8. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Nộidung quản lý hoạt độngdạy học mônTiếng Việtlớp1 của giáo viên
1.3.2.1. Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường TH&THCS theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung môn học và mục tiêu, nội dung dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường TH&THCS theo chương trình giáo dục phổ thông2018 để triển khai được nội dung quản lý. Chủ thể quản lý cần thực hiện:
-Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường TH&THCStheo chương trình giáo dục phổ thông 2018 phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường và nhiệm vụ năm học
-Phổ biến về mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường TH&THCS theo chương trình giáo dục phổ thông 2018mà Bộ giáo dục và đào tạo đang triển khai.
-Chỉ đạo các tổ/nhóm chuyên môn, GV chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học và các chủ đề tích hợp liên môn, đưa vào kế hoạch dạy học
-Phê duyệt kế hoạch dạy học do các tổ/nhóm chuyên môn và GV xây dựng. -Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học.
1.3.2.2. Quản lý hoạt động dạy Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
Quá trình dạy học là sự thống nhất biện chứng của hai thành tố cơ bản trong quá trình dạy học: hoạt đông dạy và hoạt động học.
Hoạt động dạy của GV: đó là hoạt động lãnh đạo, tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức học tập của HS, giúp HS tìm khám phá tri thức, qua đó thực hiện hiệu quả chức năng học của bản thân.
Hoạt động học tập của HS: là hoạt động tự giác, tích cực chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức học tập của mình nhằm thu nhận xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân, qua đó người học thể hiện mình, biến đổi mình, tự mình làm phong phú tri thức của mình.
Quản lý HĐDH là quản lý một quá trình xã hội, một quá trình sư phạm đặc thù, nó tồn tại như một hệ thống, bao gồm nhiều thành tố cấu trúc như: mục đích và nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, PPDH, PTDH, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học tập, kết quả học tập.
Từ các khái niệm và phân tích trên có thể hiểu: Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở trường TH& THCStheo chương trình giáo dục phổ thông 2018 là sự tác động của chủ thể quản lý tới quá trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 nhằm đảm bảo dạy học không chỉ dừng ở mục tiêu hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ tích cực ở người học mà còn nhằm đạt mục tiêu cao hơn là phát triển các phẩm chất, năng lực chung và năng lực chuyên biệt của môn Tiếng Việt lớp 1 cho người học để giải quyết các tình huống thực tiễn của cuộc sống, nghề nghiệp và hội nhập quốc tế.
Đây là nội dung trọng tâm củaquản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Bởi vì, hoạt động dạy của GV là hoạt động chủ đạo trong việc định hướng, tổ chức, điều khiển và điều chỉnh hoạt động học tập của HS. Nội dung cơ bản của quản lý hoạt động này bao gồm:
-Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV -Quản lý đề cương bài giảng, hồ sơ, giáo án của GV
-Chỉ đạo dạy học đúng chương trình trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng theo quy định
-Chỉ đạo GV thiết kế và thực hiện bài giảng theo CTGDPT 2018 -Chỉ đạo GV kiểm tra, đánh giá theo CTGDPT 2018
-Quản lý giờ lên lớp của GV
-Quản lý phân công chuyên môn giảng dạy cho GV
-Quản lý bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy cho GV theo CTGDPT 2018
-Quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ bộ môn -Quản lý phong trào thi đua dạy tốt trong GV
-Chỉ đạo GV giúp đỡ HS học tập tích cực
1.3.2.3. Quản lý hoạt động học tập môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
Hoạt động học tập của HS là hoạt động quyết định trực tiếp chất lượng học tập của người học. Mỗi HS cần chủ động, tự giác, tích cực, độc lập và sáng tạo trong học tập, tự xây dựng được tinh thần, thái độ học tập đúng đắn, nắm được cách học, cách tự học, tự rèn luyện, có ý thức học tập tốt, biết tập trung nghe giảng để hiểu bài ngay tại lớp, chuyên cần học bài và làm bài đầy đủ, có thái độ trung thực trong kiểm tra. Người học cần tự biết sắp xếp thời gian học tập ở nhà, đảm bảo điều kiện tốt
nhất có thể để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ học tập như học bài và làm đầy đủ bài tập về nhà, soạn bài, chuẩn bị bài học học mới và chuẩn bị đồ dùng học tập. GV cần xây dựng, tổ chức khen thưởng để động viên HS, động viên cho HS có tiến bộ trong lớp và HS học tập nổi trội trong lớp. GV cần tạo sân chơi cho các em HS qua hình thức các câu lạc bộ mà các em yêu thích qua đó, giúp học sinh tìm hiểu kiến thức, phát triển trí tuệ phù hợp năng lực trí tuệ của học sinh, làm tốt sẽ kích thích hoạt động học tập của học sinh.
