8. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý hành chính, dân cư và tình hình kinh tế xã hộ
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và tình hình giáo dụcTH & THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý hành chính, dân cư và tình hình kinh tế - xã hội huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
Vị trí địa lý, hành chính, dân cư huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
Yên Bình là huyện vùng thấp của tỉnh Yên Bái, nằm trên tọa độ địa lý từ 21º44‟30‟‟ đến 21º54‟25‟‟ vĩ độ Bắc, từ 104º00‟ kinh độ Đông, có tổng diện tích tự nhiên 77.261,79 ha bao kín ba mặt hồ Thác Bà, phía Bắc giáp huyện Lục Yên; phía Tây giáp Văn Yên, Trấn Yên, thành phố Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và phía Đông là tỉnh Tuyên Quang. Trung tâm huyện cách trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái 4,5km và cách thủ đô Hà Nội 170 km.
Nằm giữa giao điểm trung du - núi rừng Tây Bắc và cửa ngõ của tỉnh Yên Bái, huyện Yên Bình có một vị trí trọng yếu về kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa của tỉnh Yên Bái. Là địa phương có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của tỉnh Yên Bái với Lào Cai và Hà Nội, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc. Huyện là đầu mối giao thông quan trọng, có tuyến Quốc lộ 70 chạy suốt dọc trung tâm huyện lỵ,có tuyến đường Vĩnh Kiên - Yên Thế chạy dọc các xã vùng đông hồ vàtừ Yên Bình đến tuyến đường cao tốc nội Bài - Lào Cai cũng chỉ hơn 10 km.
Huyện Yên Bình có 24 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn và 22 xã. Huyện có diện tích tự nhiên là 772,13 km2, dân số 112.743 người (năm 2018), gồm 5 cộng đồng dân tộc cơ bản chung sống xen kẽ với nhau là Kinh, Tày, Nùng, Dao và Cao Lan.
Hiện nay, Yên Bình vẫn là một huyện có đông các dân tộc cùng chung sống. Người Kinh chiếm khoảng 52% cư dân của huyện, cư trú chủ yếu ở các xã vùng thấp, thị tứ và thị trấn, sống bằng nghề trồng trọt, buôn bán, thợ thủ công, công nhân viên chức trong các cơ quan Nhà nước, các xí nghiệp và lâm trường. Họ đến địa phương muộn nhất từ thế kỷ XII, mang theo những đặc trưng văn hóa của miền châu thổ đồng bằng và trung du Bắc Bộ; dựng nhiều đình, đền để thờ người có công với xóm làng.
Người Tày chiếm khoảng 15% dân số, chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, khai thác lâm sản. Kho tàng văn hóa dân gian và tập tục có nhiều nét đặc trưng. Với trường ca Vượt Biển (Khảm hải), ngày hội xuống đồng (lồng tồng), những điệu xòe (nhạc, khăn, thắt lưng, khăn đội đầu nhuộm chàm của người phụ nữ… đã chứng tỏ họ là cư dân bản địa từ hàng lâu đời và là một trong những dân tộc có mặtđầu tiên ở vùng lưu vực sông Chảy.
Người Dao quần trắng chiếm 13% dân số, họ di cư đến địa phương cách đây khoảng 900 năm, sống tập trung ở vùng núi thấp hoặc dọc theo các suối, tổ chức thành các bản riêng ở rải rác các xã, trong đó tập trung đông ở các xã Yên Thành, Phúc An, Cảm Nhân, Tân Hương, Bảo Ái, Tân Nguyên, Vũ Linh... Họ có kho tàng truyện cổ cùng hệ thống lễ hội, các bài hát giao duyên, hát đám cưới hết sức phong phú. Phần lớn sinh sống nhờ làm nương rẫy.
Người Sán Chay (Cao Lan) chiếm 6% di cư đến địa phương khoảng 400 năm, cư trú ở 8 xã trong huyện, thành thạo trồng lúa nước mặc dù kinh tế nương rẫy vẫn chiếm vị trí quan trọng đối với họ. Cộng đồng dân tộc Cao Lan trên địa bàn hầu hết vẫn giữ được các nét sinh hoạt văn hóa truyền thống như hát Sình ca; múa phát nương, chỉa bắp, giá cốm, xúc tép, chim gâu… các lễ hội, trang phục truyền thống...
Người Nùng chiếm gần 3% di cư từ vùng Vân Nam - Trung Quốc đến địa phương khoảng 200 - 300 năm trước, ngoài lúa nước và nương rẫy họ còn trồng bông, trồng chàm, kéo sợi, dệt vải, rèn đúc, đan lát và làm đồ mộc. Ngoài ra, ở Yên bình còn có một số thành phần dân tộc ít người khác cùng sinh sống.
Về tôn giáo, tín ngưỡng, cư dân trên đất Yên Bình chịu ảnh hưởng của các loại tôn giáo sớm muộn có khác nhau. Đạo phật có ảnh hưởng mạnh tới địa phương sớm nhất vào thời Trần. Đến thế kỷ XVII, khi Vũ Văn Mật mở trường dạy học và lập văn chỉ ở Đại Đồng thì đạo Khổng mới bắt đầu tràn vào Yên Bình. Người Tày thờ Khổng Tử tại bàn thờ tổ tiên cùng phật bà Quan âm trong nhà hoặc xây dựng các điện phật trên đỉnh đèo có bóng cây râm mát, tĩnh mịch. Người Dao rất tôn sùng đạo Lão.
Tình hình kinh tế - xã hội huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
Năm 2020, UBND huyện Yên Bình đã tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chỉ tiêu kinh tế được giao theo Chương trình hành động số 190 của Tỉnh ủy Yên Bái tại Kết luận số 100-KL/HU của Huyện ủy Yên Bình. Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ủy ban nhân dân huyện đã điều chỉnh, bổ sung các giải pháp thực hiện và đã hoàn thành và vượt mức: Diện tích trồng
rừng mới vượt 18,3% Kế hoạch, kiêm cố hóa giao thông nông thôn vượt 134% Kế hoạch, phát triển du lịch cộng đồng vượt 7 mô hình, thu ngân sách trên địa bàn vượt 29,4% Kế hoạch,...Kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục chuyển dịch đúng hướng và có bước phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được nâng lên. Đặc biệt đã triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; quốc phòng an ninh được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng cao.