Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH (Trang 37 - 42)

nhân của ngân hàng thương mại

1.2.4.1. Nhân tố khách quan

Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô a) Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế và sự biến động của nó có thể tạo ra cơ hội cũng như thách thức đối với ngân hàng trong việc mở rộng cho vay khách hàng cá nhân.

Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì mức sống của người dân sẽ tăng lên, tâm lý người dân lạc quan hơn vào tương lai nên nhu cầu tiêu dùng và

đầu tư kinh doanh vì thế cũng tăng lên, tạo điều kiện phát triển hoạt động cho vay của các ngân hàng. Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, tình trạng thất nghiệp diễn ra ở nhiều nơi, thu nhập của người dân có xu hướng giảm thì họ có tâm lý tiết kiệm, hạn chế chi tiêu hay đầu tư kinh doanh, từ đó làm giảm cơ hội mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng.

b)Môi trường chính trị- pháp luật

Môi trường chính trị pháp luật là nhân tố bao gồm tình hình chính trị quốc gia, hệ thống pháp luật, tính đầy đủ thống nhất của các văn bản dưới luật, gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí. Các yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng, nó tác động đến tính trật tự, ổn định, và là hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Nếu môi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật đồng bộ và được thực hiện một cách nghiêm minh sẽ tạo điều kiện để hoạt động cho vay KHCN được diễn ra thông suốt, hạn chế những rủi ro có thể phát sinh làm tổn hại đến các bên tham gia đến quan hệ tín dụng và cả nền kinh tế.

Nếu môi trường chính trị biến động, hệ thống pháp luật không đồng bộ, việc thực thi pháp luật không nghiêm sẽ gây tâm lý bất an cho toàn xã hội, vừa tạo điều kiện cho tiêu cực phát triển, vừa gây khó khăn cho việc mở rộng hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

c)Môi trường văn hoá- xã hội

Môi trường văn hoá, xã hội bao gồm các yếu tố về nhân khẩu học, các yếu tố thuộc về tâm lý, thói quen, phong tục tập quán,...nó chi phối hành vi của cá nhân, và ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng.

Yếu tố về nhân khẩu học đó là các yếu tố về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn của người dân,... Nếu một xã hội với dân

số trẻ, có nghề nghiệp và thu nhập ổn định, trình độ dân trí cao thì sẽ có nhu cầu về tài chính nhiều hơn, những người này sẵn sàng mạo hiểm hơn trong các quyết định tài chính của mình, điều này tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng phát triển.

Ngoài ra các yếu tố về tâm lí, thói quen, phong tục tập quán cũng ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của người tiêu dùng. Tại Việt Nam, người dân có thói quen tiết kiệm để tiêu dùng trong tương lai, họ ít có tư tưởng đi vay để thoả mãn các nhu cầu hiện tại. Chính điều này một phần làm hạn chế khả năng mở rộng cho vay KHCN của các NHTM Việt Nam. Điều này lại diễn ra trái ngược ở Mĩ, khi người dân có xu hướng tiết kiệm một phần rất nhỏ trong tổng thu nhập của mình vì thế mà hoạt động tín dụng cá nhân, đặc biệt là cho vay tiêu dùng tại Mĩ rất phát triển.

d)Môi trường công nghệ

Công nghệ được xem là một trong những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các NHTM. Ngân hàng cần phải nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại, nắm bắt triển khai kịp thời vào hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động cho vay KHCN.

Nếu có một môi trường công nghệ hiện đại và đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của ngân hàng diễn ra nhanh chóng và thông suốt, dữ liệu thông tin khách hàng được kết nối, việc tra cứu thông tin liên chi nhánh thuận lợi, nâng cao năng suất hoạt động, tăng lợi nhuận cho ngân hàng, tạo được uy tín và niềm tin với khách hàng.

Công nghệ còn giúp các ngân hàng tạo ra và cung cấp các sản phẩm mới cho khách hàng, thoả mãn nhiều hơn nhu cầu của khách hàng, thu hút thêm nhiều khách hàng và là động lực phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng.

Các yếu tố thuộc môi trường vi mô a)Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh là một điều không thể tránh khỏi trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào và hoạt động Ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ, thậm chí tính chất cạnh tranh trong ngành ngân hàng còn ở mức cao và ngày càng gay gắt. Các ngân hàng cạnh tranh với nhau thông qua việc nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng điều kiện và đối tượng cho vay, giảm lãi suất cho vay,…Việc cạnh tranh này một mặt có tác động mở rộng thị trường cho vay và mặt khác nó làm thị trường bị chia sẻ ra bởi nhiều ngân hàng. Với rất nhiều đối thủ cạnh tranh được chia làm hai loại: đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Đối thủ cạnh tranh hiện tại là những tổ chức tài chính đang hoạt động trong cùng một thị trường, cùng chia sẻ lợi nhuận với ngân hàng như các NHTM khác, Ngân hàng Hợp tác xã, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các công ty tài chính, Những đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ, các đơn vị kinh doanh hàng gia dụng, công ty sản xuất và kinh doanh xe hơi, công ty kinh doanh bất động sản,...

