Chỉ đạo đổimới kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpmôn Tiếng Việtlớp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (Trang 99 - 103)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.7. Chỉ đạo đổimới kiểm tra, đánh giá kết quả học tậpmôn Tiếng Việtlớp

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp GV hiểu đúng mục đích của KTĐG là phải vì sự tiến bộ của HS; không so sánh HS này với HS khác; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự hứng thú, tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy năng khiếu cá nhân (phát huy mọi tiềm năng của HS); đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không tạo áp lực cho HS và cha mẹ HS. Giáo viên biết và thực hiện các hình thức đánh giá đa dạng phù hợp với môn họcnhư: đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết tự luận, đánh giá bằng sản phẩm, bằng hồ sơ HS thảo luậnthông qua tương tác nhóm, thông qua các sản phẩm của nhóm. Thông qua đổi mới KTĐG làm cho HS tích cực hơn, nỗ lực hơn và có sự tiến bộ, thay đổi bản thân (không chỉ làm chủ kiến thức, kỹ năng mà còn thay đổi cả thái độ, niềm tin nhân cách).

3.2.7.2. Nội dung của biện pháp

- Chỉ đạo GV đổi mới nội dung kiểm tra, đánh giá

+ Hiện nay, việc KTĐG chủ yếu là KTĐG tái hiện kiến thức của HS mà ít kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức vào các tình huống cụ thể, điều này dẫn tới tình trạng học ứng thí của HS. Kiểm tra đầy đủ 4 kỹ năng cơ bản của người học: Nghe, nói, đọc, viết.

+ Ngoài KTĐG các năng lực nhận thức, khả năng sáng tạo, phải kết hợp KTĐG các năng lực phi nhận thức như sự tự tin, tinh thần vượt khó, trách nhiệm công dân; năng lực hợp tác, năng lực làm việc độc lập,…đây là những năng lực quan trọng giúp HS có thể thích ứng những hoàn cảnh, điều kiện không ngừng thay đổi của cuộc sống.

- Chỉ đạo GV đổi mới PP và hình thức kiểm tra, đánh giá

Yêu cầu GV sử dụng kết hợp các PP và hình thức KTĐG mới và truyền thống. Đặc biệt chú trọng các PP và hình thức có hiệu quả trong việc phát triển năng lực HS như kiểm tra thực hành, cho điểm sản phẩm cá nhân, cho điểm sản phẩm của nhóm,

cho điểm ý tưởng sáng tạo, cho điểm khi HS giải quyết được các vấn đề thực tế,…; kết hợp đánh giá kết quả học tập với đánh giá quá trình học tập của HS.

- Chỉ đạo GV tổ chức, hướng dẫn để HS biết cách tự đánh giá, HS được đánh giá lẫn nhau (đánh giá đồng đẳng).

Giáo viên phải hình thành ở HS khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá. GV giúp HS hiểu rõ nhiệm vụ và có thể tự mình tổ chức các hoạt độnghọc của mình dưới sự hướng dẫn. Điều này giúp HS tích cực hơn, tự tin hơn, hình thành được tư duy phản biện, năng lực đánh giá và tự đánh giá ở HS.

3.2.7.3. Cách thực hiện biện pháp

- Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo cho tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng để GV nắm vững và vận dụng thành thạo các hình thức, PP KTĐG môn học theo chương trình GDPT 2018. Việc tổ chức bồi dưỡng có thể thông qua tổ chức lớp bồi dưỡng theo chuyên đề, thông qua sinh hoạt chuyên môn.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, GV dạy Tiếng Việtlớp 1về việc đổi mới KTĐG HS trong môn học.

- Chỉ đạo GV dạy Tiếng Việtlớp 1thiết kế các bài kiểm tra HS, chú ý các quan điểm dạy học phân hóa, tích hợp và liên môn; tăng cường các câu hỏi giải quyết các tình huống thực tế; các câu hỏi mở; câu hỏi đánh giá được quan điểm cá nhân; xu hướng, năng lực sáng tạo của HS; các nội dung tập trung phát triển người học đáp ứng chuẩn đầu ra môn học nhất là phát triển cả 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết

- Chỉ đạo GV đa dạng hóa các hình thức KTĐG như giao cho HS viết về một chủ đề, tóm tắt một chủ đề HSthích, đánh giá qua thuyết trình; đánh giá qua sản phẩm học tập của HS; qua các sản phẩm hoạt động của nhóm

- Chỉ đạo GV thực hiện quan điểm đánh giá quá trình học tập của HS, giúp HS nhận thấy được mức độ tiến bộ của bản thân; hình thành sự tự tin cho HS; tránh làm HS nản chí hoặc tổn thương.

- Chỉ đạo GVthực hiện nghiêm túc việc phản hồi với HS sau KTĐG. Đây là hoạt động quan trọng giúp HS thấy được mặt mạnh, mặt hạn chế của bản thân để có sự điều chỉnh. CBQL kiểm tra thông qua việc xem phần nhận xét trong bài làm của HStránh tình trạng GV chỉ chấm điểm mà không nhận xét, đánh giá hoặc nhận xét, đánh giá chung chung khiến HS không hiểu mình đã thực hiện tốt việc gì; còn hạn chế gì.