Để quản lý hoạt động này hiệu quả, cần:Tổ chức xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho HS; Quản lý đổi mới phương pháp học tập cho HS; Quản lý thái độ học tập tích cực của HS; Quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của HS.
1.3.2.4. Quản lý hình thức tổ chức,phương pháp và kỹ thuật dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
Đổi mới đổi mới hình thức tổ chức,phương pháp và kỹ thuật dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 là yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất lượng dạy học. Để thực hiện nội dung này nhà quản lý cần quan tâm đến việc:
- Quán triệt định hướng đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức tập huấn đổi mới phương pháp dạy học cho GV
- Chỉ đạo GV lập kế hoạch dạy học; lựa chọn phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học phù hợp để HS có cơ hội thể hiện năng lực bản thân
- Chỉ đạo GV thiết kế hoạt động dạy và hoạt động học sao cho nhiều HS có điều kiện được tham gia thực hành, luyện tập nhằm phát triển năng lực
- Chỉ đạo GV hướng dẫn đổi mới cách học của trò: Tăng cường hoạt động tự học, tạo sự chuyển biến thụ động sang chủ động
- Chỉ đạo tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại. Cụ thể, trong mỗi tiếthọc cần tổ chức cho HS hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, được làm nhiều hơn
- Động viên khuyến khích GV ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm hỗ trợ, phương tiện nghe nhìn… để góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
- Tổ chức hội giảng, hội thi GV dạy giỏi, động viên, khuyến khích, nhân điển hình các tiết dạy tốt theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.
1.3.2.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
KTĐG có vai trò vừa tạo động lực, điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học, hoạt động QLGD vừa xác nhận sự tiến bộ thành tích học tập theo chuẩn đầu ra được quy định trong chương trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 1. Đánh giá phải hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực người học thông qua mức độ đạt chuẩn của chương trình; cung cấp được các thông tin đúng, khách quan, kịp thời làm cơ sở thực tiễn đưa ra các giải pháp điều chỉnh các hoạt động dạy học.
Quản lý KTĐG kết quả học tập môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 bao gồm những nội dung sau:
- Quán triệt, hướng dẫn GV, HS thực hiện nghiêm túc quy chế thi, kiểm tra, đánh giá, xếp loại HS hiện hành và chủ trương, định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá;
- Tập huấn GV về đổi mới kiểm tra đánh giá theo CTGDPT 2018;
- Chỉ đạo GV thực hiện đa dạng các phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá HS; - Chỉ đạo khâu ra đề, đảm bảo sự phân hóa HS;
- Chỉ đạo GV bồi dưỡng khả năng đánh giá lẫn nhau, tự đánh giá cho HS; - Chỉ đạo việc kiểm tra hoạt động đánh giá, xếp loại HS của GV.
1.3.2.6. Quản lý cơ sở vật chất, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động dạy học tiếng Việt lớp 1
Cơ sở vật chất là điều kiện quan trọng nhất cho nhà trường hình thành và đi vào hoạt động, là điều kiện không thể thiếu được trong việc tổ chức nâng cao chất lượng dạy và học. Nhất là đối với môn Tiếng Việt lớp 1, từ phòng học bộ môn, thiết bị học tập, tài liệu học tập…. đều có những đặc thù nhất định. Hiện nay với định hướng thực hiện chương trình môn học theo chương trình 2018 thì việc đầu tư trang thiết bị càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trang thiết bị phục vụ HĐDH ngày càng hiện đại càng có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT. Tuy nhiên, để khai thức và sử dụng hiệu quả các trang thiết bị dạy học đó, cần thiết phải bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV, nhân viên nhà trường.
Nội dung quản lý CSVC - trang thiết bị dạy và học trong nhà trường:
- Tuyên truyền, phổ biến làm thay đổi nhận thức của cán bộ, GV về việc khai thácsử dụng CSVC, TBDH;
- Bồi dưỡng GV ý thức trong việc sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy;
- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy;
- Kiểm tra, đánh giá công tác sử dụng CSVC, TBDH;
- Rà soát, thống kê, mua sắm bổ sung định kỳ TBDH cần thiết;
- Tổ chức tập huấn, khuyến khích GV tăng cường sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học;
- Tạo điều kiện để GV được ứng dụng công nghệ thông tin để dạy và HS ứng dụng công nghệ thông tin để học tập;
- Hợp tác, tận dụng sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin.
