Bộ máy giám sát hàng hóa xuất khẩutại Chi cục hải quan Cốc Nam, Cục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỐC NAM, CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 65 - 71)

quan Cốc Nam, Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn

2.3.1. Bộ máy giám sát hàng hóa xuất khẩu tại Chi cục hải quan Cốc Nam,Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn

2.3.1.1. Tổ chức bộ máy công tác giám sát

Đội Giám sát hàng hóa xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Cốc Nam, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn được phân bổ theo chức năng, nhiệm vụ.

Hình 2.2 Cơ cấu bộ máy giám sát Chi cục hải quan Cốc Nam

Tổ chức bộ máy công tác giám sát bao gồm: văn phòng giám sát, Cổng 1, Cổng 2, Hải quan các bãi hàng Thăng Long, Thiên Trường, Quang Tâm, Đạt Phát, kho ngoại quan Đạt Phát và bộ phận giám sát cơ động. Bộ phận giám sát được biên chế trong Đội nghiệp vụ. Đứng đầu là Đội trưởng và có 03 Phó đội trưởng giúp việc. Tổng số cán bộ hiện nay của Đội Nghiệp vụ là 35 cán bộ. Các bộ phận được bố trí như sau:

Văn phòng Giám sát: văn phòng giám sát là nơi tiếp nhận các hồ sơ, thông tin giám sát, đồng thời là trung tâm chỉ huy của Bộ phận giám sát. Văn phòng Giám sát nằm trong Nhà liên hợp của cửa khẩu Cốc nam, ngay gần Cổng 1. Làm việc tại văn phòng Giám sát hiện nay có một Đội phó phụ trách văn phòng, 2 cán bộ tiếp nhận hồ sơ giám sát, 1 cán bộ giám sát cơ động đối với các hồ sơ hải quan luồng vàng, 1 cán bộ vừa hỗ trợ tiếp nhận vừa hỗ trợ giám sát cơ động. Việc biên chế cán bộ như vậy là phù hợp với hoạt động hiện nay của Chi cục hải quan Cốc Nam. Đội

Bộ phận giám sát Tổ giám sát cổng 1 Tổ giám sát cổng 2 Văn phòng tiếp nhận hồ sơ Tổ giám sát các kho, bãi hàng Tổ giám sát cơ động

ngũ cán bộ hiện nay hầu hết là cán bộ trẻ, có năng lực, trình độ công nghệ thông tin đáp ứng với các yêu cầu hiện đại hoá và sử dụng tốt các phần mềm trên hệ thống hải quan.

Cổng 1: là cổng cuối cùng của Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc. Là nơi kiểm soát cư dân biên giới khi mang hàng về Việt Nam và là nơi xác nhận thực xuất đối với những hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Do tính chất giám sát ở đây rất quan trọng và lượng công việc lớn nên ở đây bố trí 4 cán bộ làm việc trong khoảng thời gian từ 6h sáng đến 7h tối. Từ 7h tối đến 6h sáng phân công 2 cán bộ luân phiên trực. Điều này là phù hợp với giờ làm việc của phía Trung Quốc. Lực lượng cán bộ ở đây không đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn, trình độ tin học; nhưng lại yêu cầu cao về kinh nghiệm quản lý cư dân biên giới và biết tiếng bản địa (tiếng dân tộc Tày và tiếng Trung).

Cổng 2: là cổng kiểm soát cuối cùng trước khi hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam và cổng đầu tiên khi hàng hoá xuất khẩu vào khu vực giám sát. Nơi này được bố trí 03 cán bộ trực luân phiên 24/24. Yêu cầu đối với cán bộ làm ở vị trí này không có gì đặc biệt, biết sử dụng một số phần mềm của cơ quan Hải quan về giám sát hàng hoá và có sức khoẻ.

Giám sát các bãi hàng Thăng Long, Quang Tâm, Đạt Phát: bố trí 2 cán bộ trực 24/24 luân phiên, có nhiệm vụ giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải đã đăng ký trên hệ thống phần mềm và giấy đăng ký phương tiện vận tải, nắm bắt thông tin về hàng hoá để thông báo cho lãnh đạo Đội có phương án xử lý. Yêu cầu đối với cán bộ ở các bộ phận này chủ yếu là có sức khoẻ, sử dụng thành thạo một số phần mềm giám sát Hải quan.

