Phương thức và công cụ giám sát hàng hóa xuất khẩutại chi cục hải quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỐC NAM, CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 39 - 40)

Phương thức và công cụ giám sát hải quan hàng hóa xuất khẩu:

- Niêm phong hàng hóa: Niêm phong hải quan là việc cơ quan hải quan sử dụng các công cụ kỹ thuật hoặc các dấu hiệu để nhận biết và bảo đảm tính nguyên trạng của hàng hóa.

Áp dụng cho các trường hợp hàng hóa xuất khẩu, phương tiện vận tải chở hàng hóa xuất khẩu, hàng quá cảnh, phương tiện quá cảnh đảm bảo niêm phong.

Công cụ để thực hiện niêm phong là seal. Hiện nay, niêm phong hải quan có nhiều hình thức như niêm phong kẹp chì (Seal), niêm phong điện tử. Niêm phong điện tử (E.Seal) là công cụ không những hỗ trợ đắc lực cho kiểm soát hàng hóa vận chuyển xuyên biên giới, giữa các khu công nghiệp, các cửa khẩu nội địa mà còn góp phần tạo thuận lợi thương mại trong khối ASEAN. Seal điện tử đảm bảo an ninh, an toàn đối với hàng hóa được vận chuyển, đáp ứng các yêu cầu quản lý hải quan nhờ việc chia sẻ thông tin, nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan và ứng dụng công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu và khả năng áp dụng đối với các doanh nghiệp và các nhà cung cấp dịch vụ logistics. Seal điện tử tích hợp 3 ưu điểm chính như: Niêm phong lô hàng, cập nhật danh mục hàng hóa bằng sóng vô tuyến, liên lạc và định vị vệ tinh (sử dụng công nghệ GPS/GPRS) để các bên liên quan theo dõi, cảnh báo trực tuyến, không phải đầu tư phần mềm hay công nghệ phức tạp mà chỉ cần kết nối internet khi được cung cấp User name và password. Do đó, Seal điện tử có thể theo dõi được hành trình của lô hàng được vận chuyển từ khi khởi hành đến điểm kết thúc bao gồm các thông tin như: Tên hàng hóa, trọng lượng, tình trạng niêm ph ong Esael, an ninh và an toàn của hàng hóa, kiểm soát lộ trình, thời gian vận chuyển...Lợi ích mà Seal điện tử mang lại khi hàng hóa được thông quan nhanh với tỷ lệ được phân vào luồng xanh cao, chủ hàng theo dõi được hàng hóa vận chuyển, doanh nghiệp vận tải theo dõi được lộ trình và quản lý sự tuân thủ của lái xe một cách trực tuyến.

- Giám sát trực tiếp: do công chức hải quan thực hiện. Không áp dụng phương thức giám sát trực tiếp của công chức hải quan đối với hàng hóa hàng hóa xuất khẩu được lưu giữ, vận chuyển ở ngoài phạm vi, địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan, trừ trường hợp cần thiết do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định.

- Giám sát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật:

Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật là cách thức hợp lý để phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan hải quan với các cơ quan, đơn vị có liên quan đến đối tượng đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.

Giám sát bằng phương thức định vị vệ tinh (GPS) đối với hàng hóa hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu, quá cảnh và các loại hình khác khi đáp ứng điều kiện kỹ thuật. Hoặc giám sát bằng camera hoặc/ và phương tiện kỹ thuật khác.

Việc giám sát của cơ quan hải quan được thực hiện theo các phương thức quy định trong văn bản quy phạm pháp luật và các quy trình giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, chuyển khẩu của Tổng cục Hải quan. Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin khác có liên quan đến đối tượng giám sát hải quan, cơ quan hải quan quyết định phương thức giám sát phù hợp. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan hải quan tiến hànhkiểm tra thực tế hàng hoá. Cơ quan hải quan có thể thực hiện các phương thức giám sát khác nhau, tùy vào mục đích mà sử dụng phương thức giám sát hợp lý như: Giám sát trực tiếp của công chức hải quan; giám sát bằng niêm phong hải quan; giám sát bằng các phương thức kỹ thuật khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỐC NAM, CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w