Nghiên cứu kỹ thuật bón phân cho cây lạc

Một phần của tài liệu 2.HoKhacMinh_NoiDung (Trang 37 - 47)

4. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

1.4.2. Nghiên cứu kỹ thuật bón phân cho cây lạc

1.4.2.1. Nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây lạc

Cây lạc là một loại cây họ đậu, có nhu cầu dinh dưỡng không cao và lại có khả năng sử dụng được đạm từ không khí nhờ các vi khuẩn nốt sần. Ở Mỹ 1 tấn lạc củ (kèm với thân lá) cần 64 kg N, 16 kg P2O5 và 27 kg K2O. Như vậy cây lạc hút đạm cao hơn 5 - 6 lần lân và kali. Cây lạc cũng có nhu cầu khá cao về Ca và Mg.

Bảng 1.7. Chất đa lượng được cây lạc hấp thụ ở các giai đoạn tăng trưởng

Giai đoạn tăng Tỉ lệ tổng lượng chất bị hấp thụ (%)

trưởng N P K Ca Mg 11 Sinh dưỡng 10 10 19 10 48 Sinh sản (ra củ) 42 39 28 53 41 Chín muồi (già) 48 51 53 37

(Nguồn: Longanathan & Krishnamoorthy, 1977)

Qua số liệu ở bảng 1.7 cho thấy, chỉ 10 - 20% tổng lượng dinh dưỡng được cây lạc hấp thụ trong quá trình sinh trưởng sinh dưỡng, 80 - 90% còn lại được hấp thụ gần như đều nhau ở hai giai đoạn của quá trình sinh trưởng sinh thực là sinh sản (ra củ) và chín muồi (già).

Đối với các giống lạc truyền thống ở bắc Trung Quốc để có sản lượng quả đạt 3000 kg/ha cần: 22,5 tấn/ha phân hữu cơ cộng với loại phân chứa 20 kg/ha P2O5 bón vào luống rồi trộn lớp 10 cm đất trên mặt, sau đó bón thúc 30 kg/ha phân N [15]. Với giống lạc cải tiến ở đất trung bình trong tỉnh Sơn Đông, để có sản lượng quả đạt 4500 kg/ha: bón lót vào thời điểm gieo hạt 37,5 tấn/ha phân hữu cơ cộng với loại phân chứa 30 kg/ha P2O5 và 75 kg/ha K2O và chủng vi khuẩn tạo nốt sần vào, tiếp đó bón thúc một lần 30 kg N/ha vào thời điểm nảy mầm và một lần 10 kg N/ha nữa vào lúc bắt đầu ra hoa [108].

Khi nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng của cây lạc, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Dầu nam Xê-nê-gan cho thấy, để có năng suất 1000 kg/ha thì cây lạc đã cần một lượng nguyên tố khoáng như sau: 45 - 52 kg N; 2,2 - 3,8 kg P; 11,8

- 13,7 kg K; 5,9 - 8,3 kg Ca; 3,8 - 7,2 kg Mg. Như vậy cây lạc tích lũy đạm với lượng lớn nhất sau đó đến kali [4].

Kanwar (1983) tóm tắt những kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng lạc ở Ấn Độ và hiệu quả phân bón từ năm 1958 - 1959 đến 1975 - 1976 đã kết luận: “chỉ cần bón

cân đối thôi đã có thể tăng sản lượng lạc lên rất nhiều” [15]. Bón phân cân đối cho lạc

dù trên loại đất nào cũng làm tăng năng suất đáng kể; Trên đất cát biển bón cân đối đạm lân cho bội thu 2,5 - 3,2 tấn/ha; Trên đất bazan bội thu 0,56 – 1,0 tấn/ha [14].

