Đây là các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng, do ngân hàng chủ động định hướng, và có ảnh hưởng mang tính quyết định đến việc phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng.
Nội lực của ngân hàng bao gồm các yếu tố:
Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ nên năng lực tài chính hay quy mô, cơ cấu nguồn vốn là yếu tố đầu tiên cần quan tâm khi muốn mở rộng hoạt động của ngân hàng.
Đối với những ngân hàng có quy mô nguồn vốn lớn, tiềm lực tài chính mạnh thì sẽ có uy tín hơn trên thị trường, chi phí huy động vốn sẽ thấp hơn những ngân hàng có quy mô nguồn vốn nhỏ. Chi phí huy động vốn thấp thì lãi suất cho vay cũng có tính cạnh tranh hơn và thu hút được nhiều hơn sự quan tâm của khách hàng. Hơn nữa, các ngân hàng này cũng có điều kiện mua sắm sửa chữa tài sản cố định, áp dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào trong hoạt động, nhằm nâng cao năng suất lao động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nâng cao vị thế và hình ảnh của ngân hàng trên thị trường.
Như vậy, với năng lực tài chính mạnh, quy mô nguồn vốn lớn, ngân hàng không những tăng được khả năng cạnh tranh mà còn tạo cho mình thế chủ động trước mọi kế hoạch kinh doanh, cũng như tạo ra những điều kiện tốt để phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân một cách hiệu quả và bền vững.
Mạng lưới giao dịch của ngân hàng
Mạng lưới giao dịch rộng lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng.
Hệ thống chi nhánh của ngân hàng càng phát triển rộng thì khách hàng sẽ dễ dàng tiếp cận và nảy sinh nhu cầu với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Đồng thời ngân hàng cũng có thể khai thác mở rộng đối tượng khách hàng, nắm bắt kịp thời thông tin và thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng.
Chính sách tín dụng
dụng đi vào đúng quỹ đạo, có liên quan trực tiếp đến việc mở rộng hay thu hẹp cho vay KHCN ở mỗi thời kỳ.
Mỗi ngân hàng có một chính sách tín dụng riêng nó đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo nhằm đạt được các mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kỳ. Đây là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến qui mô hoạt động tín dụng nói chung và cho vay KHCN nói riêng.
Nội dung của chính sách tín dụng thể hiện các tiêu chuẩn của danh mục cho vay, quy định về quy trình cho vay, phương thức bảo đảm tiền vay, lãi suất cho vay, các giới hạn về rủi ro tín dụng có thể chấp nhận được và yêu cầu về lợi nhuận tối thiểu...
Chính sách tín dụng có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả cho vay, nó là công cụ dẫn đường cho các cán bộ tín dụng thực hiện việc cho vay đúng với yêu cầu của ngân hàng.
Một chính sách tín dụng đúng đắn, linh hoạt, thay đổi phù hợp với điều kiện của nền kinh tế, kết hợp hài hoà giữa lợi ích của ngân hàng và lợi ích của khách hàng sẽ giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng, góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng, là căn cứ để hoạt động cho vay khách hàng cá nhân phát triển.
Ngược lại, với một chính sách tín dụng cứng nhắc, ngân hàng sẽ không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng, khó có thể mở rộng tín dụng và làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường.
Đội ngũ cán bộ ngân hàng
Trong bất cứ lĩnh vực nào con người luôn đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành bại của công việc; đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng cần phải có đội ngũ cán bộ có trình độ, có năng lực, năng động sáng tạo trong kinh doanh, hiểu biết, chuyên nghiệp trong giao tiếp ứng xử, có phẩm chất đạo đức và tâm huyết với nghề. Cán bộ ngân hàng phải thực sự là người bạn đồng hành của khách hàng. Chất lượng đội ngũ cán bộ tốt, chuyên nghiệp sẽ
tạo dựng được hình ảnh gần gũi, tin tưởng trong mắt khách hàng qua đó ngân hàng có cơ hội mở rộng các sản phẩm cho vay KHCN.
Cơ sở vật chất, công nghệ của ngân hàng
- Cơ sở vật chất: Trang bị đầy đủ và hiện đại sẽ giúp cho ngân hàng có thể phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, xây dựng hình ảnh của ngân hang và tạo niềm tin cho khách hàng khi tới giao dịch với ngân hàng.
- Công nghệ: Trong hoạt động ngân hàng công nghệ và trình độ quản lý đóng một vai trò quan trọng. Công nghệ của ngân hàng là các phần mềm trên hệ thống máy tính, máy ATM, máy pos,…Hệ chương trình quản lý ngân hàng giúp cho ngân hàng đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, bảo mật thông tin cho khách hàng. Trình độ công nghệ còn được thể hiện trong công tác quản lý điều hành, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của ngân hàng thông qua hệ thống công nghệ thông tin để đưa ra các quyết định đúng đắn và phù hợp với khách hàng.
Bên cạnh đó, sự đầu tư cho cơ sở vật chất và công nghệ cũng sẽ giúp ngân hàng giảm bớt các chi phí phát sinh trong quá trình cho vay. Ngoài ra công nghệ hiện đại còn hỗ trợ cho việc triển khai và cung cấp các sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, phục vụ thêm nhiều đối tượng khách hàng và góp phần phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng.
