Hình 1.3 đưa ra một ma trận thể hiện sự tương tác nhiều mặt giữa những trụ cột quan trọng trong logistics và tạo thuận lợi thương mại với các đòn bẩy chính sách được áp dụng để nâng cao khả năng cạnh tranh thương mại. Chương 8 sẽ trình bày chi tiết hơn nội dung này. Các chính sách liên quan đến cơ sở hạ tầng vận tải và các dịch vụ logistics phải quan tâm đến sự hiệp lực giữa các trung tâm phát triển, hành lang chính, và các cửa ngõ quốc tế. Những chính sách tập trung vào việc tổ chức chuỗi cung ứng, hỗ trợ cải thiện hiệu
Hình 1.3: Các đòn bẩy chính sách chính nhằm tăng cường hiệu suất
Nguồn: Các tác giả.
Trụ cột Hoạt động Hợp phần
Hạ tầng giao thông vận tải & Dịch vụ logistics
Vận chuyển nội địa
Điểm trung chuyển
Vận chuyển quốc tế
Giao dịch & điều phối
Liên kết ngược
Quy trình chế biến
Liên kết xuôi Xây dựng văn bản
và thanh kiểm tra
Phối hợp quản lý biên giới
Tổ chức chuỗi cung ứng Thủ tục quy định thương mại Cảng Sân bay Cửa khẩu biên giới Vận tải biển Vận tải hàng không Vận tải đường bộ quốc tế Phối hợp giữa các phương thức Dịch vụ hậu cần Chính sách công nghiệp Mạng lưới cung cấp Công nghiệp phụ trợ Tùy biến Sáng tạo Đa dạng hóa Kênh phân phối
Thủ tục Hải quan Ứng dụng CNTT Quản lý Rủi ro Chính sách Một cửa quốc gia Chính sách Một cửa ASEAN Kiểm soát dọc theo chuỗi cung ứng
Đầu tư Quy định
Khu vực tư nhân Khu vực công
Vận tải đường bộ Đường sắt Đường thủy nội địa
suất chuỗi cung ứng của các hoạt động sản xuất và xuất khẩu chính. Khi hàng hóa di chuyển qua các chuỗi cung ứng, chính phủ cần ưu tiên một số ngành nhất định để tăng cường các liên kết phía sau (nguồn nguyên liệu xuất khẩu cho sản xuất) và phía trước (đầu ra xuất khẩu) của các ngành này, nhằm tạo thêm giá trị gia tăng. Những chính sách giải quyết các vấn đề quản lý biên mậu tạo ra một môi trường pháp lý cho vận chuyển hàng hóa và chuyển hàng qua biên giới.