TRÌNH BÀY CÁC THAM SỐ THỐNG KÊ MÔ TẢ

Một phần của tài liệu Bài giảng thiết kế thí nghiệm (dùng cho giảng dạy cao học các ngành chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản công nghệ thực phẩm) (Trang 29 - 33)

Dữ liệu của thí nghiệm được trình bày bằng các cách như bảng số liệu, biểu đồ và văn viết. Bảng sốđược sử dụng khi mô tả tóm lược thông tin mang tính chính xác caọ Biểu đồ được sử dụng khi muốn thể hiện mức độ ảnh hưởng, xu hướng biến thiên của số liệu và khi có dung lượng mẫu lớn. Sử dụng văn viết trong trường hợp dữ liệu hết sức đơn giản.

Bảng số liệu

Bảng số liệu phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Tự giải thích được:

+ Đánh số và tên bảng thể hiện nội dung của bảng đặt trên bảng + Tiêu đề cột: biến độc lập (các công thức thí nghiệm)

+ Tiêu đề hàng: biến phụ thuộc (các chỉ tiêu nghiên cứu kèm theo đơn vị đo lường) + Phần thân chính: chứa dữ liệu

+ Ghi chú: giải thích viết tắt, sai khác thống kê đặt phí dưới bảng + Ranh giới giữa các phần

- Số liệu đơn giản: không nên để quá nhiều số thập phân

- Sử dụngđúng các tham số thống kê: SD, SE/SEM, P-value - Nhấn mạnh và làm nổi bật những số liệu quan trọng

- Sử dụng bảng khi thể hiện tính hệ thống, rõ ràng, chính xác, người đọc dễ hiểu, dễ thấy sự khác nhau và rút ra kết luận

- Bảng số liệu có các dạng như sau:

+ Bảng danh sách: đơn giản nhất, có một vài cột, một vài dòng + Bảng mô tả đơn giản: khi có một nhóm đối tượng duy nhất Ví dụ:

Bảng 2.1. Khả năng sinh trưởng từ sơ sinh đến 7,5 tháng tuổi và tỷ lệ nạc

Chỉ tiêu n Mean ± SD Min Max

Khối lượng sơ sinh (kg) 2093 1,41 ± 0,28 0,60 2,20

Khối lượng cai sữa (kg) 1360 5,91 ± 1,34 3,00 10,00

Khối lượng 60 ngày (kg) 895 13,80 ± 4,11 4,50 28,00

Khối lượng 7,5 tháng (kg) 494 93,85 ± 16,52 62,00 144,00

Tăng khối lượng trung bình

(g/ngày) 338 489,54 ± 71,41 320,99 690,48

26

+ Bảng so sánh: các nhóm so sánh thể hiện ở cột, chỉ tiêu so sánh ở hàng/cột Ví dụ

Bảng 2.2. Độ dai của thịt thăn tại các thời điểm sau giết thịt (N)

Thời gian Bò Vàng Bò LaiSind

n Mean  SE n Mean  SE 12 giờ 10 83,89a±4,44 13 91,41a± 4,82 36 giờ 12 75,70b± 3,48 12 110,96a± 6,88 48 giờ 10 73,56c± 5,62 13 109,77a± 5,10 6 ngày 12 57,86b± 5,57 13 104,06a± 5,26 8 ngày 12 53,08b± 4,17 12 97,18a ± 5,56

* Trong cùng một cột, các giá trị trung bình (Mean) mang chữ cái khác nhau, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

+ Bảng phân tích đa biến: mỗi biến phụ thuộc (chỉ tiêu nghiên cứu) có nhiều biến độc lập (yếu tố ảnh hưởng)

Ví dụ :

Bảng 2.3. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính trạng sinh trưởng và tỷ lệ nạc

Chỉ tiêu Trại Thế hệ Lứa đẻ Năm Mùa vụ Tính biệt R2

Khối lượng sơ sinh *** ** *** *** *** *** 0,138

Khối lượng cai sữa *** NS *** *** *** NS 0,182

Khối lượng 60 ngày *** *** *** NS NS NS 0,356

Khối lượng 7,5 tháng *** NS NS ** *** NS 0,140

Tăng khối lượng trung

bình NS NS * *** NS NS 0,198

Tỷ lệ nạc NS NS * NS NS NS 0,123

Biểu diễn số liệu bằng biểu đồ

Biểu đồ là tóm tắt số liệu ở các dạng hình ảnh khác nhau và cho phép dễ dàng phát hiện những điểm đặc biệt hơn so với tóm tắt bằng số. Đồ thị đặc biệt hiệu quả khi ta muốn biết được các thông tin về số liệu một cách nhanh chóng.

