Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ vững chắc trong việc hội nhập vào hệ thống thương mại thế giới trong ba thập kỷ qua. Quá trình tự do hóa thương mại chính thức bắt đầu bằng sự kiện Việt Nam được kết nạp làm thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào tháng 7 năm 1995 và khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào tháng 1 năm 2006. Quá trình này được củng cố thêm qua Hiệp định Thương mại Song phương với Hoa Kỳ (US BTA) có hiệu lực kể từ tháng 12 năm 2001 và việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào tháng 1 năm 2007. Kể từ đó đến nay, các hiệp định khu vực đã tiếp tục gia tăng với ASEAN + Trung Quốc vào năm 2002, ASEAN + 3,24 Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương hiện đang trong quá trình đàm phán, và gần đây nhất là hiệp định với ASEAN + 6 đang được nhắc tới.
24Vào tháng 4 năm 1997, ASEAN đã đề xuất tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Vào tháng 12 năm 1997, hội nghị thượng định lần thứ nhất đã được tổ chức tại Kuala Lumpur. Sau đó, vào năm 2000, tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư tổ chức tại Singapore, ASEAN+3 đã chính thức được thành lập.
Tác động của những hiệp định này còn chưa rõ ràng và có lẽ còn quá sớm để bàn luận về tác động của những hiệp định gần đây. Có khả năng nền kinh tế Việt Nam đã và đang tăng trưởng mà không cần đến sự trợ giúp của những hiệp định này. Tăng trưởng GDP đạt khoảng trên 7% mỗi năm trong thập kỷ qua nhờ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm ở mức cao, khoảng 25% /năm. Tuy nhiên, việc duy trì tốc độ tăng trưởng này sẽ là thách thức lớn đối với Việt Nam dưới áp lực cạnh tranh trong khu vực cũng như quốc tế đang ngày càng gia tăng trên các lĩnh vực truyền thống mà Việt Nam đã khai thác. Việc duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng này sẽ phụ thuộc nhiều vào việc hội nhập sâu hơn vào hệ thống thương mại toàn cầu và tiếp tục quan tâm cải thiện năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân.
Việc đạt được lợi ích từ hội nhập quốc tế sẽ phụ thuộc vào khuôn khổ các quy định có hiệu quả thương mại biên giới. Trong lĩnh vực này, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể, đặc biệt trong cải cách và hiện đại hóa các hệ thống và thủ tục hải quan. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều việc cần phải thực hiện để các thể chế cũng như thủ tục quản lý biên mậu đạt tiêu chuẩn thông lệ tốt trên thế giới. Ngoài Tổng cục Hải quan, công tác kiểm soát xuất nhập khẩu cụ thể còn được thực hiện bởi nhiều bộ, ban, ngành, là những cơ quan chịu trách nhiệm ban hành các loại giấy phép, giấy chứng nhận cũng như thực hiện các thủ tục giám sát và kiểm tra. Các đơn vị này bao gồm nhưng không chỉ ở Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Văn hóa ,Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, và Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Khác với Tổng cục Hải quan, nơi quan tâm nhiều đến các mục tiêu chính về hiện đại hóa như tự động hóa các nghiệp vụ chính và áp dụng các phương pháp can thiệp có lựa chọn dựa trên rủi ro, phần lớn các bộ và ban ngành khác vẫn còn phải lệ thuộc vào các hệ thống xử lý thủ công và biểu mẫu giấy tờ nặng về thủ tục hành chính, mà chưa áp dụng phương pháp mang tính hỗ trợ nhiều hơn để quản lý rủi ro tuân thủ. Trong nhiều trường hợp, các bộ ngành này vẫn phải xử lý giao dịch theo từng vụ việc đơn lẻ mà ít quan tâm đến số liệu tuân thủ quá khứ, và dành quá nhiều thời gian cho việc kiểm tra thực tế để quản lý rủi ro. Điều đó cho thấy còn nhiều vấn đề trong chương trình hiện đại hoá và cải cách thể chế cần được theo đuổi tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm như các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT).
Kết quả là, mặc dù đã có những nỗ lực gần đây, công tác quản lý biên giới ở Việt Nam vẫn bị coi là chậm, thiếu nhất quán, dễ bị tác động bởi tham nhũng, và thiếu thích ứng với những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân. Trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, hoạt động ngoại thương dưới sự kiểm soát của nhà nước đang từng bước được thay thế bằng sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhỏ. Sự mở rộng này làm gia tăng đáng kể số lượng giao dịch mà các cơ quan chính phủ phải xử lý, đồng thời làm tăng tính phức tạp của hoạt động kiểm soát bằng quy định. Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan và nhiều cơ quan chính phủ khác vẫn giữ cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và thủ tục, dù cho số lượng các giao dịch cần xử lý tăng đáng kể. Ví dụ, số lượng tờ khai mà mỗi nhân viên hải quan phải xử lý đã tăng gấp 4 lần từ khoảng 100 tờ trong năm 2001 lên gần 400 tờ trong năm 2008 (xem Hình 5.1).25 Các cơ quan khác của chính phủ tham gia quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu cũng ghi nhận mức tăng tương tự về số lượng các giao dịch, trong khi nguồn lực tài chính và nhân sự phân bổ cho các cơ quan chính phủ đó hầu như không thay đổi.
Hình 5.1: Hiệu suất quản lý biên mậu và đóng góp vào doanh thu
Nguồn: Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan Việt Nam