- Cán bộ quản lý thường xuyên KTĐG hoạt động đánh giá HS của GV trong nhà trường. Động viên, khích lệ kịp thời những GV làm tốt và nhắc nhở, điều chỉnh những GV chưa thực hiện.

- Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc quy trình KTĐG, tránh thiên vị, cảm tính….

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cán bộ quản lý và GV nhà trường phải nắm vững và thực hiện tốt các nội dung đổi mới KTĐG, nhất là việc thiết kế câu hỏi, bài kiểm tra theo chương trình GDPT 2018, việc sử dụng các hình thức và PP đánh giá mới.

- Tất cả GV dạy Tiếng Việtlớp 1cần phải được tập huấn, bồi dưỡng về đổi mới KTĐG, nhất là việc thiết kế câu hỏi, bài kiểm tra theo chương trình GDPT mới, việc sử dụng các hình thức và PP đánh giá mới.

- CBQL phải chỉ đạo sát sao, thường xuyên KTĐG việc thực hiện của GV.

3.2.8.Tăng cường đầu tư trang thiết bị và các điều kiện dạy học môn Tiếng Việtlớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

3.2.8.1. Mục tiêu của biện pháp

Đảm bảo các điều kiện thuận lợi, CSVC, thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy, học tập môn Tiếng Việtcủa GV và HS đáp ứng được yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục của nhà trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho GV khai thác và sử dụng hiệu quả CSVC và các TBDH hiện có. Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng các phương tiện, TBDH và bảo quản CSVC, thiết bị của GV và HS.

3.2.8.2. Nội dung của biện pháp

- Hằng năm, chỉ đạo tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá số lượng, chất lượng, nhu cầu về CSVC, phương tiện, thiết bị dạy học môn Tiếng Việtlớp 1 từ đó xây dựng kế hoạch sửa chữa, mua sắm bổ sung để phục vụ HĐDH.

- Chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch cho từng học kì về việc sử dụng đồ dùng dạy học, tránh tình trạng “dạy chay”, lãng phí các TBDH được trang bị. Khuyến khích GVsử dụng các phương tiện, TBDH hiện đại, ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Đặc biệt phòng học chức năng chuyên biệt cho dạy và học môn Tiếng Việtlớp 1: như đài, tai nghe, mạng internet….

- Quản lý tốt việc sử dụng và bảo quản đồ dùng, TBDH tránh hỏng hóc, thất thoát, lãng phí.

3.2.8.3. Cách thực hiện biện pháp

- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho GV, nhân viên trong nhà trường về tầm quan trọng của TBDH trong HĐDH theo chương trình GDPT 2018và tích cực sử dụng các đồ dùng, thiết bị vào giờ dạy.

- Xây dựng kế hoạch từng năm học và tầm nhìn đến năm 2025 về CSVC, thiết bị phục vụ cho dạy học môn Tiếng Việtlớp 1theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và đề xuất của tổ chuyên môn, đề xuất của GV bộ môn Tiếng Việt lớp 1, hàng năm, nhà trường bổ sung, mua sắm tài liệu tham khảo cho thư viện, xây dựng nguồn tư liệu mở, khuyến khích GV làm đồ dùng dạy học, lựa chọn và sử dụng phương tiện thiết bị dạy học môn Tiếng Việtlớp 1theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 phù hợp và hiệu quả.

- Huy động các nguồn lực, tranh thủ sự đóng góp của các cá nhân, tập thể, các doanh nghiệp của phụ huynh HS và các cựu HS tham gia xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bịdạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông2018 dạy học theo hướng phát triểnNL HS.

- Tăng cường đầu tư thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng CNTT, sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học như: sổ điểm điện tử, sổ liên lạc điện tử, trường học trực tuyến, trường học kết nối, hộp thư điện tử, website phục vụ cho quản lý, giảng dạy và học tập.

- Xây dựng nội quy sử dụng CSVC, thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học. Tăng cường quản lý và chỉ đạo các bộ phận liên quan hoạt động có hiệu quả và khai thác tối đa các CSVC, thiết bị dạy và học.

- Tổ chức cho GV bộ môn tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng thiết bị, phần mềm trong dạy học môn Tiếng Việtlớp 1theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Tổ chức việc tự làm đồ dùng dạy học hiệu quả hơn. Có thể động viên, khen thưởng cho các GV có các đồ dùng, TBDH có giá trị trong dạy học, đó là các thiết bị có thể sử dụng cho nhiều bài, nhiều khối lớp, đem lại hiệu quả trong dạy các bài khó

- Thực hiện tốt chế độ kiểm tra, kiểm kê, kiểm định, bảo dưỡng CSVC, TBDH định kỳ theo quy định.

3.2.8.4. Điều kiện thực hiện

- Hiệu trưởng phải có tầm nhìn chiến lược lâu dài, phải biết đánh giá, ưu tiên cho những công việc cụ thể.

- Phải có sự phân công cụ thể cho cá nhân phụ trách quản lý, bảo quản, sử dụng, đề xuất mua sắm thiết bị, phương tiện dạy học.

- Giáo viên phải có trách nhiệm cùng các bộ phận liên quan bảo quản, sử dụng, đề xuất mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học. Phải biết cách sử dụng, khai thác, bảo quản CSVC, thiết bị một cách có hiệu quả.

- Đưa việc sử dụng TBDH thành một tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy, xếp loại thi đua.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (Trang 99 - 103)