủ đất bằng ni lông.

Một phần của tài liệu 2.HoKhacMinh_NoiDung (Trang 143 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w