Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH (Trang 31)

1.2.3.1. Chỉ tiêu định lượng

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng quy mô hoạt động a) Tăng trưởng thị phần thị trường

Thị phần của ngân hàng là thị trường cung cấp sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng chiếm lĩnh, hay nói cách khác đó là số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Đo lường tăng trưởng thị phần thị trường đối với hoạt động cho vay KHCN là đo lường mức tăng giảm số lượng khách hàng cá nhân sử dụng sản phẩm của ngân hàng trong từng thời kỳ, nó cho ngân hàng có thành công

trong việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng hiện tại, và tạo được sức hút đối với các khách hàng tiềm năng khác hay không.

Mức tăng giảm số lượng khách hàng năm (t) = Số lượng khách hàng năm (t) - Số lượng khách hàng năm (t-1)

Ngoài ra cũng có thể xem xét tỷ trọng về số lượng khách hàng cá nhân trong tổng số khách hàng của ngân hàng để thấy được sự thay đổi trong cơ cấu khách hàng của ngân hàng.

b) Tăng trưởng doanh số cho vay khách hàng cá nhân

Doanh số cho vay khách hàng cá nhân là tổng số tiền ngân hàng thực hiện cho vay khách hàng cá nhân trong một kỳ.

Chỉ tiêu tăng trưởng doanh số cho vay KHCN phản ánh sự thay đổi về lượng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng. Để đánh giá một cách khái quát tiềm năng phát triển của ngân hàng trong hoạt động này, có thể tính toán chỉ tiêu qua các phương diện:

• Đo lường sự tăng trưởng doanh số cho vay KHCN theo số tuyệt đối: Giá trị tăng trưởng

doanh số tuyệt đối năm (t) = Tổng doanh số cho vay KHCN năm (t) - Tổng doanh số cho vay KHCN năm (t-1) Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân càng được mở rộng về mặt lượng, nhu cầu của khách hàng ngày một tăng và tạo cơ hội phát triển hoạt động cho vay của ngân hàng.

• Đo lường sự tăng trưởng doanh số cho vay KHCN theo số tương đối: Tỷ lệ tăng doanh số cho

vay KHCN năm (t) =

Tăng trưởng doanh số CVKHCN năm (t) x 100% Tổng doanh số cho vay KHCN năm (t-1)

Chỉ tiêu này càng cao và càng tăng, chứng tỏ tốc độ tăng doanh số cho vay KHCN năm sau hơn năm trước, và khả năng phát triển hoạt động cho vay của ngân hàng càng cao.

• Đo lường sự tăng trưởng doanh số cho vay KHCN về tỷ trọng: Tỷ trọng doanh số cho

vay KHCN năm (t) =

Doanh số cho vay KHCN năm (t) x 100% Tổng doanh số cho vay năm (t)

Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay KHCN chiếm bao nhiêu trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ này cao và ngày càng tăng qua các năm sẽ cho thấy ngân hàng càng chú trọng đến việc mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân.

c) Tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân

Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là khoản tiền ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng mà chưa thu hồi về.

Dư nợ = Dư nợ đầu kì + Doanh số cho vay trong kì – Doanh số thu nợ trong kì

Cũng như chỉ tiêu về Doanh số cho vay, có thể tính toán chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay qua các phương diện:

• Đo lường sự tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN theo số tuyệt đối: Giá trị tăng trưởng dư

nợ tuyệt đối năm (t) =

Tổng dư nợ cho vay

KHCN năm (t) -

Tổng dư nợ cho vay KHCN năm (t-1) • Đo lường sự tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN theo số tương đối: Tốc độ tăng dư nợ

cho vay KHCN năm (t)

= (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN năm (t) x 100% Tổng dư nợ cho vay KHCN năm (t-1)

• Đo lường sự tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN về tỷ trọng: Tỷ trọng dư nợ cho vay

KHCN năm (t) =

Dư nợ cho vay KHCN năm (t) x 100% Tổng dư nợ cho vay năm (t)

Chỉ tiêu này phản ánh tương quan so sánh về quy mô cho vay khách hàng cá nhân với tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, đồng thời cho phép đánh

giá tính hợp lý trong cơ cấu sử dụng vốn ngân hàng. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ các khoản cho vay khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng. Tuy nhiên không phải càng cao càng tốt, mà tỷ lệ này nên được ngân hàng tính toán và để ở mức hợp lí để đảm bảo tính đa dạng cũng như tính an toàn trong hoạt động ngân hàng.

d)Tăng trưởng thu lãi cho vay khách hàng cá nhân

Lãi cho vay KHCN là lợi ích bằng tiền mà ngân hàng thu được khi thực hiện hoạt động cho vay KHCN trong một thời kỳ nhất định. Lãi cho vay được tính dựa trên số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay và lãi suất của khoản vay trong từng thời kỳ.

