Phương pháp luận, tổ chức các hoạt động nghiên cứu, và kết quả

Một phần của tài liệu TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI, TẠO GIÁ TRỊ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH: GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 30 - 34)

Quỹ Tín thác tài trợ Đánh giá Tạo thuận lợi trong Thương mại, Giao thông và Lập Kế hoạch Chiến lược (TF 097373) đã được thai nghén vào tháng 5 năm 2010 nhằm hỗ trợ các hoạt động giúp cải thiện chính sách tạo thuận lợi thương mại và xây dựng một Kế hoạch Hành động Quốc gia thúc đẩy thương mại và khả năng cạnh tranh. Kế hoạch Hành động Quốc gia, khi được thực hiện, sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam và duy trì sự tăng trưởng dựa trên năng suất. Quỹ Tín thác hỗ trợ ba hoạt động chính sau đây: (i) đánh giá về Tạo thuận lợi Thương mại và Giao thông (TTFA), (ii) nghiên cứu thể chế, và (iii) phân tích hành lang giao thông.

Đánh giá về Tạo thuận lợi Thương mại và Giao thông là một đánh giá chuyên sâu, sử dụng phương pháp do Ngân hàng Thế giới phát triển để đánh giá kết quả hoạt động tạo thuận lợi thương mại của Việt Nam. Nghiên cứu thể chế xác định sự sẵn sàng của các cơ quan thực hiện và khám phá những thách thức có thể có trong giai đoạn thực hiện. Đánh giá này khuyến nghị một khuôn khổ chính sách và thể chế đầy đủ cho phép thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại một cách hiệu quả. Phân tích hành lang giao thông nhằm xây dựng mô hình về lưu lượng vận chuyển hàng hóa trong nước và quốc tế trong hiện tại và tương lai, thời gian và chi phí logistics đối với các chuỗi cung ứng lớn của Việt Nam, đánh giá năng lực của những hành lang chính cũng như xác định những điểm cần cải thiện và can thiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong các hoạt động thương mại của Việt Nam.

Kết quả của Đánh giá về Tạo thuận lợi Thương mại và Giao thông Giai đoạn 1 là một báo cáo nghiên cứu dựa vào những nguồn thông tin sẵn có về những hạn chế đối với sự phát triển của Việt Nam trong kinh tế, thương mại và đầu tư theo quan điểm tạo thuận lợi thương mại. Nghiên cứu này đã được chuẩn bị và trình bày như là một phần của các hoạt động được thiết kế dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới để xây dựng Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Kết quả là cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại, giao thông vận tải và logistics, và quản lý biên mậu đã trở thành một trong những vấn đề chiến lược quan trọng được đề cập trong một báo cáo tổng hợp được trình lên các cơ quan cấp cao của Việt Nam. Kết quả của Giai đoạn I cũng cung cấp những đầu vào sâu sắc, giúp chuẩn bị cho Giai đoạn II. Giai đoạn II của Nghiên cứu này xác định làm thế nào để cải thiện năng lực cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đánh giá Giai đoạn II được thực hiện dựa trên một cuộc khảo sát TTFA toàn diện do một nhóm nghiên cứu của trường Đại học Kinh tế TP. HCM tiến hành. Kết quả đầu ra của khảo sát này đã được hoàn thành với sự hỗ trợ của một bản Phân tích Thể chế, phối hợp thực hiện với Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (NCIEC), và một bản Phân tích Hành lang Giao thông, phối hợp với Viện Phát triển Giao thông Vận tải và Chiến lược (TDSI) thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Nghiên cứu giai đoạn II đã xác định những thay đổi khác nhau về chính sách, đầu tư công, thay đổi tổ chức công nghiệp, và những cải thiện về chất lượng và sự đa dạng của các dịch vụ logistics. Quá trình và kết quả của Đánh giá về Tạo thuận lợi Thương mại và Giao thông và các

Hỗ trợ Kỹ thuật nhằm

Tái cơ cấu hợp đồng và thay đổi mối quan hệ với người mua

Thường xuyên hoá hoạt động cung cấp nguyên liệu cho hàng hóa trung gian Sử dụng các dịch vụ logistics để tạo giá trị gia tăng

Cải thiện hoạt động phân phối thông tin thị trường Đánh giá kết quả quản lý chuỗi cung ứng

Hợp đồng nông sản và các cơ chế khác để có nguồn cung cấp nguyên liệu thường xuyên Hỗ trợ CNTT trong hoạt động tiếp thị và quản lý chuỗi cung ứng

Tài trợ Thương mại

Các công cụ tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua bao thanh toán

Bảo lãnh vay vốn liên quan đến đầu tư vốn vào các hoạt động liên quan đến thương mại Cho vay để đầu tư công nghệ nhằm nâng cao giá trị cũng như năng suất

Đầu tư vào các liên kết thượng nguồn (nguyên liệu) cho hàng dệt may

Pha I - TTFA

Pha II - TTFA

Phân tích TTFA WB/UEH

Phân tích Thể chế

WB/NCIEC Phân tích Hành lang WB/TDSI

Kế hoạch Hành động Quốc gia/Ma trận Chính sách WB/NCIEC Các hoạt động trợ giúp kỹ thuật Các ưu tiên hạ tầng Đề xuất DPOs/SILs

Hình 1.4: Đánh giá thúc đẩy thương mại: các hoạt động nghiên cứu và kết quả

Chú thích: WB: Ngân hàng Thế giới, UEH: Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, NCIEC: Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế , TDSI: Viện nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải, DPOs: Hỗ trợ Chính sách Phát triển, SILs: Khoản vay cho đầu tư cụ thể

Nguồn: Báo cáo của Nhóm TTFA, NHTG.

Bảng 1.5: Các sáng kiến tiếp theo có thể thực hiện

Nguồn:Các tác giả.

Thúc đẩy Thương mại Giảm kiểm tra thực tế Đơn giản hóa thuế quan

Phát triển các cụm công nghiệp và phát triển hành lang

Phối hợp chính sách thúc đẩy thương mại và thực hiện Cơ chế Một cửa Quốc gia Phát triển cơ sở hạ tầng

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng cụ thể, ví dụ bến cảng, đường nối với các cảng biển và cảng hàng hóa sân bay Ưu tiên cho các dự án đường bộ và đường sắt đã được quy hoạch

Chính sách công

Khả năng cạnh tranh xuất khẩu tập trung một cách rõ ràng vào một hoặc hai chiến lược, ví dụ như giá trị gia tăng, di chuyển lên trên trong chuỗi giá trị, đa dạng hóa sản phẩm

Tiếp tục cải cách hải quan với mục tiêu hoạt động rõ ràng Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cụ thể

Một phần của tài liệu TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI, TẠO GIÁ TRỊ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH: GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 30 - 34)