Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hợp phần mô hình thực nghiệm

Một phần của tài liệu 2.HoKhacMinh_NoiDung (Trang 148 - 151)

4. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

3.5.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của các hợp phần mô hình thực nghiệm

Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất là một khâu quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển mở rộng sản xuất ra đại trà. Một mô hình sản xuất được đánh giá chính xác hiệu quả kinh tế là cơ sở quan trọng cho người nông dân quan tâm đầu tư áp dụng vào sản xuất và cho các cơ quan chức năng địa phương định hướng trong quy hoạch phát triển sản xuất. Qua kết quả tổng hợp, tính toán hiệu quả kinh tế của mô hình thực nghiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc mới được thể hiện ở bảng 3.39, chúng tôi có một số đánh giá sau:

- Về chi phí đầu tư: Các hợp phần 2 và 3 áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới đòi hỏi đầu tư thêm một số loại vật tư như phân bón và rơm phủ đất nên chi phí đầu vào có tăng lên, hợp phần 2 tăng 6,944 triệu đồng/ha, hợp phần 3 tăng 3,954 triệu đồng/ha so với hợp phần 1 đối chứng. Tuy nhiên, công lao động ở các hợp phần 2 và 3 đều giảm 10 công/ha (tương đương 1,2 triệu đồng) so với đối chứng nhờ giảm được nhiều công chăm sóc, làm cỏ. Vì vậy, tổng chi phí của hợp phần 2 là 54,17 triệu/ha, chỉ tăng 5,744 triệu đồng so với hợp phần 1 đối chứng và tổng chi của hợp phần 3 là 51,21 triệu đồng/ha, tăng 2,754 triệu đồng so với hợp phần 1 đối chứng.

Bảng 3.39. Hiệu quả kinh tế của mô hình thực nghiệm (tính cho 1 ha)

Hợp phần 1 Hợp phần 2 Hợp phần 3 Đơn Giá bán (đối chứng)

Tiêu chí vị (đồng) Số Thành Số Thành Số Thành

tính lượng tiền lượng tiền lượng tiền

(1000đ) (1000đ) (1000đ) 1. Tổng chi 48426 54170 51210 1.1. Vật tư 20826 27770 24810 Kali Clorua kg 14000 80 1120 100 1400 100 1400 Lân supe kg 3400 190 646 250 850 250 850 NPK (5-10-3) kg 4800 600 2880 800 3840 800 3840 Phân HC vi sinh kg 3400 0 0 0 0 900 2040 Vôi bón ruộng kg 1200 500 600 500 600 500 600 Lạc giống L14 kg 48000 240 11520 240 11520 240 11520 Thuố c BVTV 1560 1560 1560 Rơm tấn 300000 0 0 10 3000 10 3000 Phân chuồng tấn 500000 5 2500 10 5000 0 0

1.2. Công lao động công 120000 230 27600 220 26400 220 26400

Làm đất, bón phân lót công 120000 60 7200 60 7200 60 7200 Gieo hạt, tỉa dặm công 120000 60 7200 60 7200 60 7200

Phủ rơm công 120000 0 0 20 2400 20 2400

Làm cỏ, xới xáo, bón công 120000 40 4800 10 1200 10 1200 thúc lần 1 và 2

Phun thuốc BVTV công 120000 10 1200 10 1200 10 1200 Thu hoạch công 120000 60 7200 60 7200 60 7200 2. Tổng thu kg 25000 2097 56619 3743 101061 3335 90045

3. Lãi ròng 8193 46891 38835

4. Tỷ suất lãi so với 0,17 0,87 0,76

vốn đầu tư (RR)

-Về tổng thu: Năng suất tăng cao ở hai hợp phần 2 và 3 nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới nên tổng thu của chúng cao hơn hẳn so với hợp phần 1 đối chứng. Tổng thu của hợp phần 2 đạt 101,061 triệu đồng/ha, tăng đến 44,442 triệu đồng so với hợp phần 1 đối chứng và tổng thu của hợp phần 3 đạt 90,045 triệu đồng/ha, tăng 37,426 triệu đồng so với hợp phần 1 đối chứng.

- Về lãi ròng: Lãi ròng là kết quả hiệu giữa tổng thu và tổng chi. Qua phân tích hai chỉ tiêu tổng chi và tổng thu trên cho thấy tổng thu của hai hợp phần 2 và 3 áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới đạt cao, trong khi đó tổng chi phí đầu tư tăng thêm không nhiều so với hợp phần 1 đối chứng nên lãi ròng đạt cao hơn rất nhiều so với hợp phần 1 đối chứng. Qua kết quả tổng hợp ở bảng 3.39 cho thấy, lãi ròng cao nhất ở hợp phần 2 đạt 46,891 triệu đồng/ha, đứng thứ hai là hợp phần 3 đạt 38,835 triệu đồng/ha và thấp nhất là hợp phần 1 đối chứng đạt chỉ 8,193 triệu đồng/ha.

- Về tỉ suất lợi nhuận so với tổng vốn đầu tư: Tỉ suất lợi nhuận được xác định bằng hiệu số giữa lãi ròng và tổng chi phí đầu tư. Chỉ số này phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư, đầu tư 1 đồng vốn vào trong một chu trình sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng tiền lãi. Qua số liệu ở bảng 3.39 thì tỉ suất lợi nhuận đạt cao nhất ở hợp phần 2 (đạt 0,87), đứng thứ hai là hợp phần 3 (đạt 0,76) và thấp nhất là hợp phần 1 đối chứng (chỉ đạt 0,17). Kết quả này đã phản ánh rõ hiệu quả kinh tế cao của đồng vốn đầu tư cho ứng dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình.

* Tóm lại:

Qua phân tích, đánh giá chi tiết kết quả mô hình thực nghiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp mà các nghiên cứu của đề tài xác định được trong sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình cho thấy: Năng suất lạc đã tăng từ 2,097 tấn/ha lên 33,35 - 37,43 tấn/ha, đưa lãi ròng tăng từ 8,193 triệu đồng/ha lên 38,835 – 46,891 triệu đồng/ha và tỉ suất lợi nhuận so với vốn đầu tư tăng từ 0,17 lên 0,76 – 0,87.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu 2.HoKhacMinh_NoiDung (Trang 148 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w