Tổ chức bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng học tậpmôn Tiếng Việtlớp1 cho

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (Trang 96 - 99)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Tổ chức bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng học tậpmôn Tiếng Việtlớp1 cho

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức của GV và HS về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng học tập môn Tiếng Việtlớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Giúp HS hình thành và phát triển các PP học tập phù hợp với môn học. Bồi dưỡng, nâng cao các kĩ năng học tập đặc biệt là kĩ năng tự học của học sinh biết tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức của mình nhằm nắm vững tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, PTNL nhận thức và đáp ứng

chuẩn đầu ra môn học. Xây dựng một quy trình đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường để có biện pháp quản lý việc học tập của học sinh phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

- Giúp GV nhận thấy tầm quan trọng của bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng học tập môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ này trong quá trình dạy học từ khâu xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, thiết kế bài dạy, tổ chức các hoạt động dạy học, lựa chọn các PP, HTTC dạy học.

- Phương pháp dạy học tích cực xem việc bồi dưỡng PP học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Xã hội hiện đại đang bùng nổ thông tin, khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão thì không thể dạy học truyền thống một chiều được mà cần sự tương tác tích cực từ người học và vì vậy phải quan tâm trang bị cho HS PP học tập phù hợp.

Trong các PP học thì cốt lõi là PP tự học. Nếu rèn luyện cho HS có được PP, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có, kết quả học tập môn Tiếng Việtlớp 1 sẽ được nâng cao đáng kể. Vì vậy, ngày nay, người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong HĐDH, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của GV.

- Chỉ đạo GVbồi dưỡng các PP học tập đặc thù của bộ môn họccho HS như: PP đọc sách, tìm kiếm và lựa chọn thông tin trên sách báo, tạp chí và internet, PP nghe, nói, đọc, viết.

- Chỉ đạo công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để quản lý hoạt động học tập của HS thông qua GV, nhất là GV chủ nhiệm.

3.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp

- Chỉ đạo GV thực hiện tốt việc hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài, chuyển giao nhiệm vụ học tập của HS trong mỗi giờ dạy. Đa dạng các yêu cầu đối với việc học ở nhà của HS. Thay vì yêu cầu HS học thuộc nội dung đã ghi trongsáchGV cần giao cho HS những nhiệm vụ học tập phong phú hơn như: Lập sơ đồ tư duy cho bài học, sân khấu hóa nội dung bài học, …tạo cho các em tinh thần học có minh chứng, có sản phẩm hoạt động

- Bồi dưỡng thói quen đọc sách đọc truyện, gắn với lịch sử hay giáo dục đạo đức, khuyến khích các em tìm đọc các sách hay, ý nghĩa giáo dục. Bổ sung đầu sách, báo, tạp chí cho thư viện nhà trường, tổ chức ngày hội đọc sách, cung cấp thông tin về sách hay, sách mới để kích thích sự tò mò, khao khát tìm hiểu, khám phá ở học sinh.

- Xây dựng lớp học tự do hơn, trường học thân thiện, tạo thói quen học hỏi, giúp đỡ nhau trong học tập. HS cần được khuyến khích hỏi thầy, hỏi bạn khi bản thân chưa nắm chắc các vấn đề. Điều này không chỉ giúp HS học tập hiệu quả hơn mà còn góp phần hình thành sự tự tin, năng lực hợp tác.

- Hiện nay, hoạt động học tập không chỉ giới hạn trong giờ học, trong không gian lớp học. HS có thể học tập mọi lúc, mọi nơi với sự trợ giúp của CNTT. Nhà trường cần chỉ đạo GV thực hiện tốt việc hướng dẫn HS khai thác và sử dụng CNTT; hướng dẫn các em việc tìm kiếm, tra cứu thông tin trên mạng internet, trao đổi nội dung bài học với thầy cô, bạn bè;

- Quản lý và tổ chức các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động học tập thực tế . Thông qua các hoạt động này giúp HS có kỹ năng sống, củng cố, bổ sung và mở rộng thêm tri thức đã học, phát triển cá kỹ năng môn học , tăng cường thể chất HS, từ đó hình thành ý thức công dân, tình yêu quê hương đất nước và con người.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- CBQL cần xác định việc bồi dưỡng PP học tập cho HS là một nhiệm vụ quan trọng từ đó có chỉ đạo cụ thể đối với GV. Mỗi GVphải thấy được trách nhiệm của mình trong việc hình thành, bồi dưỡng PP học tập cho các em. Đồng thời, chính các em phải có động cơ học tập đúng đắn, có ý thức tự bồi dưỡng PP học tập của bản thân.

- PP dạy của GV ảnh hưởng rất lớn tới PP học tập của HS. Để HS hình thành được PP học tập tích cực chủ động, nhà trường cần chỉ đạo GV thực hiện tốt các PPDH và KTDH tích cực, đổi mới PP KTĐG

- Phải xây dựng đủ lực lượng giáo dục tham gia, có kế hoạch hoạt động thống nhất để kết hợp các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao dần ý thức công dân đối với HS nhà trường.

- Lãnh đạo nhà trường cần phải lựa chọn được những GV chủ nhiệm có năng lực, có trách nhiệm và kinh nghiệm công tác nhằm xây dựng được lớp học theo yêu cầu giáo dục mới, có ý thức tự giác trong mọi hoạt động giáo dục.

- Nhà trường phải xây dựng được môi trường giáo dục thuận lợi, bảo đảm đủ CSVC phục vụ cho dạy và học. Nâng cấp hệ thống thư viện đọc,, bảo đảm đủ số lượng sách giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu bổ trợ, kết nối internet để giúp học sinh có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu; phát huy được tính chủ động, tự giác của học sinh trong hoạt động tự học.

3.2.7. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việtlớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở các trường tiểu học và trung học cơ sở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (Trang 96 - 99)