Thực trạng quản lý hoạt độnghọc mônTiếng Việtlớp1 của học sinh theo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (Trang 63)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt độnghọc mônTiếng Việtlớp1 của học sinh theo

Chúng tôi tiến hành thực hiện khảo sát đối với 21 GV và 7 cán bộ QLGD, số người trả lời đúng yêu cầu đặt ra là 28 đồng chí. Cách thức điều tra gồm 4 nội dung. Mức độ đánh giá: Rất tốt - 5 điểm, Tốt - 4 điểm, khá - 3 điểm, trung bình - 2 điểm, chưa thực hiện - 1 điểm. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng quản lý hoạt động học môn Tiếng Việt lớp 1 của học sinh theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới

TT Nội dung Mức độ đánh giá Thứ hạng Rất tốt Tốt Khá TB Chưa TH 1. Tổ chức xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho học sinh 14 6 8 0 0 4,21 2

2. Quản lý đổi mới phương

pháp học tập cho học sinh 15 7 6 0 0 4,32 1

3. Quản lý thái độ học tập tích

cực của học sinh 9 11 8 0 0 4,04 3

4.

Quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh

8 11 3 6 0 3,75 4

Thời gian qua, các trường học TH&THCS huyện Yên Bình đã chú trọng công tác quản lý hoạt động học môn Tiếng Việtlớp 1 của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới, theo đó các nhà trường đã tập trung vào các nội dung như: Tổ chức xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho học sinh; quản lý đổi mới phương pháp học tập cho học sinh; quản lý thái độ học tập tích cực của học sinh; quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh. Qua khảo sát cho thấy:

- Điểm trung bình của các mức độ đánh giá đều ở mức cao, từ 3,75 đến 4,32; Điều này chứng tỏ các trường học đã áp dụng và thực hiện tương đối tốt các hoạt động trong công tác quản lý hoạt động học của các em học sinh.

- Với nội dung “Quản lý đổi mới phương pháp học tập cho học sinh” là một nội dung quan trọng. Qua khảo sát28đồng chí có 15ý kiến đánh giá hoạt động này được thực hiện rất tốt; 7 ý kiến đánh giá thực hiện tốt và 6 đồng chí đánh giá thực hiện khá; điểm trung bình là 4,32 xếp thứ hạng 1. Điều này chứng tỏ, hoạt động này đã được các nhà trường thực hiện rất tốt, được giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đánh giá cao.

- Bên cạnh đó, các trường học cũng đã chú trọng các công tác nhằm tổ chức xây dựng động cơ học tập cho học sinh. Vì vậy, học sinh các khóa học đều xác định được động cơ, phương hướng học tập đúng đắn, góp phần tạo động lực học tập của học sinh. Qua khảo sát, điểm trung bình của các mức độ đánh giá đạt 4,21 xếp thứ hạng 2. Như vậy, có thể nói, đây là hoạt động được các trường thực hiện rất tốt, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học của các trường TH&THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

- Đối với các nội dung: “Quản lý thái độ học tập tích cực của học sinh” và “Quản lý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh” trong thời gian tới, các trường TH&THCS tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái cần tập trung chỉ đạo tốt hơn nữa để nâng cao chất lượng các hoạt động này, tạo được sự nhất quán, đồng bộ giữa các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng hoạt động học tập của học sinh.

2.4.4. Thực trạng quản lý đổi mới hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chúng tôi tiến hành khảo sát đối với 07 đồng chí cán bộ QLGD. Cách thức điều tra gồm 07 nội dung.Mức độ đánh giá: Rất tốt -05 điểmtốt - 04 điểm; khá - 03 điểm; trung bình - 02 điểm; chưa thực hiện - 01 điểm. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.12. Thực trạng quản lý đổi mới hình thức tổ chức dạy học, PPDH và kĩ thuật dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo

TT Nội dung Mức độ đánh giá Thứ hạng Rất tốt Tốt Khá TB Chưa TH 1.

