Ảnh hưởng của phủ đất đến thời gian sinh trưởng của lạc thí nghiệm

Một phần của tài liệu 2.HoKhacMinh_NoiDung (Trang 131 - 132)

4. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

3.4.1. Ảnh hưởng của phủ đất đến thời gian sinh trưởng của lạc thí nghiệm

Sự sinh trưởng phát triển của lạc chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh. Lạc phản ứng rất chặt với hai yếu tố nhiệt độ và nước. Trong đó nhiệt độ và ẩm độ đất ảnh hưởng mạnh nhất vào giai đoạn gieo đến phân cành. Lạc được gieo trong điều kiện đất có nhiệt độ và ẩm độ thích hợp sẽ nẩy mầm nhanh hơn, tỉ lệ nẩy mầm cao hơn.

Qua số liệu tổng hợp ở bảng 3.30 cho thấy, việc sử dụng vật liệu phủ đất ở công thức 2 và 3 đều có ảnh hưởng rõ đến thời gian sinh trưởng của giống lạc L14 thí nghiệm qua các thời kỳ. Trong đó, giai đoạn từ gieo đến nẩy mầm tối đa có ảnh hưởng rõ nhất. Các công thức 2, 3 được phủ đất bằng ni lông hoặc rơm đều đạt nẩy mầm tối đa sớm hơn 1 - 2 ngày so với công thức 1 không được phủ đất và việc che phủ đất cho lạc đã có tác dụng rút ngắn thời gian sinh trưởng của lạc trồng trong vụ đông xuân 5 - 6 ngày so với không che phủ đất. Sự ảnh hưởng khác nhau giữa hai loại vật liệu ni lông và rơm đối với thời gian sinh trưởng của lạc thí nghiệm là không rõ.

Bảng 3.30. Ảnh hưởng của phủ đất đến thời gian sinh trưởng của lạc thí nghiệm

Đơn vị tính: ngày

Chỉ Thời gian từ gieo đến…

tiêu

Nẩy mầm Có 3 Xuất hiện Bắt đầu Kết thúc Thu Công thức tối đa lá thật cành cấp 1 ra hoa ra hoa hoạch

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ

1. Không phủ (đ/c) 11 21 27 51 67 126

2. Phủ ni lông 10 20 26 49 65 121

3. Phủ rơm 9 19 25 49 64 120

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

1. Không phủ (đ/c) 12 22 28 51 68 127

2. Phủ ni lông 10 20 26 49 65 121

3. Phủ rơm 10 20 26 49 65 121

Một phần của tài liệu 2.HoKhacMinh_NoiDung (Trang 131 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w