4. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
2.3.1. Đánh giá thực trạng sản xuất lạc và xác định yếu tố hạn chế năng suất lạc
- Điều tra thực trạng sản xuất lạc trên đất cát biển của tỉnh Quảng Bình: Xem xét diễn biến tình hình sản xuất lạc trên đất cát biển của các huyện
trong tỉnh và đánh giá điều kiện đất đai về những tiềm năng và khó khăn đối với phát triển sản xuất cây lạc qua thu thập, tổng hợp số liệu thứ cấp kết hợp với khảo sát thực tế để nắm tình hình và qua tổng hợp số liệu sơ cấp từ điều tra nông hộ;
- Thí nghiệm xác định thứ tự yếu tố dinh dưỡng đa lượng hạn chế năng suất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình.
2.2.2. Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón cân đối hợp lý cho lạc trồng trên
đất cát biển tỉnh Quảng Bình, bao gồm:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp bón phối hợp giữa phân vô cơ và phân chuồng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp bón phối hợp giữa phân vô cơ và phân hữu cơ vi sinh.
2.2.3. Nghiên cứu xác định khung thời vụ thích hợp cho gieo lạc vụ đông xuân trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
2.2.4. Nghiên cứu ứng dụng biện pháp kỹ thuật phủ đất trong sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
2.2.5. Xây dựng mô hình kỹ thuật tổng hợp tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Đánh giá thực trạng sản xuất lạc và xác định yếu tố hạn chế năng suất lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình lạc trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
2.3.1.1. Điều tra đánh giá thực trạng, tiềm năng, diện tích đất cát biển và điều kiện khí hậu của tỉnh Quảng Bình
- Thu thập số liệu thứ cấp: được thu thập dựa vào các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của xã, huyện, niên giám thống kê tỉnh, huyện và các báo cáo quy hoạch kinh tế
xã hội của huyện và báo cáo quy hoạch phát triển nông - lâm nghiệp, thủy lợi tỉnh, huyện. Về khí hậu được thu thập số liệu tổng hợp khí tượng trung bình nhiều năm (từ 2005 – 2009) của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quảng Bình. - Thời gian thực hiện: Năm 2009.
2.3.1.2. Điều tra thực trạng sản xuất lạc trên đất cát biển
- Thu thập số liệu sơ cấp: chọn 9 xã có sản xuất lạc trên đất cát biển của hai huyện Quảng Trạch và Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình để thu thập thông tin theo phiếu điều tra nông hộ (huyện Quảng Trạch 4 xã gồm: Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Xuân, Quảng Thọ; huyện Lệ Thủy 5 xã gồm: Hồng Thủy, Cam Thủy, Hưng Thủy, Sen Thủy, Ngư Thủy Nam) bằng quan sát thực địa, và phỏng vấn trực tiếp. Tổng số 180 phiếu, mỗi phiếu cho 1 hộ.
- Thời gian thực hiện: Vụ đông xuân 2009 - 2010.
2.3.1.3. Thực nghiệm xác định thứ tự yếu tố dinh dưỡng đa lượng hạn chế năng suất lạc trồng trên đất cát biển tỉnh Quảng Bình
- Thí nghiệm gồm 4 công thức:
+ Công thức 1 (đ/c): 500 kg vôi + 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha (Nền); + Công thức 2: Nền, không bón đạm (Nền – N);
+ Công thức 3: Nền không bón lân (Nền – P); + Công thức 4: Nền không bón kali (Nền – K).
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu RCB, 3 lần lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí
nghiệm là 20 m2, kích thước: 4 mét × 5 mét, bố trí 4 luống/ô thí nghiệm, kích thước
luống: 1,1 mét × 4 mét, gieo 4 hàng lạc/luống.
- Mật độ gieo trồng: 40 cây/m2 (hàng × hàng 25 cm, hạt × hạt 10 cm). - Phương pháp bón phân:
+ Liều lượng phân bón tính cho 1 ha ở công thức nền như sau: 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi.
+ Bón lót: 100% lượng phân lân, 50% lượng vôi;
phân đạm và 50% lượng phân kali;
+ Bón thúc lần 2 kết hợp với xới xáo vun gốc khi kết thúc ra hoa rộ đợt 1: 30% phân đạm, 50% lượng phân kali và 50% lượng vôi còn lại.
- Các tiêu chí theo dõi, đánh giá:
+ Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển: Chiều cao cây, tổng số lá/thân chính, số lá xanh còn lại trên thân chính khi thu hoạch, tổng số cành/cây, tổng số hoa trên cây, tỉ lệ hoa hữu hiệu, số lượng nốt sần, chất lượng nốt sần.
+ Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả khô: Số quả chắc trên cây, tỉ lệ nhân (%), khối lượng 100 quả (g), năng suất lý thuyết và năng suất thực thu (tấn/ha).
- Thời gian địa điểm thực hiện:
Thí nghiệm được thực hiện trong vụ đông xuân 2009 - 2010, đồng thời ở trên 2 chân đất khác nhau: đất cát biển mới khai hoang của thôn Tân Tiến và đất cát biển nội đồng của thôn Tân Phong tại xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.