Hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI, TẠO GIÁ TRỊ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH: GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 120)

Có thể phân biệt sáu ngành hàng phân tích ở trên theo độ nhạy cảm của chúng đối với thời gian và chi phí giao sản phẩm đầu vào và đầu ra. Sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm về thời gian đối với đầu vào hơn so với đầu ra vì các sản phẩm gạo, cà phê hạt và thủy sản đông lạnh có thể lưu kho thời gian dài.Tính nhạy cảm về thời gian của các sản phẩm công nghiệp chế biến tùy thuộc vào chu kỳ giao hàng, tính bằng ngày đối với hàng điện tử, nhưng tính bằng tháng đối với hàng dệt may. Nói chung, giá trị càng cao thì càng nhạy cảm về thời gian. Lý do một phần là do chi phí cao gắn với việc lưu kho nhưng quan trọng hơn là giá trị sản phẩm tăng khi giao hàng nhanh đến cơ sở bán lẻ và người tiêu dùng.

Hiện nay hầu hết các nhà sản xuất chỉ chú ý giảm chi phí sản phẩm chứ chưa tập trung vào tăng giá trị. Do logistics nội địa chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng thời gian và chi phí giao hàng (Bảng 6.10) nên tiềm năng giảm chủ yếu nằm ở yếu tố bên ngoài của cả hai công đoạn nguyên liệu đầu vào và thành phẩm đầu ra của chuỗi cung ứng. Nhưng ngược lại, logistics trong nước cũng có tác động lớn lên độ tin cậy về thời gian giao hàng. Đặc biệt là thủ tục thông quan đối với nguyên liệu nhập khẩu và vận chuyển hàng xuất khẩu qua các cảng biển nhằm kết nối với các dịch vụ vận tải công-ten-nơ quốc tế.

Lưu ý: * Từ lúc đặt mua đầu vào đến lúc giao đầu ra tại cảng quốc tế. Nguồn: Khảo sát TTFA và Các tác giả.

Bảng 6.10: Tầm quan trọng của Logistics

Một phần của tài liệu TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI, TẠO GIÁ TRỊ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH: GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 120)