Áp dụng các phương thức hiện đại trong quản lý hải quan

Một phần của tài liệu TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI, TẠO GIÁ TRỊ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH: GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 92)

Bên cạnh các vấn đề nêu trên, Tổng cục Hải quan đã có những tiến bộ trong nỗ lực hỗ trợ quá độ của Việt Nam sang nền kinh tế thị trường. Công cuộc hiện đại hóa ngành hải quan được tiến hành từng bước thông qua rất nhiều định hướng và chỉ đạo của chính phủ kể từ năm 2004.27 Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển Ngành Hải quan đến năm 2020 và Kế hoạch Cải cách và Hiện đại hóa Ngành Hải quan giai đoạn 2011-2015. Những công cụ này cho thấy một loạt định hướng về cơ sở pháp lý và đảm bảo dành các nguồn lực khác nhau cho công cuộc hiện đại hóa ngành hải quan trong thời gian tới. Theo đây, Luật hải quan sửa đổi có thể có hiệu lực vào năm 2014. Những thay đổi trong luật sửa đổi sắp tới tập trung vào việc cải thiện một khuôn khổ pháp lý cho cải cách hành chính, hiện đại hóa ngành hải quan, và hải quan điện tử. Những thay đổi này sẽ tạo cơ sở nhằm tăng cường tạo thuận lợi thương mại, đồng thời vẫn đảm bảo các yêu cầu quản lý khi áp dụng các chuẩn mực hải quan quốc tế.

Một dẫn chứng về những tiến bộ đáng chú ý là nỗ lực trong việc áp dụng cơ chế vững mạnh về quản lý rủi ro. Tổng cục Hải quan đang áp dụng các thủ tục trên cơ sở quản lý rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu kể từ năm 2006, và từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý. Các quy định và thủ tục gần đây được hoàn thiện vào tháng 7 năm 2009. Văn bản pháp lý chính là Quyết định số 48/2008/QD-BTC (7/2008) của Bộ Tài chính, đưa ra khuôn khổ quy định hướng dẫn việc áp dụng phương pháp quản lý dựa trên rủi ro trong ngắn hạn. Kể từ năm 2011, cơ cấu tổ chức phù hợp với quản lý rủi ro đã được áp dụng trên mọi lĩnh vực hoạt động của ngành hải quan với sự tham gia của 11 cơ quan cùng phối hợp để trao đổi thông tin về rủi ro. Hiện nay, Hải quan Việt Nam đang triển khai hệ thống các tiêu chí lựa chọn dựa trên rủi ro kết hợp với sử dụng máy soi để kiểm tra.

Quản lý Rủi ro (QLRR)được tổ chức ở cả ba cấp trong ngành Hải quan: cấp tổng cục, cấp cục và cấp chi cục. Phòng quản lý Rủi ro cấp Tổng cục bao gồm 15 cán bộ. Cơ quan này có trách nhiệm cung cấp khuôn khổ pháp lý và thủ tục về quản lý rủi ro, xây dựng các hồ sơ rủi ro và các tiêu chí đánh giá rủi ro trên toàn quốc, quản lý và vận hành hệ thống chọn lọc tự động, đồng thời chịu trách nhiệm về hợp tác quốc tế và chia sẻ thông tin QLRR. Ngoài ra, đơn vị này còn chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật QLRR và thiết kế các tính năng trong hệ thống QLRR. Ở cấp cục, các Phòng QLRR có khoảng 200 cán bộ, chịu trách nhiệm thu thập thông tin và xây dựng hồ sơ QLRR cấp cục. Ở cấp chi cục, các bộ phận QLRR có khoảng 300 cán bộ, chịu trách nhiệm về thu thập và phân tích thông tin rủi ro, xây dựng hồ sơ rủi ro, tiến hành kiểm tra căn cứ vào các hồ sơ đó và đưa ra phản hồi cho các phân tích tiếp theo.