Quán triệt định hướng đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức tập huấn đổi mới phương pháp dạy học cho GV.

4 2 1 0 0 4,43 2

2.

Chỉ đạo GV lập kế hoạch dạy học; lựa chọn phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học phù hợp để HS có cơ hội thể hiện năng lực bản thân.

4 1 2 0 0 4,29 3

3.

Chỉ đạo GV thiết kế hoạt động dạy và hoạt động học sao cho nhiều HS có điều kiện được tham gia thực hành, luyện tập nhằm phát triển năng lực

0 3 3 1 0 3,29 6

4.

Chỉ đạo GV hướng dẫn đổi mới cách học của trò: Tăng cường hoạt động tự học, tạo sự chuyển biến thụ động sang chủ động.

3 1 2 1 0 3,86 5

5.

Chỉ đạo tăng cường thực hành, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại. Cụ thể, trong mỗi tiếthọc cần tổ chức cho HS hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, được làm nhiều hơn.

3 2 1 1 0 4,00 4

TT Nội dung Mức độ đánh giá Thứ hạng Rất tốt Tốt Khá TB Chưa TH 6. Động viên khuyến khích GV ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm hỗ trợ, phương tiện nghe nhìn…để góp phần đổi mới phương pháp dạy học.

4 1 2 0 0 4,29 3

7.

Tổ chức hội giảng, hội thi GV dạy giỏi, động viên, khuyến khích, nhân điển hình các tiết dạy tốt theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

5 1 1 0 0 4,57 1

Qua số liệu khảo sát ở bảng trên, chúng tôi nhận thấy:

- Các trường TH&THCS huyện Yên Bìnhđã triển khai đồng bộ, nhiều biện pháp nhằm quản lý đổi mới hình thức tổ chức dạy học, PPDH và kĩ thuật dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Hầu hết các nội dung quản lý đều được đối tượng khảo sát đánh giá cao, thể hiện ở mức điểm trung bình từ3,29 đến 4,57; Được đánh giá cao nhất trong việc quản lý đổi mới hình thức tổ chức dạy học, PPDH và kĩ thuật dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới xếp thứ nhất với 4,57 điểm là nội dung “Tổ chức hội giảng, hội thi GV dạy giỏi, động viên, khuyến khích, nhân điển hành các tiết dạy tốt theo hướng đổi mới phương pháp dạy học”; Có 2 nội dung cùng xếp hạng tốt thứ 3 với 4,29 điểm là “Chỉ đạo GV lập kế hoạch dạy học; lựa chọn phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học phù hợp để HS có cơ hội thể hiện năng lực bản thân” và “Động viên khuyến khích GV ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm hỗ trợ, phương tiện nghe nhìn…để góp phần đổi mới phương pháp dạy học”.Xếp hạng thứ 6 với 3,29 điểm là nội dung “Chỉ đạo GV thiết kế hoạt động dạy và hoạt động học sao cho nhiều HS có điều kiện được tham gia thực hành, luyện tập nhằm phát triển năng lực”.

Điều này cho thấy, trong thời gian qua cá trường TH&THCS huyện Yên Bình đã thực hiện cây dựng các phongtrào thi đua “dạy tốt, học tốt” mạnh mẽ: tổ chức các hoạt động thi GV dạy giỏi, động viên, khuyến khích, nhân điển hình các tiết dạy theo

- Có sự hưởng ứng tích cực và niềm tin của đội ngũ cán bộ, GV và học sinh trong việc đổi mới hoạt động dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng như quản lý hoạt động này.

- Cần chuẩn bị cho Học sinh được tiếp cận với SGK mới,các tài liệu tham khảo của môn học, tự tìm tòi, sưu tầm tài liệu để xác định được mục tiêu môn học, có động cơ học tập đúng đắn, phù hợp để phát triển các năng lực chung cốt lõi và các năng lực chuyên biệt của môn học.

