Phương hướng hoàn thiện hệ thống giám sát hàng hóa xuất khẩutại Ch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỐC NAM, CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 89 - 92)

Chi cục hải quan Cốc Nam, Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn đến 2025

- Hoàn thiện phương thức giám sát

Công tác giám sát hàng hóa XNK là một trong những nghiệp vụ cơ bản, quan trọng của cơ quan hải quan. Hiện nay, hải quan Việt Nam đang thực hiện công tác giám sát bằng nhiều phương thức, đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng CNTT và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại.

Tại Khoản 2, Điều 38 Luật Hải quan quy định “Giám sát Hải quan được thực hiện bằng các phương thức: “Niêm phong hải quan; Giám sát trực tiếp do công chức hải quan thực hiện; Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật”. Việc tổ chức giám sát được cơ quan hải quan thực hiện nghiêm theo quy định trên.

Theo quy định hiện hành, tất cả hàng hóa kinh doanh xuất khẩu đều được cơ quan hải quan thực hiện giám sát khi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Việc giám sát của cơ quan hải quan được thực hiện theo các phương thức quy định tại Thông tư 38/2014/TT- BTC của Bộ Tài chính và Quyết định 1966/QĐ - TCHQ của Tổng cục Hải quan. Cơ quan hải quan thực hiện giám sát trực tiếp của công chức hải quan; giám sát bằng niêm phong hải quan; giám sát bằng các phương thức kỹ thuật khác (mô tả chi tiết hàng hóa, chụp ảnh hàng hóa và phương tiện, kiểm tra trọng lượng hàng hóa và phương tiện vận tải...).

Bên cạnh đó, tại các địa bàn hoạt động hải quan, nhất là các khu vực kho, bãi tập kết hàng hóa, địa điểm làm thủ tục hải quan. Cơ quan hải quan cũng trang bị các hệ thống camera giám sát để đảm bảo yêu cầu quản lý và cả phòng, chống các hành vi, biểu hiện tiêu cực trong nội bộ. Đáng chú ý, tháng 10-2015, Tổng cục hải quan chính thức đưa vào hoạt động Phòng giám sát hải quan trực tuyến (Cục điều tra chống buôn lậu) đặt tại trụ sở Tổng cục hải quan. Đây là đơn vị thực hiện việc kết nối, tích hợp các hệ thống trang thiết bị giám sát của ngành hải quan, cung cấp thông tin, dữ liệu, hình ảnh trực tuyến về Tổng cục Hải quan. Từ đó tạo nên kênh giám sát hiệu quả giữa các cấp trong việc thực hiện quy trình thủ tục, nghiệp vụ tại các địa điểm làm thủ tục hải quan; đảm bảo chấp hành đúng quy định và công khai, minh bạch.

Trên cơ sở hệ thống quy phạm pháp luật và thực tế hoạt động, trong thời gian tới Chi cục cần hoàn thiện phương thức giám sát hải quan. Theo đó cần tập trưng vào phương thức giám sát hải quan hiện đại. Việc giám sát thủ công chỉ phát sinh trong trường hợp hệ thống gặp sự cố. Khi công tác giám sát hải quan ngày càng được hoàn thiện, triển khai một cách chặt chẽ thì sẽ góp phần đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp.

Hệ thống phần mềm khai báo hải quan cần thiết kế đầy đủ các chức năng để doanh nghiệp khai báo và giúp cơ quan hải quan thực hiện công tác giám sát đối với hàng hóa làm thủ tục theo hình thức “vận chuyển độc lập, vận chuyển kết hợp”. Hệ thống có thiết kế từng chức năng cụ thể phục vụ lãnh đạo chi cục và công chức thừa hành theo dõi, giám sát hàng hóa thuộc loại hình trên. Trong đó, công chức thừa hành sử dụng chức năng ITF (chức năng giám sát dành cho công chức hải quan) để theo dõi, giám sát.

Trong hoạt động giám sát hải quan, chi cục cần thực hiện các phương thức giám sát phù hợp, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất kh ẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và bảo đảm quản lý hải quan đối với hàng hóa. Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật bảo đảm giám sát hải quan theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về giám sát Hải quan của người khai hải quan, doanh nghiệp cửa khẩu, kho, bãi, cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu và các bên có liên quan.

Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý hàng hóa xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp làm thủ tục và thông quan hàng hóa nhanh chóng, phối hợp tốt công tác thu ngân sách. Thực hiện tốt các quy định, chế độ, chính sách của Nhà nước đối với từng loại hàng, từng loại hình kinh doanh xuất khẩu; thực hiện giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp theo quy định, sử dụng các phần mềm ứng dụng được trang bị để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

-Về ngành hàng, địa bàn giám sát

kịp thời ngăn ngừa và phát hiện những thủ đoạn buôn lậu và gian lận thương mại thông qua phương tiện vận tải xuất cảnh và hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn chi cục. Tăng cường công tác giám sát hàng trọng điểm, tàu trọng điểm trên địa bàn quản lý của chi cục. Tăng cường kiểm soát tờ khai luồng xanh qua khu vực giám sát, phát hiện vi phạm trong quá trình làm thủ tục hải quan, chống buôn lậu và gian lận thương mại trong giám sát hàng hóa xuất khẩu, quá cảnh, người và phương tiện vận tải xuất cảnh.

Báo cáo xử lý kịp thời các lô hàng tồn đọng, quá thời hạn làm thủ tục hải quan để xử lý kịp thời, đúng quy định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: GIÁM SÁT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỐC NAM, CỤC HẢI QUAN TỈNH LẠNG SƠN (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w