Bên cạnh những tiến bộ đáng kể nêu trên, Tổng cục Hải quan cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và hạn chế trong việc áp dụng và triển khai QLRR. Nguồn lực để đánh giá và quản lý rủi ro cũng như kinh nghiệm của cán bộ QLRR còn hạn chế, cho thấy nhu cầu đào tạo và nâng cao năng lực còn chưa được đáp ứng. Những nhu cầu đó cần được quan tâm nếu Tổng cục Hải quan muốn mở rộng nghiệp vụ QLRR ngoài quy trình xử lý tờ khai và kiểm tra thực tế có chọn lọc, để áp dụng nó trong cả các quy trình khác về kiểm soát và quản lý tuân thủ. Tổng cục Hải quan sẽ cần đầu tư nhiều hơn vào năng lực phân tích thông tin thương mại và năng lực kiểm tra sau thông quan. Chính phủ đã nhận thức được điều này và đã ban hành quyết định năm 2011 về việc thành lập Học viện Hải quan mới để bổ trợ cho các hoạt động đào tạo hiện do cơ sở đào tạo của Bộ tài chính ở TP. HCM và chi nhánh tại Hà Nội đảm nhiệm.

Kiểm tra Sau thông quan (PCA)đã được áp dụng trong quá trình thuận lợi hóa thương mại và kiểm soát trên cơ sở rủi ro. Các điều khoản của Luật hải quan về kiểm tra sau thông quan đã chỉ rõ các phương pháp thích hợp về quản lý kiểm tra thuế, thu thế, quản lý thuế trong bối cảnh các cam kết với WTO. Việc kiểm tra sau thông quan được thực hiện đến nay đã đem lại một số kết quả tích cực. Năm 2003, chỉ có 25 công ty được

28 Dịch vụ này đã được nêu rõ trong một loạt các nghị định và thông tư như Nghị định số 101/2001, Nghị định số 79/2005 và gần đây nhất là Nghị định số 14/2011.

29 Theo Quyết định số 1314/ QD-TCHQ vào giữa năm 2011.

kiểm toán với 19 tỷ VND được truy thu, nhưng đến năm 2011, 2016 công ty được kiểm toán và 512,5 tỷ VND được truy thu. Đến năm 2012, số tiền truy thu đến giữa tháng 11 lên tới 1,176 tỷ VND. Thành công của kiểm tra sau thông quan là nhờ sự hỗ trợ quan trọng trong quá trình hiện thực hóa các mục tiêu hiện đại hóa ngành hải quan.

Một nội dung quan trọng trong quản lý hải quan hiện đại là phát triển quan hệ đối tác với khu vực tư nhân.

Trong lĩnh vực này, Tổng cục Hải quan cũng đã đạt được bước tiến đáng kể trong những năm gần đây như phối hợp với các doanh nhân thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các hiệp hội của tổ chức này, qua các biên bản ghi nhớ được ký kết giữa hải quan và đơn vị có hoạt động kinh doanh liên quan tới các nghiệp vụ hải quan bao gồm công ty vận tải, giao nhận, dịch vụ bưu chính, và đại lý hải quan, v.v. Hình thức hoạt động này được xem là phù hợp với cách thức tiếp cận của cơ chế về đơn vị tác nghiệp kinh tế được ủy quyền (AEO), được triển khai ở giai đoạn thử nghiệm với sự tham gia của 12 công ty. Nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đã sử dụng các đại lý hải quan đóng vai trò trung gian xử lý các nghiệp vụ liên quan tới Hải quan. Hiện đã có nhiều sự quan tâm nhằm tăng cường các yêu cầu về năng lực và cấp phép hành nghề cho các đại lý hải quan.28 Hiện đã có các văn bản pháp lý là cơ sở cho hoạt động đại lý hải quan, và hoạt động này đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nhân xử lý trơn tru các thủ tục và khai báo hải quan. Bước tiếp theo cần xem xét là thành lập Hiệp hội các Đại lý Hải quan Việt Nam để tăng cường năng lực của loại hình dịch vụ này.

Tổng cục Hải quan tổ chức hội nghị toàn quốc mỗi năm hai lần với sự tham gia của các tổ chức đại diện doanh nghiệp (như VCCI) và các bên liên quan khác. Sự kiện này còn được bổ sung bằng hàng loạt những cuộc gặp tương tự được tổ chức ở cấp khu vực và địa phương. Những hội nghị này được thiết kế nhằm tạo ra một diễn đàn mở để thảo luận về các vấn đề được quan tâm chung cũng như những thay đổi về quy định trong tương lai. Khi có dự kiến về những thay đổi chính sách căn bản, các vấn đề này sẽ được thảo luận, tạo cơ hội phản hồi và tham vấn trước khi ban hành và thực thi chính sách. Ngoài ra, các diễn đàn đào tạo cũng được tổ chức để cung cấp thông tin cho các thương gia mỗi khi có quy định hay thủ tục mới được ban hành. Hơn nữa, Tổng cục Hải quan cũng đã ban hành quyết định số 225/QĐ-TCHQ năm 2011 về “Tuyên ngôn Phục vụ Khách hàng”, thể hiện các cam kết cao của ngành hải quan về việc đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động thương mại.

