4 Theo ngành nghề và trình độ
3.1 MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC VÀ CHỦ TRƯƠNG THAY ĐỔI CƠ CẤU SẢN PHẨM KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX và chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết Đại hội IX của Đảng; Tổng Công ty Điện lực Việt nam triển khai xây dựng đề án "Thành lập Tập đoàn điện lực Việt nam" với mục tiêu tổng quát là Đổi mới mô hình tổ chức và cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, sản xuất kinh doanh có lãi, tự chủ về tài chính, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao là đảm bảo cung cấp đủ điện với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế quốc dân và sinh hoạt của nhân dân.
Mục tiêu chiến lược phát triển của ngành Điện: Phát triển năng lượng đi trước một bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an toàn năng lượng điện quốc gia. Là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, lưới điện của Công ty Điện lực 1 là một bộ phận cấu thành trong hệ thống điện duy nhất của Tổng Công ty, mọi hành vi của các phần tử trong hệ thống đều phải tuân thủ theo mục tiêu chung của Tổng Công ty.
Chủ trương phát triển hoạt động của Công ty trong giai đoạn tới là đầu tư phát triển kinh doanh theo hướng đa ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực hiện có, cụ thể như phát triển nguồn điện, phát triển sản xuất các sản phẩm cơ khí -
điện, phát triển lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, phát triển công nghệ thông tin và viễn thông điện lực, phát triển trong lĩnh vực tư vấn điện. Trước mắt, Công ty tiếp tục quản lý vận hành lưới điện 110kV và các TBA bán điện cho khách hàng mua điện từ lưới điện 110kV tại các tỉnh được giao quản lý; tiếp nhận và thực hiện các nghĩa vụ công ích trong đầu tư, kinh doanh bán điện tại các tỉnh và địa bàn mà việc kinh doanh điện không có hiệu quả kinh tế, tài chính; đầu tư, quản lý vận hành trục viễn thông liên tỉnh và trong từng tỉnh, thành phố (nội hạt)
- 64 -
và kinh doanh viễn thông công cộng trên địa bàn quản lý của công ty và hoạt động sản xuất kinh doanh một số ngành nghề khác.
Công ty Điện lực sau khi cổ phần hoá sẽ đổi tên thành Tổng Công ty cổ phần Điện lực Miền Bắc phấn đấu trở thành một nhà cung cấp dịch vụ điện năng có chất lượng cao nhất trên địa bàn Công ty quản lý. Tập trung đầu tư cải tạo lưới điện phân phối để giảm tổn thất điện năng, giảm xuất sự cố, nâng cao độ ổn định và tin cậy cho việc cung
cấp điện. Đảm bảo phấn đấu sản lượng điện năng thương phẩm năm sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 13%, duy trì tổn thất điện năng chỉ còn 7,8 %. Đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý vận hành kinh doanh
và tiêu thụ điện năng. Áp dụng những công nghệ hiện đại vào các trạm biến áp phân phối 110kV – 0,4kV, trang bị các công tơ điện tử cho khách hàng có ghi và đọc chỉ số công tơ từ xa để tiết kiệm được lao động trong công tác đi ghi số công tơ... Phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo tỷ lệ tăng doanh thu và lợi nhuận mỗi năm ít nhất là 10%, đạt hiệu quả cao về lợi ích kinh tế, đảm bảo phục vụ an ninh quốc phòng, đóng góp ngân sách Nhà nước ở mức cao.
Tổng Công ty cổ phần Điện lực Miền Bắc (sau đây gọi tắt là Tổng Công ty) hoạt động với mục tiêu đa dạng hóa sản xuất kinh doanh trong đó kinh doanh điện đóng vai trò chủ đạo, phát triển kinh doanh viễn thông công cộng, sử dụng các thế mạnh của ngành để duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh khác có hiệu quả, phù hợp với năng lực và các ngành nghề được cấp phép hoạt động..
