Nghiên cứu kỹ thuật phủ đất cho cây lạc

Một phần của tài liệu 2.HoKhacMinh_NoiDung (Trang 49 - 50)

4. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

1.4.5. Nghiên cứu kỹ thuật phủ đất cho cây lạc

Theo kết quả nghiên cứu của Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam việc sử dụng vật liệu phủ đất đều có tác dụng tốt cho sự sinh trưởng phát triển của cây lạc và hiệu quả kinh tế như: rút ngắn thời gian nảy mầm, mật độ bảo đảm do tỉ lệ nẩy mầm cao, ra hoa sớm, tăng số lượng quả chắc/cây, tăng năng suất và hạn chế cỏ dại, tăng dinh dưỡng cho lạc và tăng độ phì nhiêu của đất, giữ nhiệt và ẩm độ cho đất [99], [104], [105], [147], [150].

Kỹ thuật trồng lạc phủ ni lông được Trung tâm thực nghiệm đậu đỗ tiến hành thử nghiệm từ năm 1996, đến năm 1997 được Hội đồng Khoa học công nghệ cho phép khu vực hoá mở rộng sản xuất. Theo Trần Đình Long & cộng sự (1999) [63] việc áp dụng kỹ thuật che phủ ni lông ở các tỉnh phía Bắc đã mang lại nhiều kết quả tốt. Năng suất lạc trong vụ xuân ở Nam Định đạt 4,4 tấn/ha,… Mức độ chấp nhận của người dân với tiến bộ kỹ thuật này được thể hiện rõ qua diện tích áp dụng kỹ thuật phủ ni lông mới chỉ được 11 ha năm 1996, tăng lên 150 ha năm 1998 và đạt

394 ha năm 1999, trong đó Nam Định là tỉnh ứng dụng kỹ thuật này nhanh và có hiệu quả cao nhất 92 ha, sau đó là tỉnh Bắc Giang 68 ha. Năm 2000 diện tích gieo trồng lạc bằng kỹ thuật này đã tăng lên gần 1000 ha.

Theo Nguyễn Thị Chinh & cộng sự (2001) [17], việc che phủ ni lông cho giống lạc L02 trong vụ xuân năng suất tăng 43%, trong vụ thu đông năng suất đã tăng lên 54,7% so với không che phủ. Cũng theo tác giả (2002) [18] kết luận về

hiệu quả kinh tế của việc chi phủ ni lông cho lạc: Trồng lạc có che phủ ni lông đã phải đầu tư thêm chi phí và thuốc trừ cỏ là 1.556.000 đ/ha. Ngoài ra mỗi ha phải tăng thêm 27 công gieo trồng, 54 công đục lỗ, thu lượm ni lông sau thu hoạch. Nhưng áp dụng kỹ thuật này người trồng lạc không phải tốn công làm cỏ, giảm bớt được khoảng 135 công/ha, tương đương 1.350.000 đ/ha. Mặc dù chi phí vật tư ban đầu cao hơn so với sản xuất không phủ ni lông nhưng năng suất đã tăng bình quân 1 tấn/ha và lãi thuần tăng lên 3.358.000 đ/ha.

Về ảnh hưởng của loại vật liệu phủ đất trong sản xuất lạc, theo nghiên cứu của A.Ramakrishna và cộng sự (2006) [99] thực hiện nghiên cứu trong vụ xuân ở miền Bắc Việt Nam và theo nghiên cứu dài hơi (từ năm 1992 đến năm 1999) của P.K. Ghosh và cộng sự [136] trong vụ hè ở Ấn Độ có đánh giá chung khi so sánh giữa che phủ bằng vật liệu ni lông chuyên dụng và rơm là: cả hai loại vật liệu cơ bản đều có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển của lạc, hạn chế cỏ dại và hiệu quả kinh tế như nhau. Tuy nhiên, áp dụng phủ đất bằng rơm vừa tiện lợi và thân thiện với môi trường hơn ni lông, vừa cung cấp một phần đáng kể dinh dưỡng cho đất.

Một phần của tài liệu 2.HoKhacMinh_NoiDung (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w