4. PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
3.4.2. Ảnh hưởng của phủ đất đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của
triển của lạc thí nghiệm
Dựa trên kết quả trình bày ở bảng 3.31, chúng tôi nhận xét như sau:
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của phủ đất đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của lạc thí nghiệm
Chỉ tiêu Công thức
Chiều cao cây khi thu hoạch
(cm) Chỉ số diện tích lá khi kết thúc ra hoa (LAI) Tổng cành/cây khi thu ho ạch (cành) Thí nghiệm trên đất cát biển xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ
1. Không phủ (đ/c) 24,85c 3,61b 9,27b
2. Phủ ni lông 26,11b 4,09a 9,73a
3. Phủ rơm 27,21a 4,38a 9,67a
LSD0,05 0,202 0,444 0,239
Thí nghiệm trên đất cát biển xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch
1. Không phủ (đ/c) 25,23b 3,53c 9,33a
2. Phủ ni lông 27,01a 4,21b 9,53a
3. Phủ rơm 27,56a 4,63a 9,53a
LSD0,05 0,948 0,221 0,693
Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trong m ột cột cùng một điểm thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê.
- Ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao:
Chiều cao thân chính là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của cây lạc. Chính vì vậy, khi cây lạc phát triển chiều cao thuận lợi là rất quan trọng.
Chiều cao cây giữa các công thức dao động trong khoảng 24,85 – 27,56 cm. Thí nghiệm tại xã Cam Thuỷ, chiều cao thân chính của các công thức có sự sai khác nhau rất rõ, công thức 3 phủ đất bằng rơm đạt cao nhất (27,21 cm), kế đến công thức 2 phủ đất bằng ni lông đạt (26,11 cm) và thấp nhất là công thức 1 không phủ đất (24,85 cm). Thí nghiệm tại xã Quảng Xuân, sự sai khác giữa công thức 2 và 3 là không rõ, nhưng đều cao hơn rõ so với công thức 1 (đối chứng) không phủ đất.
- Ảnh hưởng đến phát triển bộ lá:
Giai đoạn cây ra hoa, đâm tia, làm quả là giai đoạn cây lạc có diện tích lá lớn nhất và là một trong những chỉ tiêu quyết định đến sự sinh trưởng phát triển của ruộng lạc. Qua số liệu theo dõi ở bảng 3.31 về chỉ số diện tích lá ở giai đoạn này chúng tôi thấy lạc thí nghiệm có chỉ số diện tích lá khá tốt (biến động nằm trong khoảng 3,53 - 4,63). Trong đó, thí nghiệm ở xã Quảng Xuân cho thấy sự sai khác về LAI giữa các công thức thí nghiệm là rất rõ, công thức 3 phủ đất bằng rơm đạt cao nhất (4,63), kế đến là công thức 2 phủ ni lông (4,21) và công thức 1 không phủ đất đạt thấp nhất (3,53). Trong khi đó, thí nghiệm ở xã Cam Thuỷ cho thấy chỉ số LAI của hai công thức 2 và 3 có sự khác nhau không có ý nghĩa nhưng lại cao hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với công thức 1 không áp dụng phủ đất.
- Ảnh hưởng đến phát triển cành:
Cùng với sự phát triển của thân lá, khả năng phân hóa và phát triển của cành lạc là chỉ tiêu giúp chúng tôi đánh giá khả năng sinh trưởng của cây lạc. Cành lạc là bộ phận gián tiếp cấu thành năng suất của cây lạc. Là bộ phận tạo nên hình dáng của cây, là nơi mang lá, ra hoa kết quả tạo nên năng suất cây
lạc sau này. Qua kết quả số liệu ở bảng 3.31 cho thấy, vào giai đoạn thu hoạch tổng số cành/cây biến động trong khoảng 9,27 – 9,73 cành/cây trên mật độ 40 cây/m2 và sự sai khác giữa các công thức là không lớn. Thí nghiệm tại xã Cam Thuỷ cho thấy tổng số cành/cây của hai công thức 2 phủ nilông và công thức 3 phủ rơm có sự sai khác nhau không có ý nghĩa nhưng cao hơn có ý nghĩa về mặt thống kê so với công thức 1 không phủ đất. Đối với thí nghiệm ở xã Quảng Xuân, các công thức không có sự sai khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê đối với chỉ tiêu này.