Sản phẩm và mở rộng Thị phần

Một phần của tài liệu TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI, TẠO GIÁ TRỊ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH: GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 50 - 51)

Cần thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nào và đến những thị trường nào?9

Khả năng cạnh tranh xuất khẩu có thể được đánh giá bởi nhu cầu đối với sản phẩm của một quốc gia trên một thị trường cụ thể, tức là xuất khẩu của quốc gia đó sang một thị trường nhất định. Tuy nhiên, tính năng động trong xuất khẩu có thể được đo bằng sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu trong một khoảng thời gian. Hai yếu tố này kết hợp cho phép xác định những sản phẩm quan trọng nhất trên một thị trường. Kết quả hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có thể được đánh giá khi tính tới các sản phẩm quan trọng được xác định như thế này. Bảng 2.5 chỉ ra 20 sản phẩm năng động nhất10trên thị trường thế giới, cùng với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam và thị phần trên thị trường thế giới của các sản phẩm này. Trong số 20 sản phẩm này, bốn sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm công nghệ cao, bốn sản phẩm thuộc nhóm công nghệ trung bình, và một sản phẩm nằm trong nhóm công nghệ thấp. Tất cả các sản phẩm còn lại đều dựa vào tài nguyên. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu mỗi sản phẩm của Việt Nam hầu như không đáng kể so với tổng kim ngạch xuất khẩu trên toàn thế giới, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của 13 sản phẩm cao hơn, đôi khi cao hơn nhiều, so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu toàn cầu.

Cách làm này được lặp lại cho từng thị trường trong số bốn thị trường hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc, nhằm đánh giá kết quả xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam. Kết quả được tóm tắt như sau:

9 Xem 20 Sản phẩm Năng động nhất của Thế giới và Kết quả của Việt Nam, 2000-2009, loạt bảng.

10 Các sản phẩm năng động nhất là những sản phẩm có tốc độ tăng trưởng giá trị giao dịch cao nhất.

CÔNG NGHỆ CAO DỰA VÀO TÀI NGUYÊN

Dụng cụ quang học 0.023 20.64 116.06 i Quặng/tinh quặng sắt 0.021 27.30 12.53 0.006 15.59 34.88 Quặng/tinh quặng đồng 0.102 20.46 44.33 0.015 15.43 26.46 Chất thải màu/Phế liệu 0.008 19.33 -3.01 Máy văn phòng 3.553 13.77 163.42 i Quặng kim loại cơ bản 0.301 17.43 13.01

CN TRUNG BÌNH Quặng/tinh quặng kim loại quý 0.010 16.90 17.34 i

Tàu/thuyền/v.v. 0.305 15.77 69.35 Chất thải kim loại cơ bản 0.058 16.34 73.52 i

Chất thải nhựa/Phế liệu 0.361 17.97 34.60 Cặn Xăng dầu 0.003 16.15 8.37 i

Phân bón qua chế biến 0.287 15.22 55.59 i Xăng nặng/Dầu Bitum 0.202 15.10 18.88 Gang, cốt thép hợp kim 0.241 14.41 83.41 i Dầu thực vât không mềm 0.097 18.98 4.53

CN THẤP Đường/Mật ong 0.235 13.75 9.77

0.003 14.16 13.99 Bơ thực vật/Chất béo thay bơ 0.015 13.59 12.72

Chú thích: itừ 2001 đến 2010.

Nguồn: UN Comtrade, 2010.