Kho ngoại quan Đạt Phát: bố trí 02 cán bộ trực 24/24. Yêu cầu của bộ phận này khá cao, trẻ, khoẻ, năng động, có trình độ cao, thành thạo tin học và ngoại ngữ. Vì đây là nơi thực hiện rất nhiều các thao tác trong giám sát hàng hoá tại kho ngoại quan (liên quan đến xuất nhập kho).

Bảng 2.7: Đánh giá về tổ chức bộ máy công tác giám sát St t Phát biểu Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thườn g Đồng ý Rất đồng ý

1 Công việc được phân

chia cụ thể, hợp lý 15.1 20.9 17.3 30.6 11.5

2 Trách nhiệm và nghĩa vụ công tác được quy định rõ ràng 9.6 17.3 30.7 25.1 17.3 3 Năng lực làm việc CBCC tốt 5.3 11.6 45.1 34.5 3.5 4 CBCC có phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng yêu cầu công việc 0 7.8 34.6 45.2 12.4

Nguồn: Kết quả khảo sát

Theo kết quả đánh giá thì việc tổ chức công tác giám sát tại Chi cục hải quan Cốc Nam vẫn còn hạn chế với 36% ý kiến phản đối. Nguyên nhân xuất phát từ số lượng cán bộ hạn chế cho nên việc phân chia công việc chưa hợp lý. Tình trạng quá tải công việc luôn tồn tại đặc biệt vào những thời điểm xuất khẩu nông sản cao điểm.

2.3.1.2. Nguồn nhân lực

Bảng 2.8 Số lượng cán bộ GSHQ tại Chi cục

Đơn vị tính: Người Stt Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 1 Tổng số CBCC của Chi cục 60 63 64 67 2 CBCC thuộc Đội GSHQ 22 23 24 25 3 Tỷ lệ (%) 36.67 36.51 37.50 37.31

Qua số liệu trên cho thấy, biên chế của Đội GSHQ có xu hướng tăng trong giai đoạn từ 2015 đến 2019. Số lượng cán bộ làm công tác GSHQ tại Chi cục trung bình chiếm tỷ lệ 40% trên tổng số cán bộ công chức toàn Chi Cục, cụ thể:

Năm 2016 là 22 người chiếm tỷ lệ 36.67%; Năm 2017 là 23 người chiếm tỷ lệ 36.51%; Năm 2018 là 24 người chiếm tỷ lệ 37.5%; Năm 2019 là 25 người chiếm tỷ lệ 37.31%.

Về trình độ học vấn:

Hiện nay, nguồn nhân lực GSHQ tại chi cục, gồm 3 cán bộ có trình độ thạc sĩ (12%), 19 cán bộ có trình độ đại học – Cao đẳng (76%), và 3 nhân viên có trình độ từ trung cấp trở xuống (12%). Tuy nhiên,cán bộ có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ còn hạn chế, chỉ có 8 cán bộ (28%).Chuyên môn chính của CB-CNV phần lớn không đúng chuyên ngành đào tạo về hải quan.

Bảng 2.9 Nguồn nhân lực chia theo trình độ và lĩnh vực chuyên môn

Stt Trình độ/chuyên môn (ngành) Thạc sĩ Đại học - Cao đẳng Trung cấp - PTTH Tổng cộng 1 Kinh tế 3 2 0 5 2 Luật 0 5 0 5 3 Hải quan 0 6 1 7 4 Ngoại ngữ 0 2 0 2 5 Khác 0 4 2 6 TỔNG CỘNG 3 19 3 25

Nguồn: Chi cục hải quan Cốc Nam

Bên cạnh yêu cầu cán bộ do Chi cục hải quan Cốc Nam quản lý phải đạt trình độ nhất định về chuyên môn nghiệp vụ, nguồn cán bộ của Chi cục hải quan Cốc Nam cũng được bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị. Theo số liệu của Phòng nhân sự, có 2 cán bộ đạt trình độ cử nhân chính trị (8%), 4 cán bộ có trình độ cao cấp chính trị (16%), 3 cán bộ có trình độ trung cấp chính trị (12%) và 3 cán bộ có trình độ sơ cấp chính trị (12%).

Cán bộ làm công tác GSHQ tại chi cục chủ yếu từ hai nguồn: tuyển dụng mới và điều chuyển, luân chuyển từ các phòng ban, chi cục bộ phận nghiệp vụ khác. Công tác luân chuyển cán bộ làm công tác GSHQ được triển khai theo quy định trong quy chế bắt buộc phải luân chuyển vị trí theo định kỳ theo quy định của ngành hải quan bao gồm cả luân chuyển cán bộ theo tính chất công việc và luân chuyển cán bộ theo địa bàn công tác. Chính yêu cầu về luân chuyển cán bộ đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc ổn định của lực lượng GSHQ tại Chi cục.

