Có thể thay đổi cấu trúc của chuỗi cung ứng để đạt được các mục tiêu khác nhau. Có lẽ những mục tiêu chung nhất là giảm chi phí và thời gian giao hàng, và để vận chuyển được khối lượng hàng hoá lớn hơn. Một loạt các chiến lược khác nhau có thể được sử dụng để đạt mục tiêu này, bao gồm tập hợp hàng hóa để có được tính kinh tế quy mô, giảm số lượng các bên tham gia thông qua việc thống nhất các dịch vụ và đơn giản hóa các giao dịch, hay phối hợp chặt chẽ hơn giữa các bên tham gia cùng với việc chuyển dịch theo lịch trình cố định.
Trong vài thập kỷ qua, tái cơ cấu chuỗi cung ứng để giảm chi phí và tăng giá trị của hàng hóa di chuyển trong chuỗi cung ứng đã được quan tâm nhiều hơn. Chiến lược cơ bản là nâng cao hiệu quả được đo lường bằng chu kỳ đặt hàng và hoàn tất đơn hàng. Việc giao các nguyên vật liệu và hàng hoá thành phẩm nhanh chóng và đáng tin cậy hơn không chỉ giảm nhu cầu tồn kho mà còn cho phép hoạt động lập kế hoạch sản xuất và bán hàng linh hoạt hơn. Trong hoạt động sản xuất và lắp ráp, chuỗi cung ứng cho phép ước tính dự trữ hàng khớp với nhu cầu sản xuất hơn, giảm thời gian sản xuất. Đối với các bên bán lẻ, khả năng thiếu hụt và dư thừa hàng giảm xuống, cho phép việc phối kết hợp trong bán hàng tại nhiều cửa hàng và thay đổi mẫu mã sản phẩm được đưa ra thị trường thường xuyên hơn. Các chiến lược khác để tăng cường giá trị của sản phẩm di chuyển thông qua các chuỗi cung ứng bao gồm: (i) sắp xếp lại các hoạt động xử lý và dịch vụ logistics để tăng giá trị gia tăng trong nước; (ii) đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào để nâng độ tin cậy của cung ứng và cho phép đa dạng hơn; (iii) đa dạng hóa các kênh phân phối để tăng thị trường phục vụ, thị phần và giá trị thu được tại mỗi thị trường; (iv) chuyên môn hóa chuỗi cung ứng để phân biệt các nguyên liệu đầu vào và sản phẩm dựa trên chất lượng; và (v) cung cấp các dịch vụ logistics có giá trị gia tăng như chuyên biệt hoá và dịch vụ sau bán hàng.
Tác động của những thay đổi trong cấu trúc của chuỗi cung ứng nhằm mục đích tăng giá trị được tóm tắt trong Bảng 1.4. Những cải thiện này thường được tiến hành riêng rẽ. Điều này có nghĩa là phải có ít nhất một mức thay đổi tối thiểu để có thể nâng cao được hiệu quả. Bảng 1.4 không thể hiện sự tăng cường tài trợ thương mại, vốn có thể tạo ra các cơ hội để hội nhập xuôi và ngược, xử lý trung gian và giá trị đầu vào cao hơn.
Chuỗi cung ứng cũng có thể được cơ cấu lại để giảm thiểu rủi ro tài chính và tái phân bổ rủi ro đó cho các bên tham gia. Ví dụ về giảm thiểu rủi ro tài chính bao gồm các điều chỉnh về điều kiện thị trường thông qua: (i) hoãn việc đưa ra chi tiết cuối cùng của sản phẩm; (ii) linh hoạt trong lựa chọn điểm đến cuối cùng; và (iii) tập hợp tại các trung tâm phân phối để phục vụ nhiều thị trường.
Bảng 1.4: Tác động do thay đổi trong cấu trúc chuỗi cung ứng
Ghi chú: lCải thiện chính, lCải thiện thứ cấp
Nguồn: Các tác giả.
liệu đầu vào, nhà sản xuất sản phẩm đầu ra và khách hàng mua các sản phẩm này; (ii) điều khoản thương mại và phương thức thanh toán giữa các bên; (iii) thời gian và địa điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá di chuyển trong chuỗi cung ứng; và (iv) vai trò của các bên trung gian thúc đẩy thanh toán và giảm rủi ro