Kiểm định điều kiện phân tích phương sai

Một phần của tài liệu Bài giảng thiết kế thí nghiệm (dùng cho giảng dạy cao học các ngành chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản công nghệ thực phẩm) (Trang 42 - 45)

Phân tích phương sai (Analysis of Variance - ANOVA) là công cụ hữu ích để so sánh nhiều giá trị trung bình. Phân tích phương sai được áp dụng khi biến phụ thuộc (chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm) có dạng biến liên tục và biến độc lập (yếu tốảnh hưởng) thuộc dạng biến phân loạị Nếu chỉ có số liệu từ hai nhóm (2 nghiệm thức) thì có thể áp dụng kiểm định T để so sánh (không giới thiệu trong giáo trình này) thay thế cho ANOVẠ Tuy nhiên, nếu có hơn hai nhóm

thì phải sử dụng phân tích phương saị Điều kiện của bài toán phân tích phương sai là: (1) Các nghiệm thức có số liệu phối chuẩn và (2) Các nghiệm thức có phương sai đồng nhất. Đó là

những điều kiện cần được kiểm định trước khi phân tích ANOVẠ

ạ Kiểm định phân phối chuẩn

Đểphân tích phương sai các biến định lượng, ta phải giả thiết rằng số liệu thu thập được

đều tuân theo phân phối chuẩn và các phương sai đồng nhất. Nếu số liệu không tuân theo phân phối chuẩn thì ANOVA sẽ không có hiệu lực. Do đó trước khi phân tích ANOVA ta cần kiểm tra liệu số liệu có tuân theo phân phối chuẩn hay không. Shapiro-Wilk và Kolmogorov-Smirnov

là 2 phương pháp thường được sử dụng để kiểm tra phân phối chuẩn của số liệụ Shapiro-Wilk sử dụng khi dung lượng mẫu bé hơn 2000 còn Kolmogorov-Smirnov được sử dụng khi dung

lượng mẫu lớn hơn 2000 (Hun Myoung Park, 2008).

Trong Minitab 16 có 3 phương pháp kiểm tra phân bố chuẩn: Anderson- Darling; Ryan-

joiner (tương tự Shapiro-Wilk) và Kolmogorov-Smirnov.

Giả thiết: H0: Số liệu có phân phối chuẩn và H1: Số liệu không có phân phối chuẩn.

Đối với ANOVA, việc kiểm định phân bố chuẩn và phương sai đồng nhất được kiểm tra thông qua sự phân bố của phần dư () của mô hình phân tích.

Ví dụ 2.9: Theo dõi tăng khối lượng của 20 con cá (g) trong một thí nghiệm với 5 công thức nuôi (A, B, C, D và E). Hãy cho biết tăng khối lượng của cá ở các công thức nuôị Nếu có sự

39 khác nhau, tiến hành so sánh sự sai khác của từng cặp giá trị trung bình. A B C D E 950 430 700 1.000 900 850 450 900 900 1.000 850 400 750 900 950 900 420 700 900 950

Kiểm định xem số liệu trên có tuân theo phân phối chuẩn không?

Số liệu được nhập vào cửa sổ Worksheet và sử dụng lệnh Stat Basic Statistics

Normality Test... để kiểm tra cho cột phần dư (RESI1). Để tạo được cột phần dư (RESI1), xem chi tiết tại mục 2.3.3.

Khai báo biến (RESI1) cần kiểm tra vào ô Variable.

40 0.15 0.10 0.05 0.00 -0.05 -0.10 99 95 90 80 70 60 50 40 30 20 10 5 1 RESI1 P e rc e n t Mean 1.942890E-17 StDev 0.04970 N 20 A D 0.525 P-Value 0.159

Probability Plot of RESI1

Normal

Trong đó: giá trị P = 0,159 > 0,05, như vậy H0được chấp nhận. Kết luận: Số liệu tuân theo phân phối chuẩn

b. Kiểm định sựđồng nhất của phương sai

Trong thực tế, việc kiểm định phương sai đồng nhất được thực hiện đồng thời với kiểm tra phân bố chuẩn khi tiến hành phân tích phương saị Đối với ANOVA, việc kiểm định phân bố chuẩn và phương sai đồng nhất được kiểm tra thông qua sự phân bố của phần dư () của mô hình phân tích. Bạn đọc tham khảo phần a, mục 2.2.3 để biết thêm chi tiết các câu lệnh sử dụng

để kiểm định phân dư ().

41

Khai báo biến phụ thuộc (biến đáp ứng) vào ô Response.

Khai báo biến độc lập (yếu tố thí nghiệm) vào ô Factors.

Kích chuột OKđể có kết quả E D C B A 0.6 0.5 0.4 0.3 0.2 0.1 0.0 T A

95% Bonferroni Confidence Intervals for StDevs

Test Statistic 5.76 P-Value 0.218

Test Statistic 0.81 P-Value 0.539

Bartlett's Test

Lev enés Test

Test for Equal Variances for KL

Sử dụng giá trị P-value ở phần Levene’s Test để kết luận. P = 0,539 > 0,05 Kết luận: Các

phương sai đồng nhất

Một phần của tài liệu Bài giảng thiết kế thí nghiệm (dùng cho giảng dạy cao học các ngành chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản công nghệ thực phẩm) (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)