Chiến lược kinh doanh trong các lĩnh vực từ năm 2007-2010
Hoạt động kinh doanh điện: là nhiệm vụ truyền thống có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh chung cũng như việc mở rộng phát triển trong tương lai của Tổng Công ty. Do vậy, Tổng Công ty tiếp tục duy trì và phát triển kinh doanh điện; từng bước chuyển đổi mô hình quản lý để việc hạch toán kinh doanh điện được rõ ràng, đầy đủ, chi tiết và chính xác đến từng Công ty Điện lực theo phương thức mua bán điện đầu nguồn; từng bước nghiên cứu ban hành các cơ chế quản lý cho phù hợp, nâng cao trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của các đơn vị. Tập trung ưu tiên đầu tư cho các khách hàng sử dụng điện có giá bán bình quân cao đem lại lợi nhuận cho Tổng Công ty.
- 65 -
Hoạt động kinh doanh viễn thông công cộng: là lĩnh vực có tỷ
suất lợi nhuận bình quân cao. Do vậy, đây là mũi nhọn thứ hai mà Tổng Công ty tập trung đầu tư để mở rộng khai thác các sản phẩm dịch vụ, tiện ích. Tổng Công ty sẽ xây dựng mục tiêu, kế hoạch đầu tư
khai thác có trọng tâm trọng điểm phù hợp với từng thời kỳ dựa trên các thế mạnh của sản phẩm dịch vụ viễn thông EVN-Telecom. Kinh doanh viễn thông sẽ trở thành hoạt động chính góp phần tăng thu nhập cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông.
Hoạt động SXKD khác: được xác định là hướng đi không thể
thiếu để trở thành Tổng Công ty mạnh. Với phương châm đa đạng hoá ngành nghề kinh doanh, trước mắt tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh có các sản phẩm trực tiếp phục vụ nhiệm vụ kinh doanh chính của Tổng Công ty như đầu tư xây dựng các nhà máy thuỷ điện, mở rộng phát triển sản xuất thiết bị vật liệu điện. Đồng thời nghiên cứu phát triển các hình thức đầu tư tài chính, du lịch, khách sạn,…
Tổng Công ty thực hiện đầu tư cấp điện kịp thời cho các dự án sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ, bán điện trực tiếp các khu đô thị.
Hình thành thị trường điện lực cạnh tranh là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực hoạt động điện lực, nâng cao chất lượng dịch vụ điện, tạo điều kiện để thực hiện giá cạnh tranh, là một nội dung quan trọng của nền kinh tế thị trường.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có chủ trương: từ ngày 1/7/2004 thực hiện chào giá cạnh tranh giữa các nhà máy điện trong nội bộ EVN, sau đó sẽ chào giá giữa các đơn vị bán, mua điện trong và ngoài EVN, tiến tới các nhà máy điện bán cho EVN và bán trực tiếp cho khách hàng của mình thông qua hệ thống truyền tải và phân phối điện. Như vậy, trong khâu sản xuất và phân phối điện sẽ có cạnh tranh (Nhà nước chỉ giữ độc quyền trong hoạt động truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia). Hiện nay, 14% sản lượng điện là do EVN
mua ngoài.
Bảng 3.1 Kế hoạch sản xuất điện trong giai đoạn 2007-2010
Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch
2007 2008 2009 2010
1. Tổng Điện
nhận Tr.KWh 14.843,14 17.191,52 20.199,24 23.469
- 66 - - 66 - sản xuất -Diesel Tr.KWh 0,26 0,26 0,26 0,26 -Thủy điện Tr.KWh 39,00 39,00 39,00 39,00 1.2. Điện mua của EVN 14.790,1 17.137,9 20.145,5 23.414,7 2. Điện thương phẩm Tr.KWh 13.626,0 15.816,2 18.623,7 21.638,7 3. Tỷ lệ điện tự dùng % 1,50 1,50 1,50 1,50
(Nguồn: Báo cáo dự thảo phương án CPH của PC1 tháng 12-2006 )
3.2 XÁC ĐỊNH NHU CẦU NHÂN LỰC CHO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1.