3.2.3.Tăng cường chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ quy trình xây dựng nội dung chương trình giáo dục nhà trường - nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục, phát triển chương trình giáo dục nhà trường, xây dựng chương trình môn học cho GV, nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của việcxây dựng nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Việtlớp1theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung và chương trình dạy học môn Tiếng Việthiện hành theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.Khắc phục những hạn chế của nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Việtlớp 1 theoSGK hiện hành trong lúc chờ đợi SGK mới ban hành.Thiết kế bộ công cụ và phân phối chương trình môn Tiếng Việt của nhà trường phù hợp với đặc điểm đối tượng HS và điều kiện thực tế của nhà trường để nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH môn Tiếng Việtlớp 1 nói riêng và quản lý HĐDH môn Tiếng Việtnói chung theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

- Thực hiện chỉ đạo tổ chuyên môn và GV Tiếng Việtlớp 1tiếp tục rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa , tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung, hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu; không dạy những nội dung, bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông; tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài sách

giáo khoa; những nội dung nâng cao cần được sự đồng thuận của tổ, các GV bộ môn, CBQL và được hội đồng thẩm định chuyên môn, khoa học phê duyệt

- Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông 2018, cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong sách giáo khoa tương ứng với chủ đề đó để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp hoặc liên môn; từ đó, xây dựng kế hoạch dạy học, phân phối chương trình mới của môn học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Xác định chuẩn về phẩm chất và năng lựchọc sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, có rà soát, điều chỉnh, bổ sung hàng năm và đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình GDPT 2018đã ban hành qui định và hướng dẫn thực hiện.

- Tổ chức thẩm định và phê duyệt nội dung chương trình dạy học môn Tiếng Việtlớp 1từng năm học phù hợp với mục tiêu dạy học bộ môn và mục tiêu giáo dục Tiểu học của chương trình giáo dục phổ thông 2018.

3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp

- Tổ chức cho cán bộ, GV học tập đầy đủ, kịp thời sự chỉ đạo của ngành về chương trình giảng dạy bộ môn, xây dựng chương trình giáo dục nhà trường dựa trên hướng dẫn của ngành, sở và phòng GD&ĐT.

- Tổ chức cho GV nghiên cứu kĩ các chỉ thị, hướng dẫn, yêu cầu đổi mới dạy học và các năng lực, phẩm chất chung, các năng lực chuyên biệt môn Tiếng Việtlớp 1 cần phát triển cho HS.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn và GV xác định mục tiêu môn học, những năng lực cần phát triển cho HS, tổ chức nghiên cứu, đánh giá nội dung chương trình dạy học đã được xây dựng hằng năm, xem xét mức độ phù hợp, hiệu quả của chương trình môn học căn cứ vào chất lượng giảng dạy bộ môn đáp ứng chương trình GDPT 2018.

- Bên cạnh đó, Ban giám hiệu nhà trường cũng thường xuyên dự giờ của GV theo quy định của ngành để kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV được thể hiện trong việc thực hiện chương trình giảng dạy môn Tiếng Việtlớp 1 theo chương trìnhGDPT 2018.

- Phê duyệt nội dung chương trình môn học để trở thành hành lang pháp lí, quy chế chuyên môn cho giáo viên dạy Tiếng Việtlớp 1thực hiện trong suốt năm học.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

-Các nhà trường cần cập nhật đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của ngành về phát triển chương trình nhà trường, xây dựng chương trình môn học, thực hiện

chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theochương trình giáo dục phổ thông 2018, đổi mới PP, HTTC dạy học...và các thành tố khác của quá trình dạy học môn Tiếng Việtlớp 1.

- Tổ chức cho CBQL, GV Tiếng Việtlớp 1tham gia các lớp tập huấn, thăm quan học tập các mô hình về xây dựng chương trình nhà trường, xây dựng nội dung chương trình môn học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Xây dựng quy chế đánh giá, các chế độ cho cán bộ, GV trong việc xây dựng nội dung chương trình môn học và chịu trách nhiệm đối với nội dung chương trình được xây dựng đó gắn với việc thực hiện mục tiêu giáo dục chung của nhà trường nhằm đáp ứng chẩn đầu ra HS lớp 1, học sinh Tiểu học và chuẩn đầu ra môn Tiếng Việt lớp 1.