Chỉ số Hiệu quả ngành Hải quanlà một công cụ để đo lường hiệu quả hoạt động ngành hải quan như đã được nêu trong Chiến lược Phát triển ngành Hải quan đến năm 2020 và là một trong 5 nhiệm vụ hàng đầu của hiện đại hóa ngành hải quan theo Kế hoạch Đổi mới và Hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2011- 2015. Qua một khảo sát độc lập và toàn diện về quan điểm của khách hàng và nhân viên hải quan đối với các dịch vụ ngành được thực hiện trong khuôn khổ Dự án Hiện đại hóa Hải quan do NHTG tài trợ, nhiều thông tin hữu ích về quan điểm của khách hàng đối với hiệu quả hoạt động ngành hải quan đã được thu thập để làm số liệu giám sát dự án ban đầu, cũng như để phục vụ cho công tác quản lý hải quan nói chung. Những khảo sát như vậy nên được thực hiện và báo cáo định kỳ với sự tham gia của nhóm các bên liên quan phù hợp. Dự án hiện đại hóa hải quan cũng bao gồm cả những hoạt động hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường năng lực cán bộ hải quan trong việc xây dựng và sử dụng bộ chỉ số giám sát hiệu quả hoạt động ngành hải quan phù hợp. Gần đây, một văn bản hướng dẫn về bộ chỉ số hiệu quả hoạt động ngành Hải quan đã được ban hành.29

Một trong những quan ngại chính của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam là tình trạng thiếu minh bạch và thiếu thông tin về các quy định liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu và hàng hóa quá cảnh. Tổng cục Hải quan đã tìm hiểu nghiêm túc những quan ngại đó và đã đầu tư phát triển một trang web ngành (như đã nêu ở trên), nhưng đó chưa phải là cổng thông tin điện tử thương mại (hoàn thiện cổng

thông tin điện tử trước năm 2015 là trách nhiệm của Việt Nam để tham gia vào sáng kiến Kho Dự trữ Thương mại ASEAN). Mặc dù việc xây dựng cổng thông tin này này không nhất thiết phải do Tổng cục Hải quan thực hiện bởi nhiều cơ quan chính phủ khác cũng tham gia quản lý nhà nước về hoạt động thương mại, Tổng cục Hải quan cần đóng vai trò chính trong việc xây dựng cổng thông tin đó. Đồng thời, cổng thông tin này có thể được xây dựng song song với việc thực hiện chương trình Cơ chế Một cửa Quốc gia.

Công nghệ Thông tin

Mặc dù các hệ thống công nghệ thông tin đã được sử dụng nhằm hỗ trợ xử lý kê khai hải quan kể từ cuối thập kỷ 90 và đã được cập nhật liên tục bởi các cán bộ ngành cũng như đơn vị cung cấp địa phương, những hệ thống này không cung cấp đủ các tính năng cần thiết hỗ trợ các phương thức quản lý hải quan hiện đại. Hệ thống Tự động hoá Dữ liệu Hải quan (ASYCUDA) đã được Diễn đàn Liên hợp quốc về Hỗ trợ Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hỗ trợ lắp đặt giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1996, nhưng hệ thống này đã không tận dụng hết các tính năng do thiếu cơ sở pháp lý đối với việc vận hành hệ thống này cũng như tỉnh chưa sẵn sàng trong việc sử dụng Chứng từ Hành chính Duy nhất (SAD) tại thời điểm đó. Tuy nhiên, thử nghiệm đầu tiên này đã giúp Tổng cục Hải quan tự làm quen với các hệ thống xử lý tờ khai vận hành bằng máy tính. Một số mô-đun của hệ thống này, bao gồm các bảng biểu tham khảo và dữ liệu thương mại, hiện vẫn đang được sử dụng.