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trƣờng TH &THCS
1.4.1. Chủ thể quản lý
Việc thực hiện thành công mục tiêu giáo dục Tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 phụ thuộc một phần rất quan trọng vào hoạt động quản lý và lãnh đạo của người Hiệu trưởng. Người Hiệu trưởng trong các trường TH & THCS ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng việt lớp 1 ở trường ở các trường TH & THCS theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 thông qua các yếu tố sau:
* Phẩm chất đạo đức
Người Hiệu trưởng trong các trường TH & THCS trước hết là người có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực. Người Hiệu trưởng không chỉ thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo trong nhà trường;chỉ đạo phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện vi phạm đạo đức của giáo viên, nhân viên, học sinh; mà còn cần phải chủ động sáng tạo trong xây dựng các nội quy, quy định về đạo đức nhà giáo trong nhà trường; có ảnh hưởng tích cực tới cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường. Hiệu trưởng phải có tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho tất cả học sinh; lan tỏa tư tưởng đổi mới đến mọi thành viên trong nhà trường và có ảnh hưởng tích cực tới cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường.
*Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân
Hiệu trưởng phải đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi
dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân; cập nhật kịp thời các yêu cầu đổi mới của ngành về chuyên môn, nghiệp vụ; đổi mới, sáng tạo trong việc vận dụng các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ bản thân; hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
*Năng lực lãnh đạo và quản trị nhà trường
Lãnh đạo, quản trị các hoạt động trong nhà trường đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, phù hợp với phong cách học tập đa dạng, nhu cầu, sở thích và mức độ sẵn sàng học tập của mỗi học sinh.Hiệu trưởng phải biết tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường; quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh; chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục của nhà trường, tổ chức thực hiện dạy học và giáo dục học sinh; đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục học sinh; đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh của chương trình giáo dục phổ thông; đổi mới quản trị hoạt động dạy học và giáo dục học sinh hiệu quả; đảm bảo giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học, giáo dục phù hợp với phong cách học tập đa dạng, nhu cầu, sở thích và mức độ sẵn sàng học tập của mỗi học sinh; kết quả học tập, rèn luyện của học sinh được nâng cao; hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về quản trị hoạt động dạy học và giáo dục HS.
Ngoài ra Hiệu trưởng phải có năng lực quản trị nhân sự nhà trường; quản trị tổ chức, hành chính nhà trường; quản trị tài chính nhà trường và quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường cũng như quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường. Từ đó người Hiệu trưởng cần xây dựng được môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, dân chủ, xây dựng văn hóa nhà trường; phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh và huy động, sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường; có khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường.
1.4.2. Đối tượng quản lý
Các yếu tố thuộc về đối tượng quản lý ảnh hưởng đến quản lý HĐDH môn tiếng việt lớp 1 các trường TH & THCS theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 bao gồm: Yếu tố về số lượng, chất lượng đội ngũ GV và HS cũng như yếu tố về CSVC, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ dạy học môn tiếng việt lớp 1.
* Yếu tố về số lượng,chất lượng đội ngũ GV và HS
Chất lượng đội ngũ GV và HS là yếu tố quyết định công tác giáo dục và đào tạo nói chung và đến HĐDH môn tiếng việt lớp 1 cũng như đến quản lý HĐDH môn tiếng việt lớp 1 các trường TH & THCS theo chương trình giáo dục phổ thông2018 nói riêng của bất cứ cơ sở giáo dục Tiểu học nào.
Chất lượng đội ngũ GV được thể hiện trên các nhiều mặt: đủ về số lượng, hợp lý cơ cấu, đảm bảo về trình độ đào tạo và có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Đội ngũ GV của nhà trường đáp ứng được các yêu cầu nêu trên sẽ góp phần thực hiện tốt đổi mới HĐDH môn tiếng việt lớp 1 và quản lý HĐDH môn tiếng việt lớp 1 các trường TH & THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Đối với HS các trường TH & THCS, việc duy trì nề nếp, tự giác, tích cực và sáng tạo trong học tập, rèn đức, luyện tài là yếu tố không nhỏ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH môn tiếng việt lớp 1 các trường TH & THCS theo chương trình giáo dục phổ thông2018.
* Yếu tố về CSVC, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ dạy học
CSVC, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ dạy học có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến đến quản lý HĐDH môn tiếng việt lớp 1 các trường TH & THCS theo chương