Ảnh hưởng của phủ đất đến một số tính chất của lớp đất canh tác thực hiện

Một phần của tài liệu 2.HoKhacMinh_NoiDung (Trang 137 - 143)

4. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

3.4.5. Ảnh hưởng của phủ đất đến một số tính chất của lớp đất canh tác thực hiện

thực hiện trồng lạc thí nghiệm

3.4.5.1. Ảnh hưởng của phủ đất đến nhiệt độ lớp đất canh tác Qua số liệu ở bảng 3.34 và hình 3.11 chúng tôi có nhận xét sau:

Bảng 3.34. Diễn biến nhiệt độ của lớp đất canh tác thí nghiệm

Ngày đo Đơn vị tính: oC

15/01 25/01 04/02 14/02 24/02 05/3 15/3 25/3 04/4 14/4 Công thức

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ

1. Không phủ (đ/c) 16,8 17,7 22,0 18,3 18,8 29,7 21,3 17,7 19,7 29,7 2. Phủ ni lông 18,0 18,7 22,7 19,0 19,2 28,3 22,0 18,7 20,7 28,5 3. Phủ rơm 18,2 19,0 23,3 19,7 19,5 28,7 22,0 18,8 21,2 29,0 Không khí 18,7 19,3 26,3 20,7 20,7 32,3 23,3 20,0 22,7 31,7

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

1. Không phủ (đ/c) 17,0 17,2 23,5 20,0 18,2 31,2 25,7 18,0 20,3 32,0 2. Phủ ni lông 18,0 18,3 24,3 20,7 19,0 28,3 25,0 18,7 21,2 29,0 3. Phủ rơm 18,3 18,7 24,7 21,2 19,3 30,0 25,2 18,8 21,3 29,7 Không khí 18,3 19,7 28,3 22,3 19,7 33,3 28,0 21,3 23,0 36,2 33 37 31 35 29 33 (o C ) 27 độ (o C ) 31 29 25 27 23 N hi N hi ệt 25 21 23 21 19 17 19 17 15 15 2 .12 .12 2 .12 . 12 .12 . 12 .12 1 1 2 2 2 . . 12 . .12 .12 . 12 .12 1 2 3 3 4 1 1 1 . 12 . . 12 . . . 12 0 0 .02 0 .03 0 0 2 2 4 . 01 . . 02 . . . . 04 . .01 .02 .03 . 03 . 03 .04 5 4 0 0 0 15 25 04 14 24 0 15 25 04 1 . 01 . . . 15 25 04 14 24 05 15 5 04 14 Ngày đo 2 Ngày đo

Nhiệt độ không khí CT1 (Đ/c): Không tủ Nhiệt độ không khí CT1 (Đ/c): Không tủ CT2: Tủ ni lông CT3: Tủ rơm CT2: Tủ ni lông CT3: Tủ rơm

Đồ thị: Nhiệt độ đất của các công thức Đồ thị: Nhiệt độ đất của các công thức thí nghiệm tại xã Cam Thủy thí nghiệm tại xã Quảng Xuân

Hình 3.11. Diễn biến nhiệt độ lớp đất canh tác của đất thí nghiệm

Nhiệt độ đất luôn thấp hơn nhiệt độ không khí cùng thời điểm.

Nhiệt độ đất ở các công thức 2 và 3 được phủ đất luôn cao hơn công thức

lại, nhiệt độ đất ở các công thức 2 và 3 luôn thấp hơn công thức 1 không được phủ đất 0,7 – 3oC khi nhiệt độ không khí trên 27oC.

Nhiệt độ đất ở công thức 3 được phủ rơm luôn cao hơn công thức 2 được phủ ni lông 0,1 – 1,7oC trong suốt thời gian thí nghiệm.

Như vậy, qua phân tích trên cho thấy việc ứng dụng vật liệu phủ đất trong sản xuất lạc vụ đông xuân có tác dụng điều hoà nhiệt độ đất hơn so với đất không được phủ đất (giữ cho đất ấm hơn khi trời rét và mát hơn khi trời nóng). Nhiệt độ đất điều hoà hơn sẽ tạo điều kiện cho lạc nẩy mầm sớm hơn, bộ rễ phát triển tốt hơn và sinh vật đất hoạt động tốt hơn. Đây là một trong những cơ sở bảo đảm lạc sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao hơn. So sánh hai loại vật liệu phủ đất trong thí nghiệm thì phủ bằng rơm giữ ấm cho đất tốt hơn khi trời rét so với phủ bằng ni lông nhưng lại không giữ mát tốt hơn cho đất khi trời nóng.