Như vậy, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Yếu tố nào cũng có những tác động tích cực và tiêu cực khác nhau. Nếu ngân hàng có những chính sách và chiến lược thích hợp nhằm phát huy những tác động tích cực đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực thì hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng sẽ ngày càng được cải thiện, mở rộng và đạt hiệu quả cao.
1.3. Kinh nghiệm cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng thương mại
Theo dự báo của McKinsey, đến cuối năm 2020 châu Á sẽ đạt hơn 900 tỷ USD doanh thu ngân hàng bán lẻ, đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 14%/năm. Thị trường ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam không nằm ngoài xu hướng chung của khu vực và tiềm năng của cho vay cá nhân trong tương lai rất lớn. Tỷ trọng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng có sự tăng trưởng qua từng năm, từ mức chiếm 35% trong tổng dư nợ cho vay năm 2014 và đạt 46% trong năm 2018.
Việt Nam sở hữu dân số trẻ với nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng. Theo Ngân hàng Thế giới, có 3 triệu người Việt Nam đã tham gia tầng lớp trung lưu toàn cầu trong giai đoạn 2016 – 2018, với hơn 900.000 người di chuyển từ nông thôn ra thành thị sinh sống mỗi năm. Đây là những động lực kích thích chi tiêu cá nhân tại Việt Nam.
Người Việt Nam chi tiền chủ yếu cho các hàng hóa tiêu dùng như ôtô, đồ gia dụng, điện thoại thông minh, cũng như: các hoạt động giải trí như du lịch. Vì vậy, các NHTM cần tập trung hơn nữa nguồn lực vào mảng ngân hàng bán lẻ cũng như hoạt động cho vay cá nhân để phù hợp với xu hướng chính của nền kinh tế. Cụ thể, trong thời gian tới, các NHTM cần chú trọng một số nội dung sau:
Thứ nhất, cần có các giải pháp làm thay đổi nhu cầu và hành vi của khách hàng: Các NHTM cần tập trung hơn nữa trong việc chuyển sang hiểu biết lấy khách hàng làm trung tâm, hiểu nhu cầu của khách hàng để từ đó làm cơ sở để cung cấp các giải pháp thiết thực. Ở thị trường mới nổi, công nghệ ngân hàng di động chi phí thấp đang giúp các ngân hàng thu hút lợi nhuận với khách hàng mới.
Thứ hai, phân tích dữ liệu và tận dụng machine learning để đưa ra quyết định: Hiện nay, các NHTM nắm giữ rất nhiều dữ liệu về khách hàng và có thể sử dụng nguồn tài nguyên dồi dào này để phân tích chân dung khách hàng, từ đó nắm bắt được phân khúc khách hàng, nhu cầu của khách hàng
nhằm mục tiêu chăm sóc và phát triển sản phẩm.
Thứ ba, tăng chuyển đổi kỹ thuật số: Các ngân hàng cần tận dụng các công nghệ kỹ thuật số báo gồm trí tuệ nhân tạo, blockchain, chatbox, ứng dụng di động, để đưa khách hàng vào trung tâm của chiến lược đổi mới và tạo ra trải nghiệm ngân hàng cá nhân hóa.
Thứ tư, phương tiện truyền thông thay đổi: Ngân hàng cần sử dụng nhiều hơn các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Zalo,… để cung cấp dịch vụ ngân hàng hiệu quả hơn cho khách hàng.
Thứ năm, thực hiện tốt quy trình thực hiện cho vay và kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Theo đó, cán bộ tín dụng phải theo sát quy trình, nhất là khâu thẩm định. Tuy nhiên, các cán bộ tín dụng cũng cần linh hoạt trong việc áp dụng quy trình này vào từng trường hợp cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, đảm bảo an toàn, sinh lời cho ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng cá nhân để đảm bảo việc chi trả đúng thời hạn hoặc có biện pháp xử lý kịp thời.
Thứ sáu, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng cần phải có sự hiểu biết về thị trường, thị hiếu, nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng hàng vì nó liên quan trực tiếp đến chất lượng của từng khoản vay và rủi ro nợ xấu của từng ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng nên có sự chuyên môn hoá trong cán bộ tín dụng, phân công mỗi cán bộ tín dụng phụ trách một mảng cho vay nhất định được chia theo ngành.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chinhánh tỉnh Thái Bình nhánh tỉnh Thái Bình
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Thái Bình được tách ra từ Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Bình, theo quyết định 603/QĐ- NH ngày 22 tháng 12 năm 1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Hiện nay NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh tỉnhThái Bình có mạng lưới chi nhánh gồm:
- Chi nhánh Văn phòng NHNo&PTNT chi nhánh tỉnhThái Bình - 9 chi nhánh loại II
- 32 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại II.
Hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Bình tuân theo sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, vừa là chi nhánh loại I thực hiện công tác quản lý, định hướng hoạt động, điều hoà vốn cho các chi nhánh loại II trực thuộc, nhưng cũng có một bộ phận thực hiện kinh doanh trực tiếp trên địa bàn thành phố Thái Bình, và trụ sở đặt tại Số 150, đường Lê Lợi, Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Với vị trí địa lý nằm tại trung tâm thành phố Thái Bình nhưng NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Bình phải cạnh tranh gay gắt với rất nhiều NHTM khác có chi nhánh tại tỉnh Thái Bình như: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam , Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng Cổ phần Hàng Hải, Ngân hàng Liên Việt, Ngân hàng Hợp tác xã, Quỹ
tín dụng nhân dân,…