Biểu đồ phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Tự giải thích được:

+ Đánh số và tên biểu đồ thể hiện nội dung đặt phía dưới biểu đồ + Tiêu đề các trục và đơn vị tính với cự ly thích hợp

27 - Phản ảnh trung thực về dữ liệu

Biểu đồ có các dạng sau:

- Biểu đồ cột và thanh (column chart, bar chart): so sánh biến định lượng giữa hai hay nhiều

nhóm

- Biểu đồ phân bố tần suất (tổ chức đồ - frequency histogram): biểu thị sự phân bố của một biến liên tục thể hiện qua số liệu đo của các cá thể phân bố dọc theo trục của biến.

- Biểu đồ dạng hộp (box plot): thể hiện sự phân bố của dữ liệu (Q1, Med, Q3)

- Biểu đồ phân tán (scatter plot): thể hiện sự phân bố và mối quan hệ giữa hai biến

- Biểu đồ đường (line chart): khi các giá trị của biến phụ thuộc là chuỗi liên tục

- Biểu đồ dạng bánh (Pie chart):trình bày mối quan hệ tỷ lệ so sánh theo phần trăm Ví dụ:

Đối với biến định tính hoặc biến rời rạc có thể biểu diễn số liệu bằng đồ thị thanh hoặc đồ thị

bánh hình tròn

Lứa Số con

đẻ ra

(con)

Tần

suất (%) Tần suất tích luỹ

(%) 1 337 30,12 30,12 2 275 24,58 54,69 3 213 19,03 73,73 4 137 12,24 85,97 5 86 7,69 93,66 6 49 4,38 98,03 7 22 1,97 100,00

Biểu đồ hình thanhbiểu diễn số lợn sơsinh qua 7 lứa (n = 1119)

Kiểu gen Số con đẻ ra (con) Tần suất (%)

nn 724 26,20

Nn 1368 49,60

NN 668 24,20

28

Đối với biến định lượng có thể sử dụng đồ thị đa giác, đồ thị hộp hay tổ chức đồ để thể hiện.

Ví dụ: Sản lượng sữa (kg) của 108 dê Bách Thảo trong một chu kỳ tiết sữa ghi lại như sau:

147,9 125,4 104,1 164,4 193,8 188,4 222,4 287,3 158,1 132,0 224,0 163,8 153,3 100,6 219,5 130,4 114,0 182,1 156,9 66,3 140,6 128,3 193,2 127,1 125,0 129,9 89,7 254,4 240,3 148,2 190,0 176,7 73,8 147,9 222,7 191,6 174,3 211,0 214,5 169,5 115,0 193,6 168,0 196,9 87,3 144,4 138,4 171,6 100,0 125,6 283,9 116,5 71,0 220,1 139,7 140,7 270,5 176,8 155,0 163,5 161,6 152,0 141,0 180,0 202,6 112,8 153,5 77,9 140,7 136,4 272,3 90,0 197,5 96,8 96,8 137,8 150,4 101,5 132,0 146,3 242,3 311,0 118,7 146,6 184,2 243,8 260,7 279,2 135,9 109,5 96,8 119,0 109,3 143,8 102,9 229,3 244,2 137,1 143,6 130,6 72,0 105,1 135,0 320,4 182,2 217,8 172,5 136,4

Tóm tắt và biểu diễn dữ liệu của các tính trạng số lượng (dữ liệu 2 chiều)

Đồ thị phân tán được sử dụng một cách rất hữu hiệu khi ta quan tâm đến mối liên hệ giữa 2 biến liên tục. Đồ thị được xây dựng khi ta vẽ n các điểm trên hệ toạ độ, các điểm này có toạ độ

là xiyi. Vấn đề này sẽ được đề cập cụ thể trong chương 6.

Đồ thị phân tánthể hiện mối quan hệ giữa thời gian cai sữa (ngày) và khối lượng sơ sinh

sinh/con (kg) của lợn Landrace

n = 321.

Tổ chức đồ :Phân bố tần suất sản lượng sữa dê

Bách Thảo trong chu kỳ tiết sữa Đồ thị hộp :Phân bố tần suất sản lượng sữa dê Bách Thảo trong chu kỳ tiết sữa

29

Một phần của tài liệu Bài giảng thiết kế thí nghiệm (dùng cho giảng dạy cao học các ngành chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản công nghệ thực phẩm) (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)