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những tổ chức tài chính sắp sửa hình thành và hoạt động trong cùng lĩnh vực, cùng cung ứng các sản phẩm dịch vụ và chia sẻ lợi nhuận với ngân hàng. Đáng chú ý nhất trong số đó là các NHTM nước ngoài đang có kế hoạch xâm nhập và khai thác thị trường khách hàng cá nhân tại Việt Nam.

Khi số lượng các đối thủ cạnh tranh càng nhiều và tiềm lực tài chính, công nghệ của họ càng lớn thì sức ép cạnh tranh càng cao, điều này gây ra nhiều thách thức hơn cho ngân hàng trong việc phát triển hoạt động của mình. Tuy nhiên đó cũng là động lực thúc đẩy ngân hàng đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích, tạo cơ hội để ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân một cách bền vững. Ngược lại, nếu ngân hàng không chủ động và nỗ lực trong hoạt động của mình thì cơ hội để

phát triển hoạt động sẽ rất thấp, thậm chí còn bị mất dần thị phần và có nguy cơ bị đào thải khỏi thị trường.

b)Khách hàng

Khách hàng là những người đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, bởi họ vừa tham gia vào quá trình cung ứng lại vừa trực tiếp sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Do đó, khách hàng cũng có tác động trực tiếp đến việc phát triển hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng. Thông qua các yếu tố như nhu cầu, mong muốn và sức mạnh đàm phán của khách hàng sẽ quyết định đến kết cấu, tính năng, công dụng của sản phẩm và cách thức cung ứng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Ngân hàng thương mại chỉ có thể xem xét cho vay đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn phù hợp với chính sách của mình. Khi thẩm định và xét duyệt cho vay, các NHTM thường xem xét đến các nhân tố về phía khách hàng vay, đây là yêú tố quyết định đến việc mở rộng cho vay của NHTM:

- Yếu tố thứ nhất: Thu nhập của khách hàng cá nhân:

Mức thu nhập của KHCN có vị trí quan trọng đối với mở rộng cho vay KHCN. Đối với KHCN đi vay thì triển vọng về thu nhập sẽ là một trong những cơ sở phát sinh nhu cầu vay. Còn đối với ngân hàng vấn đề thu nhập của khách hang xin vay sẽ có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, chất lượng tín dụng. Tuy nhiên thu nhập là nhân tố biến động rất cao. Những rủi ro như sức khoẻ, sinh mạng, năng lực pháp lý,…có thể khiến cho thu nhập của người vay thay đổi nhanh chóng. Nếu ngân hàng tiếp cận được với những KHCN có nguồn thu nhập ổn định, hợp tác lâu dài, với những cơ quan uy tín, Chính quyền địa phương vững mạnh sẽ mở rộng cho vay đối với KHCN một cách hiệu quả.

- Yếu tố thứ hai: Tài sản đảm bảo

nhập thứ nhất không được đảm bảo. Do đó, nó mang tính chất phòng ngừa rủi ro và làm tăng tính an toàn cho khoản vay. Vì vậy việc xem xét đánh giá TSĐB là vấn đề quan trọng trong cho vay KHCN. Nếu người vay không trả được nợ thì NHTM sẽ thu hồi và phát mại TSĐB để thu hồi nợ.

- Yếu tố thứ ba: Đạo đức và uy tín của khách hàng

Đây là nhân tố quan trọng trong mở rộng cho vay KHCN bởi khả năng trả nợ của khách hang còn phụ thuộc vào thái độ và sự sẵn sang trả nợ của KHCN. Đôi khi có những khách hang có thu nhập nhưng khả năng thu hồi thấp vì họ không sẵn long trả nợ. Ngược lại có những khách hang có thái độ sẵn sàng trả nợ nhưng gặp phải rủi ro bất khả kháng không có tiền trả nợ.

Yéu tố đạo đức, uy tín của khách hang được ngân hang quan tâm trong khi thẩm định trước khi quyết định cho vay. Yếu tố đạo đức ở đây là sự trung thựctrong cung cấp thông tin, ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng vốn và hoàn trả nợ vay. Vì không có phương pháp định lượng nào để đánh giá uy tín của khách hang nên khi thẩm định cho vay cán bộ ngân hang đánh giá khách hang qua các chỉ tiêu định tính nên không tránh khỏi những quyết định sai lầm về khả năng trả nợ của khách hàng.

Trong điều kiện kinh tế hiện nay với tính khác biệt của sản phẩm dịch vụ ngân hàng không rõ rệt và mức độ cạnh tranh trong ngành rất cao, đòi hỏi ngân hàng phải nỗ lực hơn nữa trong việc phục vụ khách hàng, xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, tạo cơ hội cho việc phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH (Trang 37 - 42)