Hướng tới một cách tiếp cận tích hợp của chuỗi cung ứng, logistics và

Một phần của tài liệu TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI, TẠO GIÁ TRỊ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH: GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 28 - 29)

1.4 Hướng tới một cách tiếp cận tích hợp của chuỗi cung ứng, logistics và tạo thuận lợithương mại thương mại

Việc toàn cầu hóa dòng nguyên liệu đã dẫn đến sự thay đổi trong tổ chức logistics thương mại. Vào giữa những năm 1980, những thay đổi này đã bắt đầu với sự nhấn mạnh vào việc giảm thiểu hàng tồn kho tại các kho nguyên liệu đầu vào của sản xuất và bảo dưỡng, sau đó là các kho hàng hóa được đưa đi bán và cuối cùng là qua toàn bộ chuỗi cung ứng. Điều này đòi hỏi phải giảm thời gian giao hàng và lập kế hoạch chặt chẽ hơn cho các hoạt động ở hạ nguồn. Kết quả đòi hỏi kết hợp việc lập kế hoạch giao thông vận tải với lưu trữ hàng hóa để đạt được một mục tiêu thống nhất. Đầu những năm 1990, việc chuyển dịch sản xuất từ từng hoạt động riêng lẻ tại từng địa điểm sang một chuỗi các hoạt động được thực hiện tại nhiều địa điểm khác nhau dọc theo chuỗi cung ứng đã được thiết lập đầy đủ trong thương mại quốc tế. Việc thiết kế lại quá trình xử lý nguyên liệu và chuỗi cung ứng liên quan xảy ra đồng thời với xu hướng hợp đồng với các tổ chức logistics chuyên nghiệp của thị trường.

Vào cuối những năm 1990, những nỗ lực để tăng cường dòng hàng hóa quốc tế đã tập trung vào tạo thuận lợi thương mại, đặc biệt là đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa, và hài hóa hóa các quy trình để thông thương

Tăng

Nhập khẩu đầu vào

Giảm thời gian giao hàng

Nâng cao độ tin cậy trong việc giao hàng Đa dạng hoá đầu vào theo nguồn cung ứng Đa dạng hoá đầu vào theo chất lượng

Cho phép tập hợp các nguyên liệu đầu vào phức tạp hơn Cung cấp Dịch vụ Logistics có Giá trị gia tăng (VALs) Xác định lại Dịch vụ Logistics có Giá trị gia tăng (VALs)

Xuất khẩu

Giảm thời gian giao hàng

Nâng cao độ tin cậy trong việc giao hàng

Đa dạng hoá sản phẩm theo chất lượng và quy mô đơn hàng Đa dạng hoá tập hợp các sản phẩm

Đa dạng hoá kênh phân phối và thị trường Chuyên biệt hoá sản phẩm

Khối lượng hàng Giá trị sản phẩm Gia tăng giá trị trong nước Kết quả thay đổi cơ cấu

hàng hóa qua biên giới, trong đó bao gồm cả hồ sơ và các giao dịch tài chính. Ban đầu, việc tập trung vào các thủ tục liên quan tới hải quan gặt hái được nhiều kết quả qua bản sửa đổi Nghị định thư Quốc tế về Đơn giản hóa và Hài hòa hóa thủ tục của Hải Quan năm 1999 (Nghị định thư Kyoto) và việc phát triển những công cụ phân tích bao gồm Nghiên cứu Thời gian Thông quan4và bản gốc của Đánh giá Tạo thuận lợi trong Thương mại và Giao thông (2001). Tuy nhiên, những thành công ban đầu trong việc tăng cường thủ tục hải quan bộc lộ những vấn đề chung liên quan tới tất cả các cơ quan quản lý biên mậu. Vấn đề này đòi hỏi nỗ lực phối hợp của tất cả các cơ quan quản lý thương mại, đặc biệt là giữa các cơ quan quản lý tại biên giới và các điểm kiểm soát khác.

Trong những năm gần đây, nỗ lực thuận lợi hoá thương mại đã được mở rộng sang tất cả các yếu tố trong chuỗi cung ứng do các nhà nhập khẩu và xuất khẩu sử dụng. Tầm nhìn rộng hơn này bao gồm cả các yếu tố như hạ tầng giao thông, dịch vụ logistics có giá trị gia tăng, tài trợ thương mại và giảm thiểu rủi ro, đơn giản hoá thủ tục pháp lý và gỡ bỏ các rào cản về hành chính (Arvis, 2007). Kết quả là đã có sự giao thoa giữa các chương trình về logistics và tạo thuận lợi thương mại, trong cả nghiên cứu, phân tích và thực tế.

Một phần của tài liệu TẠO THUẬN LỢI THƯƠNG MẠI, TẠO GIÁ TRỊ VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH: GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)