Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỐC NAM, CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 101 - 103)

3.2.5.1.Hoàn thiện hệ thống thông tin và thống kê hải quan

- Tích hợp hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan đối với cả thủ tục Hải quan truyền thống và Hải quan điện tử theo mô hình xử lý thông tin tập trung triển khai tại cấp Cục và Chi cục.

- Hoàn thiện các hệ thống cơ sở dữ liệu cơ bản hỗ trợ cho hệ thống công nghệ thông tin hải quan.

- Trang thiết bị, hạ tầng mạng đầu tư theo mô hình xử lý tập trung. Áp dụng công nghệ để tối ưu khả năng sử dụng các máy chủ đã triển khai tại các chi cục.

- Nâng cấp mạng diện rộng WAN, mạng LAN nhằm đáp ứng đủ băng thông, đảm bảo tính ổn định, khả năng dự phòng để phục vụ các ứng dụng phần mềm đã được tái thiết kế và triển khai theo mô hình tập trung hóa.

- Đào tạo cán bộ, công chức, viên chức kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý công việc; cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin. Tập trung đào tạo chuyên gia CNTT có trình độ chuyên môn cao trên các lĩnh vực phân tích thiết kế, phát triển và duy trì đảm bảo hệ thống. Đào tạo, hướngdẫn cán bộ doanh nghiệp về ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin hải quan.

3.2.5.2.Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro

Với nguồn lực chung còn hạn chế, hoạt động giám sát hải quan chỉ có thể thực hiện được một số doanh nghiệp, lượng hàng nhất định trong số các doanh nghiệp làm thủ tục hải quan trên địa bàn, vấn đề là làm sao để xác định các mặt hàng, doanh nghiệp có rủi ro cao để tiến hành giám sát hải quan nhằm phát hiện được những vi phạm. Đó chính là áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro. Do vậy, Chi cục cần tập trung vào những biện pháp sau:

- Quan tâm đầu tư và trang bị đúng mức đến hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giám sát hải quan, mà trọng tâm là thông tin liên quan đến đối tượng giám sát, thông tin liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu và các thông tin khác liên quan đến hoạt động giám sát. Các thông tin này phải được cập nhật thường xuyên và có hệ thống từ các đơn vị trong ngành hải quan, trong ngành tài chính, từ các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Tăng cường công tác thu thập, xử lý thông tin để đảm bảo có hiệu quả phương pháp quản lý rủi ro.

- Tăng cường xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro. Cần phải nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro và nâng cao chất lượng thông tin.

- Triển khai bộ ph ận thu thập, xử lý thông tin, quản lý rủi ro. Tăng cường công tác nắm bắt tình hình các doanh nghiệp và lô hàng xuất nhập khẩu hàng hóa phục vụ công tác quản lý rủi ro.

- Tập trung đánh giá, phân loại mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, xác định và kiểm tra, giám sát đối với những doanh nghiệp, loại hình và mặt hàng trọng điểm (rủi ro cao).

Kỹ thuật quản lý rủi ro được áp dụng trong tất cả quy trình nghiệp vụ hải quan. Do vậy để công tác giám sát hải quan hàng nhập khẩu thực sự có hiệu quả, nhất thiết chi cục phải tăng cường kỹ thuật quản lý rủi ro.

3.2.5.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động nghiệp vụ giám sát

Công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động nghiệp vụ giám sát hải quan hàng nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong thực hiện hiện nghiệp vụ giám sát. Do vậy, trong thời gian tới chi cục cần tăng cường công tác này. Theo đó tập trung vào các biện pháp sau:

- Thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, nhất là những doanh nghiệp, hàng hóa nhập khẩu có tỷ lệ vi phạm pháp luật hải quan cao.

- Đa dạng hóa các hình thức thanh tra, kiểm tra phù hợp với từng đối tượng thanh tra, kiểm tra.

- Đầu tư trang thiết bị, tăng cường cán bộ, công chức cho hoạt động thanh tra, kiểm tra.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ để chấn chỉnh công tác, lề lối làm việc của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ giám sát hải quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỐC NAM, CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w