Có thể xem xét cơ cấu thương mại theo các nhóm sản phẩm hoặc theo hàm lượng công nghệ trong sản phẩm xuất khẩu. Mặc dù phân loại theo nhóm sản phẩm được coi là chuẩn, cách phân loại theo trình độ công nghệ có thể đưa ra một bức tranh rõ hơn về triển vọng xuất khẩu của Việt Nam tiến dần lên các sản phẩm có giá trị cao hơn nhờ tăng cường công nghệ. Hình 2.10 thể hiện những thay đổi trong cơ cấu hàng được sản xuất để xuất khẩu, phân loại theo trình độ công nghệ sử dụng. Đối với Việt Nam, lượng hàng hóa thô và sơ chế, bao gồm cả dầu thô, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tỷ trọng này đã giảm trong thập kỷ qua, từ 51,7% năm 2000 xuống còn 30,14% năm 2010. Xuất khẩu của các mặt hàng dựa vào tài nguyên chiếm dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, và tỷ lệ này gần như không thay đổi trong cả giai đoạn. Tổng giá trị xuất khẩu những mặt hàng công nghệ thấp và trung bình, và mặt hàng dựa vào tài nguyên chiếm tỷ trọng chủ yếu, trong đó những hàng hóa xuất khẩu phi dầu mỏ tăng từ 42,9% năm 2000 lên 59,81% năm 2010. Điều này có nghĩa là hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa dịch chuyển đáng kể trong chuỗi giá trị trong suốt thập kỷ qua.
Hình 2.10: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, theo mức độ công nghệ, 2000-2010
Nguồn: UN Comtrade.
Phân loại Công nghệ của Tổng Xuất khẩu (%), Việt Nam
Công nghệ thấp Nguyên liệu thô Công nghệ cao Công nghệ trung Dựa vào tài nguyên
Tỷ trọng hàng xuất khẩu công nghệ cao tăng lên không có nghĩa là năng lực công nghệ được nâng cao. Hình 2.11 cho thấy cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Tỷ trọng hàng xuất khẩu công nghệ cao nhất ở Phillipines và Malaysia, và cả hai đều cao hơn so với Trung Quốc. Tuy vậy, trong những trường hợp này, tỷ trọng cao phản ánh sự tham gia của các quốc gia này trong chuỗi cung ứng toàn cầu -- năng lực công nghệ của Trung Quốc cao hơn so với các nước này.
2000 2010 2000 2010 2000 2010
Dựa vào tài nguyên 13.87 12.58 9.15 8.26 34.42 45.42
Công nghệ thấp 64.67 59.43 45.36 31.22 46.90 26.33
Công nghệ trung bình 10.32 13.79 24.29 28.33 13.34 20.34
Công nghệ cao 11.14 14.19 21.20 32.19 5.34 7.90
Bảng 2.2: So sánh cơ cấu xuất khẩu: Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ, 2000-2010
Nguồn: UN Comtrade, 2010.
Hình 2.11: Cơ cấu hàng xuất khẩu: so sánh Việt Nam với các nước trong khu vực
Nguồn: Tính toán dựa trên dữ liệu của UN Comtrade; phân loại dựa vào Lall, 2000.
Tuy nhiên, việc phân nhóm thương mại trên cơ sở các nhóm sản phẩm cho thấy những thay đổi quan trọng (Hình 2.12). Trong giai đoạn mở cửa ban đầu, xuất khẩu của Việt Nam bao gồm dầu mỏ, các mặt hàng công nghiệp chế biến, cùng với hàng nông sản sơ chế, trong khi đó, Việt Nam không chỉ nhập khẩu hàng tiêu dùng mà cả nguyên liệu thô dành cho sản xuất trong nước và tư liệu sản xuất nhằm hiện đại hóa quá trình sản xuất và nâng cao hiệu quả công nghiệp. Qua thời gian, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đã thay đổi, phản
Việt Nam Trung Quốc Ấn Độ
Nhóm hàng (Phần trăm của tổng)
Hình 2.12: Cơ cấu xuất khẩu, theo nhóm sản phẩm, 2000-2010
Nguồn: UN Comtrade, 2010.
ánh sự thành công của quá trình công nghiệp hóa. Tỷ trọng xuất khẩu của hàng công nghiệp chế biến, đặc biệt những sản phẩm thâm dụng lao động như dệt may và giày dép, đã tăng và đang dần thay thế các mặt hàng nông sản truyền thống.
Mặc dù những cách phân loại trên dựa vào sản phẩm, nhưng hàng xuất khẩu cũng có thể phân theo loại sản phẩm (Bảng 2.3). Hàng xuất khẩu thô và sơ chế bao gồm cả dầu mỏ và những mặt hàng phi dầu mỏ. Hàng hóa xuất khẩu được chia thành bốn nhóm là hàng dựa vào tài nguyên, hàng công nghệ thấp, công nghệ trung bình và công nghệ cao. Các mặt hàng nông sản; ví dụ như gạo, cà phê, hải sản; được phân loại vào nhóm dựa vào tài nguyên. Những mặt hàng sản xuất, như dệt may, giày dép và điện tử thuộc nhóm hàng công nghệ thấp, hoặc một phần thuộc nhóm công nghệ trung bình.
Dầu thô
Điện tử Giầy dép
Thô và sơ chế khác
Dệt may (không kể hàng thô)
CN chế biến khác Thủy sản Gạo Cà phê Khác Nông sản khác 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Thô và sơ chế khác Cà phê Dầu thô Điện tử Giầy dép
Dệt may (không kể hàng thô)
CN chế biến khác Thủy sản
Gạo
Bảng 2.3: Phân loại hàng xuất khẩu theo sản phẩm và công nghệ
Nguồn: UN Comtrade. Hàng qua chế
biến
Tổng Nhóm hàng Tiểu nhóm hàng (chi tiết) Ví dụ
Thô và sơ chế (phi dầu mỏ)
Công nghệ thấp 1: Quần áo, giày dép, thời trang
Dựa vào tài nguyên 2: Các mặt hàng khác
Công nghệ trung 1: Máy tự động Công nghệ thấp 2: Công nghệ thấp khác Công nghệ trung 3: Hàng kỹ thuật Các mặt hàng khác
Công nghệ trung 2: Hàng gia công
Công nghệ cao 2: Công nghệ cao khác
Công nghệ cao 1: Điện và điện tử
Dựa vào tài nguyên 1: Hàng
nông sản Thuỷ sản, thuốc lá.
Gạo, cà phê, thuỷ sản, than, đá/cát/sỏi, nhôm, đồng.
Giầy dép, quần áo. Xăng nặng/dầu bitum, hồ/keo,v.v, thuỷ tinh.
Xe máy, linh kiện xe máy. Đồ nội thất, trang sức.
Thiết bị phân phối điện, thiết bị mạch điện
Vải do con người dệt, phân bón hóa chất, sắt/thép sơ chế.
Khác
Thô và sơ chế (dầu mỏ) Thô và sơ chế Dầu thô Dựa vào tài nguyên Công nghệ thấp Công nghệ trung bình Công nghệ cao Thiết bị văn phòng, thiết bị viễn
thông.
Thiết bị nhà máy điện xoay, thiết bị nhiếp ảnh.
TỔNG HÀNG XUẤT KHẨU