Bảng 2.5: Những mặt hàng nhập khẩu chế biến năng động nhất thế giới và đóng góp của Việt Nam, 2009

Dược phẩm, trừ thuốc Thuốc chữa bệnh bao gồm thuốc cho thú y 2000-2010 (%) Tỷ trọng XK VN trong tổng NK của Thế giới 2010 Tốc độ Tăng trưởng NK của TG Tốc độ Tăng trưởng XK của VN Tỷ trọng XK VN trong tổng NK của Thế giới 2010 Tốc độ Tăng trưởng NK của TG Tốc độ Tăng trưởng XK của VN 2000 -2010 (%)

Sắt/Vật liệu đường xe lửa bằng thép

n Thị trường Mỹ: Đây là một thị trường công nghệ cao, các sản phẩm công nghệ cao và trung bình trong số 20 sản phẩm sản xuất năng động nhất trên thị trường Mỹ chiếm 90,35% tổng nhập khẩu của Mỹ trong số 20 sản phẩm này trong năm 2010. Việt Nam không phải là nơi cung cấp quan trọng cho thị trường Mỹ, với tổng giá trị xuất khẩu của 17 sản phẩm năng động tại thị trường này dưới 10 triệu USD vào năm 2010. Hai mặt hàng có thị phần cao nhất mà tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu tăng cao tại Mỹ là các sản phẩm chế biến không quan trọng và đường/đường mật.

n Thị trường EU: Thị trường EU nhập khẩu 55% sản phẩm công nghệ cao và trung bình trong số 20 sản phẩm sản xuất năng động nhất. Mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới nói chung cao hơn so với các sản phẩm nhập khẩu năng động nhất của EU (15 trong số 20 sản phẩm), Việt Nam vẫn còn là một nhà xuất khẩu nhỏ. Ngoài ra, xuất khẩu của Việt Nam đối với 16 trong số 20 sản phẩm này sang EU có giá trị dưới 10 triệu USD trong năm 2010. Các mặt hàng chế biến lặt vặt khác, máy văn phòng, và tàu/thuyền là ba trong số hàng xuất khẩu của Việt Nam có thị phần cao nhất tại EU trong năm 2010, đồng thời các sản phẩm này cũng đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong kim ngạch xuất khẩu ra thế giới giai đoạn 2000-2010.

n Thị trường Trung Quốc: Do nhu cầu đối với nguyên liệu thô của Trung Quốc, phần lớn trong số 20 mặt hàng nhập khẩu năng động nhất là các sản phẩm dựa vào tài nguyên (15). Ngoài tỷ trọng trong tổng nhập khẩu của 20 sản phẩm này, tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm dựa vào tài nguyên cũng cao. Quặng kim loại, hợp kim và chất thải chiếm 8 trong số 20 sản phẩm. Kết quả xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc không cao, xét về những mặt hàng nhập khẩu năng động nhất của Trung Quốc, với kim ngạch xuất khẩu của 15 trong số sản phẩm này có giá trị dưới 10 triệu USD trong năm 2010. Việt Nam chỉ xuất khẩu 5 sản phẩm với giá trị trên 10 triệu USD cho Trung Quốc trong năm 2010. Trong số các mặt hàng này, chỉ có trái cây và máy ghi âm/TV là không thuộc nhóm dựa trên quặng/tinh quặng kim loại.

n Thị trường Nhật Bản: 20 sản phẩm nhập khẩu quan trọng nhất của Nhật Bản được cân bằng hơn, xét về số lượng sản phẩm trong mỗi nhóm công nghệ và giá trị nhập khẩu. Không giống như các thị trường lớn khác, Việt Nam dường như có thể đáp ứng nhu cầu đang tăng cao của Nhật Bản về một số sản phẩm, bao gồm cả máy văn phòng, thiết bị truyền dẫn cơ khí, tàu/thuyền, gang/cốt thép hợp kim, sắt/thanh/que thép, sắt/thép/nhôm khối, và các sản phẩm cặn dầu. Điều này có thể phần nào giải thích bởi tầm quan trọng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản đối với Việt Nam, qua các công ty như Canon, và Panasonic hiện đang vận hành các nhà máy lớn để cung cấp cho các nước khác tại Châu Á và Nhật Bản.

Một phần của tài liệu TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI, TẠO GIÁ TRỊ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH: GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 50 - 51)