Trong khi Tổng cục Hải quan đã tự phát triển các hệ thống tự động để hỗ trợ các yêu cầu hoạt động chính của mình, họ cũng nhận thức được nhu cầu nâng cấp các hệ thống và cơ sở hạ tầng liên quan nhằm hỗ trợ cho chương trình hiện đại hóa dài hạn của mình. Do vậy, tự động hóa là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Dự án Hiện đại hóa Ngành hải quan của NHTG. Mặc dù, gần đây dự án này đã ngừng hoạt động, nó đã tài trợ cho việc hoàn tất thiết kế một quy trình Nghiệp vụ Hải quan Chủ chốt (BPR) và xây dựng hồ sơ mời thầu chi tiết mới mà sẽ hoàn thiện hơn cho Hệ thống Thông tin Hải quan Việt Nam (VCIS). Hệ thống này sẽ hỗ trợ việc tái thiết kế các quy trình hải quan, thu thập thông tin phục vụ mục đích quản lý, lập kế hoạch và thống kê, cũng như tăng cường sự kết nối với khu vực doanh nghiệp và các cơ quan hải quan của các nước trong khu vực.

Các sáng kiến song song khác nhằm nâng cao việc sử dụng công nghệ thông tin về quản lý biên giới đã được khởi động, nhưng kết quả còn hạn chế. Theo kế hoạch phát triển công nghệ thông tin do chính phủ tài trợ, Tổng cục Hải quan đã triển khai thí điểm hệ thống khai báo hàng hóa xuất nhập khẩu điện tử đầu tiên vào năm 2005 tại Hải Phòng và TP. HCM, và sau đó kéo dài đến năm 2008. Kết quả triển khai còn hạn chế xét về số lượng doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia và mức độ tính năng cung cấp vì các doanh nhân vẫn cần nộp văn bản hồ sơ chứng từ trước khi xử lý. Tuy nhiên, thử nghiệm khai hải quan điện tử này đã mang lại kinh nghiệm quý báu cho ngành hải quan cũng như một số lợi ích về tạo thuận lợi thương mại cho các đối tượng tham gia thử nghiệm, bao gồm giảm yêu cầu nộp văn bản hồ sơ chứng từ, thông báo nhanh về kênh xử lý được chọn và giảm mức độ kiểm tra chứng từ và kiểm tra thực tế (mặc dù lợi thế này phần nào là do sự tuân thủ ở mức cao của các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia chương trình thí điểm). Theo các đối tượng tham gia thí điểm, hệ thống này, sau khi được vận hành đầy đủ, sẽ giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí. Mặc dù thực tế là hệ thống thí điểm hiện không áp dụng cho các nghiệp vụ quá cảnh, những người tham gia thí điểm (như đại lý hải quan, giao nhận và tác nghiệp logistics) đánh giá cao cơ hội được lập các tờ khai về hàng hóa xuất nhập khẩu tại trụ sở của mình cũng như năng lực kiểm tra nhập liệu và phát hiện lỗi của hệ thống. Hệ thống cũng cho phép hải quan chỉ định kên h phần luồng xanh, vàng, đỏ, và thông báo tức thì cho đại lý hải quan về kết quả phân luồng. Hệ thống được cho là thân thiện với người sử dụng, có thể làm quen trong vòng 30 phút. Chi phí duy nhất đối với nhà môi giới là mức phí trả một lần vào khoảng 50 USD cho việc cài đặt ban đầu. Tuy nhiên, hệ thống có thể được cài đặt trên một hoặc nhiều máy tính cho cùng một tài khoản hải quan điện tử. Một trong những công ty được phỏng vấn cho rằng họ đã tiết kiệm thời gian đáng kể, ví dụ giảm thời gian thông quan hàng hóa tại cảng từ khoảng 2-3 ngày xuống chỉ còn một ngày. Các đối tượng tham gia thí điểm nhìn chung hài lòng với hệ thống thí điểm và khuyến nghị nên mở rộng hệ thống này tới nhiều người sử dụng hơn nữa, đồng thời bổ sung và

Như đã nêu trên, việc tái thiết kế quy trình nghiệp vụ được tiến hành trong phạm vi dự án của NHTG đã chỉ ra các bước đi rõ ràng nhằm tiếp tục hợp lý hóa và đơn giản hóa các thông lệ về nghiệp vụ hải quan theo chuẩn mực quốc tế và các thông lệ tốt toàn cầu. Dự án cũng đã tài trợ cho việc xây dựng các chi tiết kỹ thuật và chức năng cho hệ thống công nghệ thông tin hải quan thế hệ tiếp theo. Thực tế, chính phủ đã có quyết định chấp nhận sử dụng hệ thống công nghệ thông tin thay thế dựa trên hệ thống đã được phát

Một phần của tài liệu TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI, TẠO GIÁ TRỊ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH: GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 92)