Ảnh hưởng của thời vụ gieo lạc đến hiệu quả kinh tế của sản xuất

Một phần của tài liệu 2.HoKhacMinh_NoiDung (Trang 129 - 131)

4. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

3.3.4.Ảnh hưởng của thời vụ gieo lạc đến hiệu quả kinh tế của sản xuất

3.3.4. Ảnh hưởng của thời vụ gieo lạc đến hiệu quả kinh tế của sản xuấtlạc thí nghiệm lạc thí nghiệm

Hiệu quả kinh tế là mục tiêu cuối cùng của sản xuất, là chỉ tiêu quan trọng có ý nghĩa quyết định việc đầu tư sản xuất. Kết quả tính toán các chỉ tiêu đánh giá được trình bày ở bảng 3.29 cho thấy:

Bảng 3.29. Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến hiệu quả kinh tế của lạc thí nghiệm

Đơn vị tính: 1000 đồng/ha

Công Vụ đông xuân 2009-2010 Vụ đông xuân 2010-2011

thức Tổng thu Tổng chi Lãi ròng Tổng thu Tổng chi Lãi ròng TV1 31800 36280 - 4480 31575 46826 -15251 TV2 32300 36154 - 3854 32575 46583 -14008 TV3 38400 34992 3408 45250 45037 213 TV4 43400 34076 9324 52450 43720 8730 TV5 43560 34160 9400 52750 42960 9790 TV6 37460 34117 3343 49825 42777 7048 TV7 26200 34096 - 7896 42075 42868 -793 TV8 25300 34136 - 8836 36075 42746 - 6671

-Về tổng thu: Tổng thu được tính bằng năng suất thực thu nhân với giá bán lạc quả khô tại thời điểm thu hoạch quy ra trên đơn vị diện tích là 1 ha. Tổng thu ở vụ đông xuân 2010 – 2011 cao hơn ở vụ đông xuân 2009 – 2010 khi hai công thức có NSTT tương đương là do giá bán lạc thương phẩm tăng cao hơn. - Về tổng chi: Tổng chi được tính bằng tổng tiền mua vật tư nông nghiệp và tiền công lao động đầu tư cho sản xuất. Qua bảng 3.29 cho thấy tổng chi khác nhau giữa các công thức là do phần chi thêm tiền mua giống trồng dặm, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí thêm công trồng dặm và công phun thuốc bảo vệ thực vật. Tổng chi ở vụ đông xuân 2010 – 2011 cao hơn ở vụ đông xuân 2009 – 2010 là do giá vật tư và tiền công lao động tăng cao hơn.

-Về lãi ròng: Được tính bằng tổng thu trừ tổng chi. Qua tính toán ở bảng 3.29 cho thấy, kết quả lãi ròng ở các công thức trong cả 2 vụ khá tương đồng nhau. Thứ tự lãi ròng đạt từ cao đến thấp như sau: công thức 5, 4, 6 và 3, còn các công thức 1, 2, 7, 8 cho lãi ròng âm (đầu tư sản xuất bị lỗ).

*Tóm lại: Trong điều kiện vụ đông xuân, trên đất cát biển trồng lạc tỉnh Quảng Bình thời vụ gieo trồng khác nhau có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây lạc, tình hình diễn biến sâu bệnh hại và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc. Cụ thể như sau:

- Sự ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đối với các chỉ tiêu sinh trưởng nhìn chung khá tương đồng với các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống lạc L14 qua 2 vụ thí nghiệm, năng suất đạt cao nhất ở các công thức 4 (gieo ngày 14/01) và công thức 5 (gieo ngày 24/01), kế đến là ở các công thức 6 (gieo ngày 03/02) và công thức 3 (gieo vào ngày 04/01) và đạt thấp nhất ở các công thức 1 (gieo ngày 15/12), công thức 2 (gieo ngày 25/12), công thức 7 (gieo ngày 13/02) và công thức 8 (gieo ngày 23/02). Tổng thời gian sinh trưởng bị kéo dài rất nhiều (16 đến 20 ngày) nếu gieo lạc trong tháng 12.

- Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến tình hình diễn biến sâu bệnh hại lạc qua hai vụ thí nghiệm: Bệnh lỡ cổ rể và bệnh thối quả gây hại chủ yếu ở

các công thức 1, 2 và 3 gieo sớm. Bệnh gỉ sắt gây hại chủ yếu ở các công thức 7 và 8 gieo muộn. Các loại sâu bệnh khác gây hại như nhau ở tất cả các công thức thí nghiệm và ở mức nhẹ.

- Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến hiệu quả kinh tế: Lãi ròng đạt cao nhất ở hai công thức 4 và 5, đạt dương ở các công thức 3, 4, 5 và 6, bị lỗ (lãi âm) ở các công thức 1, 2, 7 và 8.

Như vậy, qua các kết luận trên chúng tôi có thể xác định khung thời vụ bảo đảm cho năng suất và hiệu quả kinh tế cho trồng lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình trong vụ đông xuân là gieo từ ngày 04/01 đến ngày 03/02.

Một phần của tài liệu 2.HoKhacMinh_NoiDung (Trang 129 - 131)