3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chứcdạy học môn Tiếng Việtlớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

3.2.4.1.Mục tiêu của biện pháp

Lựa chọn và sử dụng các PPDH tích cực là xu thế tất yếu của giáo dục hiện nay. Mục tiêu củađổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Việtlớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018là phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo và mọi tiềm năng của HS, hình thành và phát triển tối đa các năng lực chung cũng như các năng lực chuyên biệt của môn học. Giáo viên tổ chức hướng dẫn các HĐDH một cách linh hoạt làm cho giờ dạy trở nên hấp dẫn, hiệu quả và có chất lượng cao.Đặc biệt, nâng cao nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Việtlớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Quan tâm đúng mức đến việc trao đổi cách thức dạy học hướng vào mục tiêu năng lực; đảm bảo các PPDH phát huy tác dụng để đạt được chuẩn đầu ra ở học sinh.

3.2.4.2.Nội dung của biện pháp

- Trên cơsở nắm vững được các khâu của dạy học, thiết kế bài dạy, tổ chức bài dạy GV chú trọng đến việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Việtlớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tránh tình trạng “bình mới nhưng rượu cũ”.

- Nâng cao năng lực tổ chức bài học cho GV. Giúp GV hiểu biết và vận dụng được các PP và HTTC dạy học tích cực trong dạy học Tiếng Việtlớp 1. Đặc biệt là cách tác động đến HS sao cho các em chủ động, tích cực tự tìm tòi khám phá kiến

thức hoặc vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn dưới sự điều khiển, điều chỉnh của GV để thực hiện nhiệm vụ học tập hiệu quả. Khắc phục tình trạng dạy chay, dạy lý thuyết, ít kĩ năng thực hành; tăng cường hoạt động nhóm; hoạt động tương tác giữa học sinh và GV để hoàn thành sản phẩm học tập. Từ đó học sinh yêu thích môn học, kết hợp đồng bộ các biện pháp đề phụ huynh học sinh yên tâm cho các con học trong chương trình GDPT 2018.

- Chỉ đạo GV khi sử dụng các PPDH phải gắn liền với các HTTC dạy học. Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những HTTC dạy học thích hợp như: Học trong lớp, học ở ngoài lớp, khuyến khích tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

- Bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết và khả năng vận dụng các PP và hình thức KTĐG HS. Giúp GV nắm vững các hình thức KTĐG môn Tiếng Việt lớp 1 trong dạy học phát triển năng lực HS.

- Cung cấp cho GV hệ thống phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cựcphù hợp với môn học. Phương pháp dạy học tích cực cấp tiểu học là Phương pháp dạy học cần phải giúp học sinh phát huy được khả năng sáng tạo, tính chủ động, tích cực và tự giác trong học tập. Bên cạnh đó phải phù hợp với điều kiện học tập của từng lớp, từng môn học, rèn luyện ý thức tự học, kỹ năng ứng dụng kiến thức vào thực tế và mang lại niềm vui, sự hứng thú đối với học sinh.

Tính tích cực học tập, về bản chất chính là tính tích cực nhận thức, được thể hiện ở khát vọng hiểu biết, cố gắng tâm sức và trí lực để chiếm lĩnh về kiến thức.Biểu hiện của tính tích cực học tập gồm: luôn hăng hái trả lời trước các câu hỏi của giáo viên, bổ sung thêm các câu trả lời từ các bạn, đưa ra ý kiến của bản thân trước một vấn đề nào đó, đặt các câu hỏi và yêu cầu giải thích cặn kẽ với những vấn đề chưa rõ, chủ động tìm kiếm, bổ sung kiến thức, kỹ năng mới, tập trung vào bài học, cố gắng hoàn thành hết bài tập được giao, kiên trì, không nản chí trước các vấn đề khó khăn,…

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (Trang 63)