Cảng Thông quan Nội địa

Một phần của tài liệu TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI, TẠO GIÁ TRỊ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH: GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 78 - 79)

Năm 2010, chỉ có 10% hàng xuất nhập khẩu từ các tỉnh phía Bắc đi qua các ICD và điểm thông quan nội địa. Phần còn lại được chuyển thẳng từ nhà sản xuất đến cảng và làm thủ tục thông quan tại đó. Nói chung, sự phát triển ICD tại phía Bắc không được quy hoạch tốt. Các ICD có quy mô nhỏ, khu vực phục vụ giới hạn, thiếu trang thiết bị và không kết nối với đường sắt. Chỉ có ICD Thụy Vân và ICD Lào Cai có kết nối đường sắt. Kết nối với các hãng tàu biển còn kém và các ICD nằm gần cảng không hoạt động tốt.

Năm 2010, có chín ICD tại phía nam. Không giống miền Bắc, ICD phía Nam không nằm trong hành lang giao thông mà chủ yếu tại TP. HCM và Đồng Nai (khu vực kế cận với TP. HCM và có nhiều khu công nghiệp). Do lưu lượng công-ten-nơ tại phía Nam chiếm 65% toàn quốc nên đã khuyến khích phát triển các cảng ICD thực hiện thông quan bên ngoài khu vực cảng. Các cảng ICD phía Nam hoạt động có hiệu quả, kết nối cảng với các công ty tàu biển, thu gom hàng từ Tây Nguyên và Đông Nam Bộ và điều tiết lượng công-ten-nơ vào các cảng. Năm 2010, tỷ lệ công-ten-nơ đi qua ICD phía Nam chiếm 40% tổng số công-ten-nơ trong vùng. Một vài ICD nằm gần sông nên vận chuyển đường sông chiếm 35% khối lượng hàng hóa chuyển đến và đi tại các cảng biển, qua đó giảm bớt tắc nghẽn giao thông đường bộ. Xem bản đồ các cảng ICD tại phía Bắc và phía Nam trong Hình 4.6 và 4.7.

Vấn đề ICD ở miền Bắc khác với miền Nam. Tại miền Bắc, các cảng ICD nằm trong hành lang Hà Nội - Hải Phòng, hệ số sử dụng thấp và không hiệu quả. Tại miền Nam, ICD nằm gần cảng Sài Gòn và được sử dụng hiệu quả hơn. Tuy vậy, quanh khu vực Cái Mép, Bà Rịa Vũng Tàu không có ICD nào. Quanh khu vực cảng công-ten-nơ Hải Phòng và Cái Mép không có hãng logistics lớn nào có thể cung cấp nhiều loại dịch vụ logistics hơn.

Hình 4.6: Bản đồ ICD phía Bắc

Một phần của tài liệu TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI, TẠO GIÁ TRỊ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH: GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)