Hàng hóa xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỐC NAM, CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 31 - 32)

Xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của xuất khẩu là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa (bao gồm cả hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình) giữa các quốc gia.

Quan điểm về hàng hóa:

Trong các lý thuyết kinh tế cổ điển, nhiều học giả đã đưa ra quan điểm về hàng hóa, có thể kể đến một số quan điểm chính như sau:

- Trong kinh tế chính trị Marx-Lenin, hàng hóa được định nghĩa là sản phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể là hữu hình hay ở dạng vô hình. Karl Marx định nghĩa hàng hóa trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó. Để đồ vật trở thành hàng hóa cần phải có: (i) Tính ích dụng đối với người dùng; (ii) Giá trị kinh tế, nghĩa là được chi phí bởi lao động; (iii) Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm.

- David Ricardo (1987) cho rằng hàng hóa có hai thuộc tính cơ bản là: giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng của hàng hóa là ích dụng của hàng hóa thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

Ở một số văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, khái niệm về hàng hóa cũng được đề cập:

- Theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (2018), thì hàng hóa được định nghĩa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua trao đổi, mua bán,

tiếp thị. Trong đó, sản phẩm được định nghĩa là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng. Định nghĩa này là tương đồng với quan điểm của kinh tế chính trị Marx-Lenin về hàng hóa.

- Theo Luật Giá (2013), hàng hóa được định nghĩa là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản. Khái niệm này được đánh giá là rõ ràng hơn so với khái niệm về hàng hóa trong Luật Chất lượng sản phẩm.

Như vậy có thể hiểu: Hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm của quá trình sản xuất (có thể là nguyên liệu, vật tư, thành phẩm, bán thành phẩm) được các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mua bán, trao đổi qua biên giới của quốc gia.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỐC NAM, CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w