3.4.5.2. Ảnh hưởng của phủ đất đến ẩm độ của lớp đất canh tác Bảng 3.35. Diễn biến ẩm độ của lớp đất canh tác thí nghiệm

Đơn vị tính: (%)

Ngày đo 15/01 25/01 04/02 14/02 24/02 05/3 15/3 25/3 04/4 14/4 Công thức

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ

1. Không phủ (đ/c) 74,7 72,3 71,7 67,3 65,3 65,3 63,0 52,3 47,7 43,0 2. Phủ ni lông 74,7 75,0 74,3 69,7 67,7 67,7 65,7 55,0 50,3 45,7 3. Phủ rơm 74,7 72,7 72,7 68,3 67,0 66,7 63,7 53,3 48,7 45,0

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

1. Không phủ (đ/c) 70,7 67,3 67,7 65,3 61,3 62,3 58,3 48,3 43,7 42,3 2. Phủ ni lông 70,7 70,3 70,3 67,3 63,3 64,0 61,0 50,7 45,0 44,7 3. Phủ rơm 70,7 69,0 69,0 66,7 62,3 63,0 59,3 48,7 44,0 43,3

Qua số liệu ở bảng 3.35 và hình 3.12 chúng tôi có nhận xét sau:

giảm dần ở tất cả các công thức thí nghiệm. Công thức 2 và 3 được phủ đất đều có ẩm độ đất luôn cao hơn so với công thức 1 không được phủ đất từ 0,3 - 3%. Công thức 2 phủ ni lông luôn có ẩm độ đất đạt cao nhất, cao hơn 1,3 – 3% so với công thức 1 đối chứng và cao hơn 0,7 – 2,3 % so với công thức 3 phủ rơm.

Như vậy, qua phân tích trên cho thấy việc ứng dụng vật liệu phủ đất trong sản xuất lạc vụ đông xuân có tác dụng giữ ẩm cho đất hơn so với đất không được phủ đất. So sánh hai loại vật liệu trong thí nghiệm thì phủ ni lông giữ ẩm cho đất tốt hơn so với phủ rơm.

80 75 75 70 70 65 ) 65 (% ) (% 60 60 m ẩm Đ 55 Đ ộ 55 50 50 45 45 40 40 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 .1 .1 .1 .1 .1 .1 .1 .1 .1 .1 3 3 2 2 2 2 2 2 2 10 20 20 30 30 1 1 1 1 1 1 1 1 1 .04 . 04 .13. . . . . 01 . . . . 02 . 03 . . 1 2 3 4 5 5 5 4 0 0 0 0 15 2 04 14 24 0 1 25 04 1 . . 01 . 02 . . 02 . 03 . . 03 . 04 . 5 25 04 4 24 05 5 25 04 4 Ngày đo 1 1 1 1 Ngày đo

CT1 (Đ/c): Không tủ CT2: Tủ ni lông CT3: Tủ rơm CT1 (Đ/c): Không tủ CT2: Tủ ni lông CT3: Tủ rơm

Đồ thị: Ẩm độ đất của các công thức Đồ thị: Ẩm độ đất của các công thức thí nghiệm tại xã Cam Thủy thí nghiệm tại xã Quảng Xuân

Hình 3.12. Diễn biến ẩm độ lớp đất canh tác của đất thí nghiệm

3.4.5.3. Ảnh hưởng của phủ đất đến một số tính chất hoá học đất

Kỹ thuật trồng trọt không chỉ yêu cầu cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất, chất lượng nông sản cao mà còn cần chú ý đến việc bồi bổ độ phì của đất ngày càng được tăng lên. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá học của đất trước và sau thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.36.

Qua kết quả ở bảng 3.36 cho thấy: Tất cả các chỉ tiêu phân tích đất sau thí nghiệm gồm: độ chua (pHKCl), hàm lượng hữu cơ (OM%), đạm tổng số (N %), lân tổng số (P2O5 %), kali tổng số (K2O %), lân dễ tiêu (P2O5 mg/100g đất), dung tích hấp thụ (CEC lđl/100g đất) sau thí nghiệm đều tăng lên đáng kể so với trước thí nghiệm. Đặc biệt, đối với các công thức thí nghiệm đất được phủ đất hoá tính đất sau thí nghiệm được cải thiện rất rõ so với đất trước thí nghiệm. Cụ thể:

- Về độ chua (pHKCl): Từ đất trước thí nghiệm xếp loại rất chua đến chua vừa (4,22 - 4,73). Đến sau thí nghiệm đất ở các công thức thí nghiệm đều được cải thiện, đạt mức chua nhẹ và sự sai khác giữa chúng là không rõ.