Bên cạnh áp lực từ cơ chế luân chuyển cán bộ thì tỷ lệ công chức trẻ khá cao cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng GSHQ tại chi cục. Đội ngũ công chức dưới 35 tuổi mặc dù được có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, nhiệt tình học hỏi song kinh nghiệm công tác còn nhiều hạn chế, đặc biệt là nghiệp vụ giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình GSHQ.

Bảng 2.10: Số lượng cán bộ GSHQ tại chi cục

Đơn vị tính: Người

Stt

Chỉ tiêu Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 Trungbình

CBCC thuộc Đội GSHQ Số lượngTỷ lệ (%) 22100 23100 24100 25100 23100.0 0 1 - Dưới 35 tuổi Số lượngTỷ lệ (%) 5.000.23 6.000.26 5.000.21 5.000.20 5.400.24 2 - Từ 35 - 50 tuổi Số lượngTỷ lệ (%) 9.000.41 8.000.35 10.000.42 11.000.44 9.000.39

3 - Trên 50 tuổi Số lượng 8.00 9.00 9.00 9.00 8.60 Tỷ lệ (%) 0.36 0.39 0.38 0.36 0.37

Nguồn: Chi cục Hải quan Cốc Nam

Qua số liệu thống kê cho thấy, bên cạnh đội ngũ công chức trẻ thì tỷ lệ công chức trên 50 tuổi cũng chiếm khá cao. Đây là đội ngũ giàu kinh nghiệm, biết cách giải quyết các tình huống thực tế song ngại cập nhật kiến thức mới nên hiệu quả công tác GSHQ chưa cao.

Thực trạng này vừa là điểm yếu về đội ngũ nhân lực của Chi cục, song nó cũng là cơ hội để Chi cục nâng cao hiệu quả công tác GSHQ nếu Chi cục biết kết hợp đào tạo và đào tạo chéo giữa 2 đội ngũ này.

Phần lớn cán bộ GSHQ được luân chuyển từ các phòng ban, chi cục, bộ phận nghiệp vụ khác, do đã trải qua các nghiệp vụ hải quan khác nhau nên có ít nhiều kinh nghiệm và do tính chất nghiệp vụ yêu cầu. Hầu hết các cán bộ chỉ về đội GSHQ dưới 3 năm đã luân chuyển.

Trong lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, chi cục đã cử gần 20 lượt người đi đào tạo các khóa học và bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức Hải quan làm công tác GSHQ. Tỷ lệ số cán bộ công chức GSHQ có trình độ thành thạo về các nghiệp vụ chuyên môn phục vụ cho công tác GSHQ cũng có sự thay đổi, làm ảnh hưởng đến nghiệp vụ chuyên môn trong công tác của các cán bộ công chức mà một phần nguyên nhân là do sự luân chuyển cán bộ như đã đề cập ở trên.

Với xu hướng phát triển của GSHQ trong thời gian tới, có thể thấy rằng, số lượng và chất lượng cán bộ để đáp ứng yêu cầu của công tác GSHQ trong giai đoạn hiện tại và trong những năm sắp tới là một trong những vấn đề cấp thiết và quan trọng của lực lượng GSHQ.

Theo kết quả khảo sát đối với đội ngủ lãnh đạo Chi cục Hải quan Cốc Nam về công tác đào tạo thì có đến 60% ý kiến cho rằng trình độ chuyên môn của CBCC còn yếu kém và cần đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên môn cho cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu công việc hơn nữa.

Bảng 2.11: Đánh giá về nguồn nhân lực

Đơn vị tính: % Stt Phát biểu Rất không đồng ý Không đồng ý thườngBình Đồngý đồng ýRất 1 Trình độ chuyên môn cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc

6.1 26.4 41.3 18.5 7.7

2 CBCC được bố trí công việc đúng chuyên môn

8.5 19.4 39.5 25.7 6.9

Nguồn: Kết quả khảo sát

Nam chưa đúng với chuyên môn đào tạo của nguồn nhân lực khá phổ biến với 55% ý kiến đánh giá. Thực tế tại chi cục chỉ có 25% cán bộ GSHQ đúng chuyên ngành Hải quan.

Đây là những điểm hạn chế mà chi cục cần chú ý quan tâm điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám sát hải quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỐC NAM, CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w