1.4.2.2. Nghiên cứu kỹ thuật bón phân vô cơ cho cây lạc

- Về phân đạm:

Tổng hợp các kết quả nghiên cứu về hiệu lực của phân đạm đối với cây lạc tại Trung Quốc đã nhận định, đất có hàm lượng đạm tổng số nhỏ hơn 0,045% thì ngưỡng bón phân đạm để tăng năng suất lạc là 94,0 kg N/ha, đất có hàm lượng đạm tổng số từ 0,045 - 0,065% thì ngưỡng bón phân đạm để tăng năng suất lạc là 56,0 kg N/ha và đất có hàm lượng đạm tổng số lớn hơn 0,065% thì bón phân đạm sẽ không làm tăng năng suất lạc [22].

Tại Floria - Mỹ, với lượng phân đạm được bón cho cây lạc là 45 kg N/ha trong hệ thống luân canh cỏ lưu niên - lạc, năng suất lạc đạt bình quân 48,1 tạ/ha và không phụ thuộc vào các phương thức làm đất khác nhau [146].

Trên đất cát pha sét có hàm lượng đạm tổng số là 0,084% ở Iran, bón phân đạm với lượng 60 kg N/ha thì năng suất lạc vỏ đạt 2,31 tấn/ha, cao hơn 27,2% so với không bón đạm và từ 7,1 - 16,3% so với lượng bón 30 và 90 kg N/ha [113].

Theo đánh giá của Nguyễn Văn Bộ và cộng sự (1999) [5], bón tăng lượng phân đạm lên trên 40 kg N/ha sẽ làm giảm năng suất lạc vì sinh khối phát triển mạnh. Trên đất phù sa nghèo dinh dưỡng ở Thừa Thiên Huế, Trần Thị Thu Hà (2004) [40] đã xác định, bón 30 kg N/ha cho năng suất lạc cao nhất và cao hơn từ 8,4 đến 11,4% so với lượng bón 40 và 50 kg N/ha. Còn trên đất cát biển Thừa Thiên Huế, Lê Thanh Bồn (1997) [14] xác định bón 40 kg N/ha làm tăng năng suất so với đối chứng không bón 10,18% và Trần Thị Thu Hà (2006) [38] xác định bón 40 kg N/ha đạt hiệu quả cao nhất.

- Về phân lân:

Trên đất cát mới cải tạo có hàm lượng lân dễ tiêu là 1,8 ppm ở Cairo - Ai Cập, Migawer và cộng sự (2001) [128] đã tiến hành thăm dò hiệu lực của phân lân đối với cây lạc ở 3 mức bón là 20, 30 và 40 kg P2O5/fed. Kết quả đã xác định, ở lượng bón 30 P2O5/fed năng suất hạt của giống lạc Giza4 và Giza5 đạt 2,09 tấn/fed, cao hơn 7,7% so với lượng bón 40 kg P2O5/fed và 24,4% so với lượng bón 20 kg P2O5/fed. Còn tại Al-Behaira - Ai Cập, trên đất cát mới cải tạo có hàm lượng lân dễ tiêu là 18,0 ppm, M.E. Theo Gobarah và cộng sự (2006) [112], khi bón 30 kg P2O5/fed năng suất hạt giống lạc Giza 6 đạt 1,18 tấn/ha và tương đương với lượng bón 60 kg P2O5/fed. ( 1 fed = 3,8 ha)

Trên đất cát có hàm lượng lân dễ tiêu là 66,2 ppm và canh tác nhờ nước trời ở Ni-gê-ria, J.O. Shiyam (2010) [138] đã xác định, bón phân lân với lượng 30 kg P2O5/ha thì năng suất hạt của giống lạc Grafii đạt tương đương so với lượng bón 40 kg P2O5/ha, cao hơn 61,4% so với không bón và từ 33,1 - 35,7% so với các lượng bón 20 và 50 kg P2O5/ha.

Kết quả nghiên cứu năm 2003 trên đất đồi ở Jianghuai - Trung Quốc xác định

lượng phân lân thích hợp là 75 kg P2O5/ha, khi đó năng suất lạc đạt từ 0,489 – 0,543

tấn/ha [148]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu những năm gần đây tại Trường Đại học Nông nghiệp Shandong lại cho thấy, hiệu lực của phân đạm, lân, kali và

can xi đối với cây lạc, cũng nhận thấy lượng phân lân hợp lý đối với cây lạc là 150 kg P2O5/ha [149].