Bảng 3.36. Ảnh hưởng của phủ đất đến tính chất hoá học đất

Chỉ tiêu pHKCl OM Đạm P2O5 K2O P2O5 CEC Công thức (%) (%) (%) (%) (mg/100g) (lđl/100g)

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ

Trước thí nghiệm 4,73 1,36 0,072 0,054 0,408 6,47 6,53 1. Không phủ (đ/c) 5,18 1,72 0,165 0,060 0,725 9,34 8,58 2. Phủ ni lông 5,19 1,79 0,169 0,065 0,755 9,47 8,59 3. Phủ rơm 5,21 1,87 0,175 0,062 0,952 9,42 8,61

Thí nghiệm trên đất cát biển xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch

Trước thí nghiệm 4,22 1,03 0,129 0,042 0,427 7,75 7,02 1. Không phủ (đ/c) 5,08 1,69 0,157 0,057 0,735 9,98 9,28 2. Phủ ni lông 5,04 1,75 0,179 0,058 0,754 9,82 9,34 3. Phủ rơm 5,12 1,86 0,176 0,056 0,925 10,12 9,32 - Về hàm lượng hữu cơ (OM%): Đất trước thí nghiệm xếp loại trung bình (1,03 đến 1,36). Đến sau thí nghiệm hàm lượng hữu cơ trong đất ở các công thức thí nghiệm đều có tăng lên 0,36 – 0,83% so với trước thí nghiệm và đều đạt mức độ khá. Các công thức 2, 3 được phủ đất đều có hàm lượng hữu cơ cao hơn công thức 1 đối chứng không được phủ đất. Công thức 3 phủ rơm có

hàm lượng hữu cơ cao nhất. Như vậy, phủ đất khi trồng lạc đã có tác dụng làm tăng hàm lượng hữu cơ trong đất lên khá rõ ở cả 2 điểm thí nghiệm, trong đó phủ bằng vật liệu rơm làm tăng hàm lượng hữu cơ trong đất nhất.

-Về hàm lượng đạm tổng số (N%): Đất trước thí nghiệm xếp loại từ nghèo đến trung bình (0,072 đến 0,129). Đến sau thí nghiệm đất ở các công thức thí nghiệm đều có tăng lên và đạt loại khá biểu hiện rất rõ ở cả 2 điểm thí nghiệm. Trong đó, các công thức 2 và 3 có phủ đất đều cao hơn hẳn so với công thức 1 không phủ đất; nhưng sai khác giữa chúng không rõ.

- Về hàm lượng lân tổng số (P2O5%): Đất trước thí nghiệm xếp loại nghèo (0,042 đến 0,054). Đến sau thí nghiệm đất ở các công thức thí nghiệm đều có hàm lượng lân tổng số tăng lên nhưng không đáng kể và chưa đạt mức trung bình qua 2 thí nghiệm ở hai nơi.

-Về hàm lượng lân dễ tiêu (P2O5 mg/100g đất): Đất trước thí nghiệm xếp loại nghèo (6,47 đến 7,75). Đến sau thí nghiệm đất ở các công thức thí nghiệm đều có tăng lên đáng kể 2,07 – 2,37 mg/100g đất nhưng vẫn xếp loại nghèo; chỉ có công thức 3 phủ rơm thí nghiệm tại xã Quảng Xuân tăng lên đạt loại trung bình. Tuy nhiên, qua đánh giá chung kết quả thí nghiệm ở hai điểm thì sai khác giữa các công thức không rõ.

- Về hàm lượng kali tổng số (K2O%): Đất trước thí nghiệm xếp loại từ rất nghèo (0,408 đến 0,427). Đến sau thí nghiệm đất ở các công thức thí nghiệm đều có tăng lên đáng kể 0,308 – 0,544% và đạt loại trung bình. Trong đó biểu hiện tăng rất rõ ở công thức 3 phủ rơm, đã tăng hơn gấp đôi so với trước thí nghiệm và cao hơn rõ so với công thức 1 v à 2. Khả năng do trong rơm có nhiều K nên sau khi bị phân hủy đã để lại trong đất lượng K đáng kể trên. -Về dung tích hấp thu (CEC lđl/100g đất): Đất trước thí nghiệm có dung tích hấp thu thấp, xếp loại nghèo (6,53 đến 7,02). Đến sau thí nghiệm đất dung tích hấp thu của các công thức thí nghiệm đều có tăng lên nhưng vẫn thuộc loại thấp.

Một phần của tài liệu 2.HoKhacMinh_NoiDung (Trang 137 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w