Tình hình thực hiện quy trình giám sát hàng hóa xuất khẩutại Chi cục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỐC NAM, CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 77 - 79)

cục hải quan Cốc Nam, Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn

Sơ đồ 2.1. Quy trình giám sát hàng hóa qua cửa khẩu Cốc Nam

Nguồn: xây dựng của tác giả

Sơ đồ 2.1 biểu thị toàn bộ quy trình giám sát hải quan của Chi cục hải quan Cốc Nam, được mô tả như sau: khu vực giám sát bắt đầu từ cổng 2, kéo dài lên cổng 1 trong thời gian 24/24. Khi hàng hóa xuất khẩu bắt đầu vào khu vực giám sát, có xác nhận của bộ phận cán bộ tại cổng 2 thì được theo dõi 24/24 cho đến xuất qua

Cổng 1 Khu vực tiếp nhận hồ sơ giám sát Bãi hàng hóa Thăng Long Kho, bãi hàng hóa Thiên trường Kho, bãi hàng hóa

Quang Tâm Cổng 2 Luồng hàng NK Luồng hàng XK TRUNG QUỐC

NỘI ĐỊA VIỆT NAM

Kho, bãi hàng hóa Đạt Phát

cổng 1 sang bên Trung Quốc (có xác nhận thực xuất của cán bộ cổng 1). Khi hàng hóa bốc, xếp, dỡ hàng, sang tải tại các kho, bãi hàng Quang Tâm, Đại Phát, Thiên Trường, Thăng Long luôn luôn có 2 cán bộ hải quan theo dõi. Đồng thời, khi các xe hàng di chuyển trong khu vực giám sát thì có sự theo dõi, giám sát của tổ giám sát di động. Về mặt thủ tục, doanh nghiệp, chủ hàng trình hồ sơ tại bộ phận văn phòng tiếp nhận. Tại đây, các cán bộ hải quan thực hiện các công tác liên quan đến hồ sơ giấy tờ để hoàn thiện về thủ tục cho doanh nghiệp, chủ hàng. Đồng thời văn phòng tiếp nhập cũng là trung tâm điều khiển theo dõi các hoạt động giám sát trong khu vực. Khu vực giám sát cũng chia 2 luồng hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu để thuận tiện trong di chuyển của các phương tiện vận tải cũng như thuận tiện trong hoạt động giám sát hải quan.

Về cơ bản ngành hải quan đã thực hiện cải cách hiện đại hóa, với tinh thần giảm tối đa các chi phí cho doanh nghiệp, tạo điều kiện nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại. Những năm qua, ngành hải quan đã nỗ lực triển khai thực hiện quyết liệt trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao công tác quản lý, giảm giấy tờ. Theo đó hầu hết chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan đã được bỏ, chỉ còn lại một số chứng từ liên quan đến quản lý chuyên ngành của các lĩnh vực khác như nông nghiệp, y tế, công thương, các chứng từ ưu đãi,...

Thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu: Thời gian kiểm tra chi tiết hồ sơ trung bình chung là 5 phút 54 giây. Thời gian từ khi bắt đầu kiểm tra chi tiết hồ sơ cho đến khi thông quan/giải phóng hàng trung bình chung là 2 tiếng 15 phút 14 giây.

Bảng 2.16: Đánh giá về quy trình giám sát hàng hóa xuất khẩu

Đơn vị tính: % Stt Phát biểu Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý 1 Quy trình thực hiện khoa học 4.3 38.7 11.4 39.5 5.1

Nguồn: Kết quả khảo sát

Theo đánh giá của các cán bộ quản lý quy trình giám sát hàng hóa xuất khẩu hiện nay chưa thật sự hợp lý và khoa học. Cụ thể có 43% đánh giá quy trình thực hiện chưa khoa học.

Tồn tại vướng mắc trong quy trình giám sát:

Quy trình giám sát chưa chặt chẽ, hàng hóa xuất khẩu từ bãi Quang Tâm, Đạt Phát, Kho ngoại quan Thành Trung, Kho ngoại quan Đạt Phát di chuyển vào cổng 2 1 đoạn đường gần 1 km là đường dân sinh, hàng hóa được xếp trên các phương tiện vận tải Trung Quốc không có thùng kín, không đảm bảo việc niêm phong kẹp chì, vì vậy tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong quá trình vận chuyển vào khu vực giám sát hải quan.

Bên cạnh đó Chi cục hải quan Cốc Nam đã viết quy trình giám sát đặc thù báo cáo Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn, Tổng cục hải quan, tuy nhiên chưa được phe duyệt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỐC NAM, CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w