Chỉ tiêu thu lãi cho vay xem xét trong mối quan hệ với sự biến động về lãi suất, cũng phản ánh sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng. Chỉ tiêu này cũng cần được xem xét qua các phương diện:

• Đo lường sự tăng trưởng thu lãi cho vay KHCN theo số tuyệt đối: Tăng trưởng thu lãi cho

vay KHCN số tuyệt đối năm (t)

=

Tổng thu lãi cho vay KHCN năm

(t)

-

Tổng thu lãi cho vay KHCN năm

(t-1)

Cũng giống như chỉ tiêu tăng trưởng doanh số cho vay khách hàng cá nhân, chỉ tiêu này càng lớn cũng phản ánh sự gia tăng trong nhu cầu của khách hàng, sự mở rộng về mặt lượng trong hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng.

• Đo lường sự tăng trưởng thu lãi cho vay KHCN theo số tương đối: Tốc độ tăng thu lãi

cho vay năm (t) =

Tăng trưởng thu lãi cho vay KHCN năm (t) x 100% Tổng thu lãi cho vay KHCN năm (t-1)

Chỉ tiêu này càng tăng và càng cao phản ánh khả năng sinh lời của các khoản cho vay khách hàng cá nhân ngày càng cao, lợi nhuận mà hoạt động này mang lại ngày càng lớn, đó là một trong những nhân tố tạo nên chất lượng và hiệu quả của hoạt động cho vay KHCN.

• Đo lường sự tăng trưởng thu lãi cho vay KHCN về tỷ trọng: Tỷ trọng thu lãi cho

vay KHCN năm (t) =

Tổng thu lãi cho vay KHCN năm (t) x 100% Tổng thu lãi hoạt động cho vay năm (t) Tỷ trọng thu lãi cho vay KHCN càng cao, chứng tỏ đóng góp của hoạt động cho vay KHCN ngày càng lớn, ngân hàng ngày càng chú trọng đầu tư cho hoạt động này, và tiềm năng phát triển tốt.

e)Sự đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân

Đây là chỉ tiêu phản ánh sự đa dạng về loại hình cho vay khách hàng cá nhân mà ngân hàng cung cấp. Nó cho biết xem ngân hàng có tạo ra được thu hút đối với khách hàng hay không, đồng thời cũng giúp đánh giá khả năng hoạt động của ngân hàng trong việc thiết kế và cung cấp sản phẩm mới của mình cho khách hàng.

Một ngân hàng có định hướng mở rộng hoạt động cho vay KHCN luôn đầu tư nghiên cứu và phát triển các sản phẩm cho vay KHCN sao cho đa dạng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Sự đa dạng hoá được thể hiện thông qua số lượng sản phẩm, sự khác biệt của mình trên thị trường cho vay KHCN qua các thời kỳ. Khi các loại hình cho vay được gia tăng thì sẽ thoả mãn nhiều hơn nhu cầu, mong muốn của khách hàng, qua đó cũng thể hiện hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng đang được đầu tư mở rộng.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động

a) Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay khách hàng cá nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc Quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, nợ quá hạn được định nghĩa “là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được ngân hàng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ”.

hồi gốc và lãi sẽ gặp nhiều khó khăn và có thể dẫn đến mất vốn. Do đó nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng, nó phản ánh những rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt. Trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, ngân hàng thường xem xét đến tỷ lệ nợ quá hạn để đo lường chất lượng tín dụng.

Tỷ lệ nợ quá hạn cho

vay KHCN năm (t) =

Dư nợ quá hạn cho vay KHCN năm (t) x 100% Tổng dư nợ cho vay KHCN năm (t)

Các ngân hàng đều mong muốn hạ tỷ lệ này xuống đến mức thấp nhất bởi lẽ nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ ngân hàng đang có khả năng gặp nhiều rủi ro. Một tỷ lệ nợ quá hạn thấp tạo cơ sở an toàn và ổn định cho việc phát triển hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng.

b) Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay khách hàng cá nhân

Nợ xấu là các khoản nợ tính từ nhóm 3 đến nhóm 5, trong đó bao gồm cả những món nợ mà khách hàng bị đánh giá là mất khả năng trả nợ.

Tỷ lệ nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ cũng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu cho vay

KHCN năm (t) =

Nợ xấu cho vay KHCN năm (t) x 100% Tổng dư nợ cho vay KHCN năm (t)

Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ chất lượng hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng càng cao, khả năng thu hồi nợ càng được đảm bảo.

c) Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trong cho vay khách hàng cá nhân

Nợ có khả năng mất vốn là các khoản nợ thuộc nhóm 5, ngân hàng không thu hồi được vốn và phải trích lập dự phòng là cao nhất.

Tỷ lệ nợ mất vốn trong cho vay KHCN năm (t) =

Nợ mất vốn trong cho vay KHCN năm (t) x 100% Tổng dư nợ cho vay KHCN năm (t)

Ngân hàng cũng luôn muốn giữ tỷ lệ này ở mức thấp để giảm thiểu rủi ro phải đối mặt trong tương lai gần trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của mình.

d) Tỷ lệ khách hàng cá nhân có nợ quá hạn

có nợ quá hạn năm (t) Tổng số KHCN năm (t)

Sử dụng tỷ lệ này để đánh giá chất lượng khách hàng cá nhân, cũng như đánh giá hiệu quả trong việc ra quyết định cho vay của ngân hàng.

Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn là thấp, chứng tỏ chất lượng khách hàng của ngân hàng cao, và khả năng thẩm định khách hàng trước khi cho vay được đảm bảo, tạo tiền đề phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân một cách bền vững.

1.2.3.2. Chỉ tiêu định tính

a) Phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Cho vay khách hàng cá nhân được xem là đòn bẩy kích thích tăng trưởng cầu hàng hoá. Hoạt động này thúc đẩy luân chuyển vốn trong nền kinh tế, nâng cao sức mua của người tiêu dùng, kích thích nền sản xuất phát triển, từ đó nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá trong nước.

b) Tạo công ăn việc làm trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Cho vay khách hàng cá nhân đã tạo nguồn vốn để người dân phát triển sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh, ngành nghề, tạo công ăn việc làm, nâng cao nguồn thu nhập, nâng cao đời sống.

c) Góp phần xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Có vốn vay người nghèo có điều kiện phấn đấu vươn lên làm chủ cuộc sống, thoát nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn mới.

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cánhân của ngân hàng thương mạinhân của ngân hàng thương mại nhân của ngân hàng thương mại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.4.1. Nhân tố khách quan

Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô a) Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế và sự biến động của nó có thể tạo ra cơ hội cũng như thách thức đối với ngân hàng trong việc mở rộng cho vay khách hàng cá nhân.

Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định thì mức sống của người dân sẽ tăng lên, tâm lý người dân lạc quan hơn vào tương lai nên nhu cầu tiêu dùng và

đầu tư kinh doanh vì thế cũng tăng lên, tạo điều kiện phát triển hoạt động cho vay của các ngân hàng. Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, tình trạng thất nghiệp diễn ra ở nhiều nơi, thu nhập của người dân có xu hướng giảm thì họ có tâm lý tiết kiệm, hạn chế chi tiêu hay đầu tư kinh doanh, từ đó làm giảm cơ hội mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng.

b)Môi trường chính trị- pháp luật

Môi trường chính trị pháp luật là nhân tố bao gồm tình hình chính trị quốc gia, hệ thống pháp luật, tính đầy đủ thống nhất của các văn bản dưới luật, gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí. Các yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng, nó tác động đến tính trật tự, ổn định, và là hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Nếu môi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật đồng bộ và được thực hiện một cách nghiêm minh sẽ tạo điều kiện để hoạt động cho vay KHCN được diễn ra thông suốt, hạn chế những rủi ro có thể phát sinh làm tổn hại đến các bên tham gia đến quan hệ tín dụng và cả nền kinh tế.

Nếu môi trường chính trị biến động, hệ thống pháp luật không đồng bộ, việc thực thi pháp luật không nghiêm sẽ gây tâm lý bất an cho toàn xã hội, vừa tạo điều kiện cho tiêu cực phát triển, vừa gây khó khăn cho việc mở rộng hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

c)Môi trường văn hoá- xã hội

Môi trường văn hoá, xã hội bao gồm các yếu tố về nhân khẩu học, các yếu tố thuộc về tâm lý, thói quen, phong tục tập quán,...nó chi phối hành vi của cá nhân, và ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng.

Yếu tố về nhân khẩu học đó là các yếu tố về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn của người dân,... Nếu một xã hội với dân

số trẻ, có nghề nghiệp và thu nhập ổn định, trình độ dân trí cao thì sẽ có nhu cầu về tài chính nhiều hơn, những người này sẵn sàng mạo hiểm hơn trong các quyết định tài chính của mình, điều này tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng phát triển.

Ngoài ra các yếu tố về tâm lí, thói quen, phong tục tập quán cũng ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của người tiêu dùng. Tại Việt Nam, người dân có thói quen tiết kiệm để tiêu dùng trong tương lai, họ ít có tư tưởng đi vay để thoả mãn các nhu cầu hiện tại. Chính điều này một phần làm hạn chế khả năng mở rộng cho vay KHCN của các NHTM Việt Nam. Điều này lại diễn ra trái ngược ở Mĩ, khi người dân có xu hướng tiết kiệm một phần rất nhỏ trong tổng thu nhập của mình vì thế mà hoạt động tín dụng cá nhân, đặc biệt là cho vay tiêu dùng tại Mĩ rất phát triển.

d)Môi trường công nghệ

Công nghệ được xem là một trong những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các NHTM. Ngân hàng cần phải nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại, nắm bắt triển khai kịp thời vào hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động cho vay KHCN.

Nếu có một môi trường công nghệ hiện đại và đồng bộ sẽ tạo điều kiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH THÁI BÌNH (Trang 31)