Nguyễn Thị Dần (1991) [27] kết luận: trên đất cát biển có hàm lượng hữu cơ 0,6 - 1,0% đạm tổng số 0,03 - 0,09%, hàm lượng kali tổng số thấp (0,75%), hàm lượng lân, kali dễ tiêu: 3 - 5 và 6 - 7 mg/100g, có độ chua trung bình, khả năng hấp thu kém dễ bị rửa trôi thì hiệu suất 1 kg P2O5 (dạng supe photphat) ở mức bón 60 P2O5 cho trung bình 4,5 - 5,0 kg lạc vỏ. Hiệu lực 1 kg P2O5 đầu tư là 3,0 - 4,5 kg lạc vỏ, cá biệt đạt 7 - 8 kg lạc vỏ. Để đạt hiệu quả kinh tế cao thì nên đầu tư ở mức 60 kg P2O5/ha và để đạt năng suất cao nên đầu tư ở mức 90 kg P2O5/ha.

Theo nghiên cứu của Bùi Huy Hiền (2000) [42], trên đất cát biển không chua (pH = 5,8 - 6,0) hiệu lực các loại phân lân (phân lân nung chảy và phân lân chậm tan) cao, chỉ thấp hơn superphotphat trên nền 8 tấn phân chuồng + 30 kg N + 30 kg K2O/ha. Bón supe lân năng suất lạc tăng so với đối chứng 115%, còn phân lân nung chảy là 112%.

Kết quả thử nghiệm một số mô hình bón phân hợp lý trên đất bạc màu của Đoàn Văn Điểm và cộng sự (1995) [33] cho biết: bón lân cho lạc tăng năng suất lạc từ 1,25 tấn/ha lên 1,57 tấn/ha, bội thu 0,32 tấn/ha. Hiệu suất phân bón của 1 kg P2O5 (dạng supe photphat) ở mức 60 kg P2O5/ha cho từ 4,5 - 5,0 kg lạc vỏ so với 3,6 - 4,0 kg lạc vỏ ở mức bón 90 kg P2O5/ha. Những kết quả tương tự cũng thu được khi tiến hành thí nghiệm với lạc trên đất bạc màu Bắc Giang [43].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Đào về liều lượng phân bón cho lạc tại một số tỉnh miền Trung đã kết luận rằng: Khi bón supe photphat và phân lân nung chảy, liều

lượng từ 30, 40, 60, 80, 90, 100, 120 kg P2O5/ha cho các giống Sen lai, sen Nghệ An,

lạc giấy Thừa Thiên, lạc Kỳ Sơn đã làm tăng lượng nốt sần, tỷ lệ hoa hữu hiệu, tổng

số quả và số quả chắc trên cây, P100 quả và P1000 hạt. Bón lân đã làm tăng năng suất

của quả khô từ 12,9% đến 34,7%. Ngoài ra bón lân cho lạc không những làm tăng hiệu quả kinh tế sản xuất mà còn cải thiện tính chất đất [30].

Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Bồn, trên đất cát biển ở Thừa Thiên Huế đã xác định lân là yếu tố dinh dưỡng hạn chế năng suất lạc nhất và lượng phân lân thích hợp bón cho cây lạc từ 60 - 90 kg P2O5/ha [10], [11], [12].

Trên đất đỏ vàng trên bazan, Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999) [73] đã nhận xét: bón lân cho lạc làm tăng năng suất lạc đáng kể mặc dù đất có hàm lượng lân tổng số rất cao. Bón lân cho lạc, năng suất lạc quả đạt 522 - 1337 kg/ha, năng suất lạc nhân (tăng 24%). Bón lân nung chảy tăng 140%. Phân chuồng kết hợp superphotphat tăng 145%, hiệu suất đạt 6,3 kg quả lạc/kg P2O5 với liều lượng 90 kg P2O5/ha. Trên đất xám đồi gò và đất phù sa canh tác nhờ nước trời ở Kon Tum, năng suất và hiệu quả kinh tế của giống lạc L14 đạt cao nhất ở lượng bón 120 kg P2O5/ha trên đất xám đồi gò và 90 kg P2O5/ha trên đất phù sa [21].

- Về phân kali:

Tại Saurashtra - Ấn Độ, Golakiya B. (1998) [114] đã tiến hành đánh giá hiệu lực của phân kali trên các loại đất có hàm lượng lân tổng số từ 109 - 712 kg/ha, kết quả thực nghiệm ở 6 điểm đã xác định, ở lượng bón 80 kg K2O/ha năng suất lạc cao hơn so với lượng bón 40 và 120 kg K2O/ha.

Tại Hàn Quốc, tổng hợp các kết quả nghiên cứu về phân bón, Shin và cộng sự (1985) [103] cho biết lượng phân kali thích hợp để bón cho cây lạc là 83 kg K2O/ha.

Kết quả thực nghiệm của Viện Nghiên cứu Cây công nghiệp Guangdong - Trung Quốc đã xác định lượng phân kali hợp lý để bón cho cây lạc tại Guangdong là từ 75 - 90 kg K2O/ha (Liang Xuanqiang, 1996) [125]. Kết quả phân tích 28 mẫu đất trên vùng đất cao ở khu vực ven biển Phúc Kiến, Zhang Mingqing và Lin Xinjian (1996) [145] đã đánh giá, ngoài đạm, lân và muối Bo thì kali cũng là yếu tố hạn chế chung cho sự sinh trưởng và phát huy năng suất lạc. Đồng thời hai tác giả cũng tổng hợp các thử nghiệm về hiệu lực phân bón đối với cây lạc đã xác định lượng phân kali tối ưu cần bón cho đất cát đỏ là 87 kg K2O/ha, cho đất lúa có nguồn gốc từ đất đỏ là 97 kg K2O/ha và cho đất cát mặn là 85 kg K2O/ha.

Tại Cairo - Ai Cập, trên đất cát vừa mới cải tạo có hàm lượng kali trong tầng đế cày (0 - 20cm) là 210,6 ppm, Migawer và cộng sự (2001) [128] đã xác định, khi bón 50 kg K2O/ha năng suất hạt của giống lạc Giza4 và Giza5 đạt bình quân 1,98 tấn/ha, cao hơn 9,4% so với lượng bón 25 K2O/ha.

Đối với phân kali, trên đất bạc màu ở Hà Bắc, cũng có hiệu lực rõ rệt đối với sinh trưởng và năng suất của cây lạc, bón 60 kg K2O/ha năng suất lạc tăng 23,8% so với nền bón 30 kg K2O/ha [25].

Kết quả thử nghiệm một số mô hình bón phân hợp lý trên đất bạc màu của Đoàn Văn Điểm và cs (1995) [33] cho biết: Bón kali tăng năng suất từ 1,57 tấn/ha lên 1,78 tấn/ha bội thu 0,21 tấn/ha.

Theo Nguyễn Trọng Thi, Nguyễn Văn Bộ (1999) [85], trên đất bạc màu phù sa cổ, hiệu suất sử dụng kali của cây lạc từ 2,3 đến 8,2 kg lạc vỏ/kg K2O, năng suất

lạc đạt cao nhất ở lượng bón 90 kg K2O/ha và hiệu quả kinh tế đạt cao nhất ở lượng bón 60 kg K2O/ha.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của kali đến năng suất lạc xuân trên đất bạc màu của Nguyễn Thị Hiền và cs (2001) [43] cho thấy: bón phân kali cho lạc trong vụ xuân trên đất bạc màu Bắc Giang đã có tác dụng làm tăng sự sinh trưởng và phát triển của cây lạc, đồng thời làm tăng sự tích luỹ N, P và K trong thân lá. Cũng theo các tác giả này thì trên đất bạc màu, lượng kali bón ở mức 90 kg K2O/ha cho năng suất lạc cao nhất.

- Về bón vôi cho cây lạc

Theo Trần Thị Thu Hà (2006) [38], lượng vôi bón thích hợp cho lạc giống Giấy Kim Long trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế là 500 kg/ha đối với đất phù sa và 300 kg/ha đối với đất cát biển.

Kết quả nghiên cứu trên đất bạc màu ở Ba Vì, đất bạc màu ở Hà Bắc và đất cát biển ở Diễn Châu - Nghệ An của Nguyễn Thị Dần và cộng sự (1991) [27] cho thấy: trên đất bạc màu ở Ba Vì nếu bón vôi ở mức 300 - 500 kg CaO cho một ha, năng suất

tăng từ 0,2 – 0,4 tấn/ha trên nền 8 tấn tấn phân chuồng 90 kg P2O5 và 40 kg K2O. Ở

Hà Bắc với lượng vôi bón 300 - 500 kg CaO/ha năng suất tăng 0,38 – 0,41 tấn/ha.

Theo Đỗ Thị Xô và cộng sự (1995) [98], bón vôi trên đất bạc màu làm tăng năng suất lạc từ 9 - 10%, bón Mg làm tăng năng suất 11%. Bón vôi cho lạc, ngoài việc cung cấp canxi như là nguyên tố dinh dưỡng còn có tác dụng khử chua cho đất, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn nốt sần phát triển và quan trọng vôi góp phần hình thành quả lạc.

Theo Nguyễn Văn Bộ và cộng sự (1999) [5], trên đất bạc màu phù sa cổ trên đất bạc màu khi bón lượng canxi hợp lý sẽ làm tăng năng suất lạc từ 9 đến 10% và bón ma-giê cũng làm tăng năng suất 11%.

Trên đất bạc màu, bón vôi làm tăng năng suất lạc 9 - 10%, bón Mg năng suất tăng 11%. Song việc lạm dụng bón vôi quá mức cần thiết lại làm giảm năng suất lạc do đất bị bão hòa can xi. Việc xác định chính xác lượng vôi bón lại không đơn giản. Trên đất bạc màu bón 300 – 500 kg vôi/ha làm tăng năng suất lạc đáng kể,

nếu chỉ tăng liều lượng lên 600 kg/ha đã làm năng suất lạc giảm. Trên đất cát biển lượng vôi thích hợp chỉ nên 300 – 400 kg/ha [15].

- Về tỷ lệ phân vô cơ bón cho lạc

Kết quả thí nghiệm hiệu lực và tỷ lệ N:P cho lạc trên đất cát biển ở Diễn Châu, Nghệ An của Nguyễn Thị Dần & Trần Thúc Sơn (1990) [26] và trên đất thịt nghèo dinh dưỡng ở Bắc Trung bộ, Bùi Huy Hiền và Lê Văn Tiềm (1995) [42] đều cho biết

tỷ lệ N:P2O5 phù hợp là 1:3. Cũng theo Nguyễn Thị Dần (1995) [25] khi nghiên cứu

trên đất bạc màu ở Hà Bắc cho thấy, tỷ lệ giữa phân đạm, lân và kali hợp lý trong vụ xuân và vụ thu là 1:3:2 với lượng đạm là 30 kg N/ha. Còn theo Công Doẵn Sắt và cộng sự (1995) [72] thì trên đất xám miền Đông Nam Bộ, tỷ lệ và liều lượng đạm và

kali bón cho năng suất lạc cao nhất là 30N và 90 K2O và lượng đạm, lân và kali bón

cho năng suất lạc khô đạt cao nhất là 40 N + 90 P2O5 + 60 K2O. Nhìn chung tỷ lệ N:

P2O5 thích hợp cho lạc là từ 1:2 đến 1:3 còn tỷ lệ N:K2O cũng nên giữ trong khoảng

1:2-3 trên nền phân đạm từ 20 đến 30 kg N/ha [5].

Lê Thanh Bồn (1997) [14] cho rằng: kali cũng là yếu tố quan trọng trong cân đối dinh dưỡng của cây lạc trên đất cát biển. Quy luật tương tự cũng thấy trên đất bạc màu, đất xám, .... Tuy nhiên, dù kali có hiệu quả cao song cũng nên cân đối ở

Một phần của tài liệu 2.HoKhacMinh_NoiDung (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w